Đức cũng hai mặt với Nga?
Đức dường như đang chơi trò mèo vờn chuột với Nga trong vấn đề trừng phạt của EU
Nghị sĩ Đức ép Thủ tướng Merkel cải thiện quan hệ với Nga
Mới đây, hơn 100 nhà khoa học, luật sư, thành viên các phong trào vì hòa bình và cả các nghị sỹ Quốc hội Đức đã ký vào bức thư công khai gửi đến Chính phủ và Thủ tướng Đức Angela Merkel với lời kêu gọi cần nhanh chóng phát triển các mối quan hệ thân thiện với Nga và từ bỏ các hành động gia tăng sự hiện diện quân sự tại khu vực Đông Âu và Baltic.
“Nhân dịp lễ kỷ niệm lịch sử ngày 22/6/2016, chúng tôi sẽ có đề xuất đến Thủ tướng Angela Merkel và Chính phủ Đức: chỉ có chính sách hợp tác, cùng hiểu nhau với Nga và việc giải quyết các cuộc xung đột, mâu thuẫn trên cơ sở của luật pháp quốc tế mới có thể mở ra các triển vọng cho tương lai hòa bình của châu Âu…
Nghị sĩ Đức ép Thủ tướng Merkel cải thiện quan hệ với Nga
Chúng tôi kêu gọi cần phải rút ra những bài học sâu sắc nhất, đáng sợ nhất từ tất cả các cuộc chiến để có thể nâng quan hệ Nga-Đức lên tầm cao mới”- nội dung bức thư công khai trên chỉ rõ.
Những người ký vào bức thư này khẳng định, các mối liên kết về kinh tế có vị trí quan trọng hàng đầu đối với cả Nga và Đức. Vì vậy, thay vì xây dựng các căn cứ tên lửa ở Đông Âu và đưa binh sỹ Đức đến sát biên giới nước Nga, Berlin cần nỗ lực để củng cố các thể chế an ninh tập thể, ví dụ như OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu).
“Trong một văn kiện giữa Nga và NATO được ký kết tại Paris ngày 27/5/1997, NATO cam kết sẽ không bố trí lực lượng quân sự thường trực của mình ở Đông Âu. Tất cả các bên của thỏa thuận này đều thừa nhận rằng họ không phải là đối thủ của nhau và an ninh của tất cả các quốc gia trong cộng đồng châu Âu-Đại Tây Dương là không thể tách rời. Cần phải quay lại với các cam kết này để trong tương lai trung hạn, chính sách cấm vận kinh tế lẫn nhau sẽ được xóa bỏ”- nội dung thư nêu rõ.
Đức đang chơi trò mèo vờn chuột với Nga?
Bức thư của hơn 100 nhà khoa học, luật sư, thành viên các phong trào vì hòa bình và cả các nghị sỹ Quốc hội Đức gửi đến chính phủ nước này diễn ra ngay sau khi Berlin cùng các thành viên khác của EU đi đến thống nhất gia hạn lệnh trừng phạt Nga thêm 6 tháng. Giới phân tích cho rằng dường như Đức đang cố tình đùa giỡn với điện Kremlin với những quan điểm thiếu nhất quán trong lệnh trừng phạt của EU.
Thực tế ngày 21/6 vừa qua, các đại sứ của 28 nước thành viên Liên minh EU đã nhất trí sẽ kéo dài lệnh trừng phạt kinh tế Nga đến hết tháng 1/2017 nhằm gây sức ép với Moskva về vấn đề khủng hoảng tại Ukraine.
Video đang HOT
Đức đang chơi trò mèo vờn chuột với Nga?
Về phần mình, Thủ tướng Đức Merkel vẫn kiên quyết rằng, lệnh trừng phạt Nga chỉ được gỡ bỏ khi thỏa thuận hòa bình ở Ukraine được tuân thủ hoàn toàn.
Phát biểu bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 đang diễn ra tại thành phố Ise-Shima, Nhật Bản, hồi cuối tháng 5 vừa qua, bà Merkel cho rằng, G7 chưa có kế hoạch bãi bỏ các biện pháp cấm vận chống Nga liên quan đến cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.
“Còn quá sớm để xóa bỏ những biện pháp cấm vận nhằm vào Nga và G7 sẽ không thay đổi lập trường”, bà Merkel nói.
Dù lập trường của nhà lãnh đạo Đức kiên quyết như vậy, nhưng trong nội bộ giới chức nước này cũng xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều xung quanh quyết định gia tăng trừng phạt đối với điện Kremlin.
Trong lần phát biểu mới đây với báo chí, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cho rằng, EU nên dần gỡ bỏ trừng phạt Nga do tiến trình hòa bình ở Ukraine đang có tín hiệu tốt đẹp.
“Trừng phạt không phải là kết thúc. Chúng ta nên đưa ra một vài sư khích lệ nhằm đạt được thay đổi. Trừng phạt Nga nên được gỡ bỏ dần khi một phần của thỏa thuận Minsk được thực hiện. Cách tiếp cận kiểu “được ăn cả ngã về không” đang không cho thấy sự hiệu quả”, ông Steinmeier nhận định.
Ngoại trưởng Đức phủ nhận hoàn toàn việc ông đứng về phía Điện Kremlin khi cho biết, những xung đột lớn cần có nhiều cách nhìn nhận giải pháp khác nhau.
Lời đề nghị này đã từng được ông Steinmeier đưa ra tại thủ đô Tallinn của Estonia hôm 27/5.
“Tôi hy vọng trước khi kết thúc tháng 6 sẽ có tiến triển, và từ đó chúng tôi sẽ xem xét khả năng giảm trừng phạt từng bước một, hoặc giữ nguyên các biện pháp hiện có. Mục tiêu của chúng tôi không phải duy trì trừng phạt mà là giải quyết xung đột”, ông Steinmeier nhấn mạnh.
Với những tuyên bố đối lập trên có thể thấy rằng Đức đang thể hiện cách hành xử 2 mặt khó hiểu khi biến Nga thành trò đùa trong các tuyên bố về gia tăng trừng phạt của EU.
Trung Dũng (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Hai mặt trái ngược của vũ khí Nga - Mỹ
Trong khi vũ khí Nga ngày càng hoàn thiện và đắt khách thì sản phẩm quốc phòng Mỹ cho thấy thực tế ngược lại và liên tiếp gặp vận đen.
Vận đen của Mỹ
Theo CBS News, hai chiếc tiêm kích F/A-18 Super Hornet thuộc căn cứ ở Virginia đã bất ngờ đâm vào nhau lúc 10h40 ngày 26/5 (giờ địa phương) ở ngoài khơi vùng biển North Carolina.
Bốn thành viên phi hành đoàn đã được đưa tới bệnh viện