Đức đàm phán mua vaccine Sputnik V của Nga
Đức đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Nga về việc mua vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V mà không đợi hành động phối hợp của Liên minh châu Âu (EU).
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin trên, các quan chức Chính phủ Đức đang thảo luận hợp đồng đặt mua vaccine Sputnik V với Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) – đơn vị tài trợ phát triển loại vaccine này. Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn trước đó cho biết nước này sẵn sàng tự tiến hành đàm phán với Nga mà không có 26 quốc gia thành viên còn lại của EU nếu việc này có thể giúp Đức đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc mua vaccine vẫn phải phụ thuộc vào sự phê duyệt của Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA).
Bang Bavaria, miền Nam nước Đức, cho biết bang này đã ký ý định thư mua 2,5 triệu liều vaccine Sputnik V nếu loại vaccine này được EMA phê duyệt. Bang Mecklenburg-Western Pomerania, miền Đông nước Đức, cũng đặt mua 1 triệu liều vaccine Sputnik V.
EMA đang xem xét để cấp phép lưu hành vaccine Sputnik V tại 27 quốc gia thành viên của EU. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Spahn, Ủy ban châu Âu cho biết cơ quan này sẽ không ký hợp đồng mua vaccine Sputnik V như với các hãng dược phẩm khác như BioNTech, vì vậy Đức sẽ đàm phán song phương với Nga.
Đức bắt đầu chiến dịch tiêm chủng ngừa COVID-19 vào cuối tháng 12/2020 và hiện đang sử dụng vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech, AstraZeneca và Moderna. Loại thứ 4 là vaccine của hãng Johnson & Johnson dự kiến sẽ được lưu hành ở EU trong vài tuần tới.
Cho đến nay Đức vẫn phối hợp với EU trong việc mua vaccine. Việc triển khai chương trình tiêm vaccine tương đối chậm ở Đức hiện nay đã vấp phải dư luận chỉ trích trong nước khi nước này đang phải nỗ lực ngăn chặn làn sóng dịch bệnh thứ 3 diễn biến phức tạp. Đến nay, mới chỉ có 13% dân số Đức được tiêm liều vaccine đầu tiên, trong khi số ca nhiễm mới ghi nhận ngày 8/4 là hơn 20.000 ca và hơn 300 ca tử vong.
* Cùng ngày 8/4, RDIF đã yêu cầu Chính phủ Slovakia trả lại một lô vaccine gồm hàng chục nghìn liều Sputnik V để các nước khác sử dụng. Thông báo trên tài khoản Twitter của quỹ RDIF, các nhà phát triển vaccine Sputnik V cho biết yêu cầu này liên quan đến các vi phạm hợp đồng khác nhau, cụ thể là việc kiểm nghiệm vaccine do cơ quan quản lý dược phẩm Slovakia thực hiện.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, thông báo nhấn mạnh cơ quan quản lý dược phẩm Slovakia đã thử nghiệm vaccine Sputnik V trong một phòng thí nghiệm không thuộc mạng lưới các phòng thí nghiệm kiểm soát thuốc chính thức của EU.
Trước đó, RDIF đã yêu cầu Slovakia tiến hành thử nghiệm lại vaccine Sputnik V, song phải thực hiện ở phòng thí nghiệm được EU chứng nhận.
Tháng trước, Slovakia đã nhập khẩu 200.000 liều vaccine Sputnik V, theo đó trở thành quốc gia thứ 2 trong EU chấp thuận vaccine của Nga sau Hungary, mặc dù EMA chưa phê duyệt loại vaccine này. Tuy nhiên, Bộ Y tế Slovakia chưa cho phân phối ngay vaccine Sputnik V mà yêu cầu cơ quan quản lý dược phẩm thử nghiệm lại. Ngày 8/4, cơ quan quản lý dược phẩm SUKL của Slovakia cho biết lô vaccine Sputnik V mà nước này nhận được khác với mẫu mà các nhà khoa học quốc tế và EMA đang đánh giá.
Tuy nhiên, RDIF đã bác bỏ ý kiến trên của phía Slovakia. RDIF khẳng định mọi lô vaccine Sputnik V đều có chất lượng như nhau và được kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt tại Viện Gamaleya, nơi phát triển vaccine Sputnik V.
Nga nhập khẩu vaccine Sputnik V
Là "cha đẻ" của vaccine Sputnik V, Nga vẫn phải nhập khẩu sản phẩm này từ Hàn Quốc do các nhà máy trong nước không đủ nguồn cung.
Sputnik V được coi là thành tựu của Nga. Giới chức nước này dành nhiều lời khen ngợi cho loại vaccine đầu tiên được phê duyệt sử dụng trên thế giới. Nhiều nước thuộc Mỹ Latinh và châu Phi cũng chờ đợi các lô hàng từ Nga, gọi đây là giải pháp cho trình trạng thiếu hụt nguồn cung toàn thế giới.
Song trên thực tế, Nga đang phải nhập khẩu vaccine Sputnik V. Chính phủ đã ký hợp đồng sản xuất Sputnik với một công ty Hàn Quốc, dự kiến ký với một công ty khác của Ấn Độ. Quy mô nhập khẩu và các thỏa thuận không được tiết lộ, song chúng phần nào ảnh hưởng đến hình ảnh Nga muốn xây dựng. Trước đó, chính phủ khẳng định vai trò nhà sản xuất vaccine cho các nước thu nhập thấp hơn.
Số liều nhập khẩu dự kiến tăng lên trong những tháng tới, có thể giúp Nga vượt qua giai đoạn tiêm chủng chậm chạp. Tình trạng này cho thấy ngay cả những quốc gia phát triển vaccine thành công cũng phải nhập khẩu mới có đủ nguồn cung.
Tháng 12/2020, hai máy bay chở các lô Sputnik V rời Hàn Quốc đến Nga. Nhà sản xuất GL Rapha dự kiến gửi lô hàng khác trong những ngày tới. Các công ty Ấn Độ cũng có kế hoạch xuất khẩu vaccine sang Nga.
Đại sứ Ấn Độ tại Nga, ông Shri Varma, cho biết: "Chúng tôi có triển vọng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực sản xuất vaccine, sẽ có đợt triển khai Sputnik V lớn trong nước, cung ứng cho cả Ấn Độ, Nga và toàn thế giới". Hiện Nga ký kết 4 hợp đồng sản xuất với Ấn Độ.
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Sputnik V trên một chuyến tàu tại Tulun, Nga, để tiêm chủng, tháng 3/2021. Ảnh: Reuters
Năm ngoái, giới chức Nga cho biết nguồn cung từ nước ngoài có thể đáp ứng một phần nhu cầu trong nước. Song đến nay, chính quyền ít nhắc đến các thỏa thuận liên quan. Việc sản xuất vaccine ở Nga là câu chuyện khác.
Quá trình này khởi đầu chậm chạp, các nhà máy phải vật lộn nhiều tháng vào mùa thu năm ngoái để có được thiết bị công nghệ sinh học từ Trung Quốc. Nguồn cung bị thiếu hụt.
Tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin nói lượng Sputnik V đủ tiêm cho 8,9 triệu người đã được phân phối kể từ tháng 8 năm ngoái. Ngày 29/3, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp cho biết nguồn cung dự kiến tăng nhanh vào tháng 4, gấp đôi sau mỗi tháng.
Chiến dịch tiêm chủng ở Nga cũng chậm hơn hầu hết các nước châu Âu và châu Mỹ. Đến nay, khoảng 4,5% dân số được tiêm liều đầu tiên, so với 10% ở châu Âu và 26% ở Mỹ.
Điện Kremlin tuần trước lần đầu thừa nhận tình trạng khan hiếm vaccine. Đây là yếu tố khiến ông Putin quyết định hoãn tiêm phòng cho chính mình, tránh trường hợp người dân đổ xô đi chủng ngừa trước khi có đủ nguồn cung.
Tháng 1, khi ông Putin đủ điều kiện tiêm phòng theo quy định của Nga, phát ngôn viên chính phủ Dmitri S. Peskov cho biết "việc sản xuất vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu của các khu vực".
Chưa rõ lượng vaccine nhập khẩu có vai trò thế nào trong giải quyết bài toán khan hiếm nguồn cung, song nó ảnh hưởng đến vị thế của Nga trong bản đồ vaccine thế giới.
Giới chức từ trước đến nay vẫn chọn cách làm nổi bật công tác xuất khẩu vaccine Nga trong mắt bạn bè quốc tế. Trang web của Sputnik V tuyên bố đây là "loại vaccine cho cả nhân loại".
Hơn 20 quốc gia đã bắt đầu tiêm chủng bằng Sputnik V, trong đó có Argentina, Hungary, Bolivia, Algeria... Giới chức Nga cho biết hầu hết lượng vaccine ở nước ngoài sẽ do công ty Hàn Quốc hoặc sắp tới là Ấn Độ đáp ứng.
Một lô vaccine Sputnik V được chuyển đến Mexico City tháng 3/2021. Ảnh: AFP
Nhưng chủ nghĩa dân tộc vaccine tại các nước đủ khả năng sản xuất lại đang gia tăng. Ấn Độ, nơi có các nhà máy lớn nhất thế giới, đã ngừng xuất khẩu gần như toàn bộ 2,4 triệu liều vaccine do số ca nhiễm tăng vọt trên khắp đất nước. Liên minh châu Âu cũng ban hành luật khẩn, hạn chế xuất khẩu vaccine AstraZeneca ra ngoài khối.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi đây là "dấu chấm hết cho sự ngây thơ" của EU, khối có năng lực sản xuất đáng kể song đã liều lĩnh xuất khẩu nhiều vaccine ra thế giới, dù số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng.
Mỹ và Anh đều phải nhập khẩu vaccine nghiên cứu trong nước, song sản xuất tại nước ngoài. Nga nhập khẩu vaccine Sputnik V từ Hàn Quốc vào tháng 12, khi nước này mở rộng nhóm đủ điều kiện tiêm chủng. Nhà sản xuất GL Rapha không tiết lộ về quy mô của các lô hàng nói trên. Công ty dự kiến cung cấp khoảng 150 triệu liều Sputnik V trong năm nay.
Đức, Pháp, Italy tiếp tục tiêm vaccine AstraZeneca Đức, Pháp, Italy và nhiều nước châu Âu khác quyết định tiếp tục sử dụng vaccine Covid-19 của AstraZeneca, hôm 18/3. Quyết định đưa ra sau khi Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) và Anh tuyên bố vaccine an toàn, hiệu quả và không gây ra tình trạng đông máu. Các ca tử vong sau tiêm vaccine đã khiến hơn 10 quốc...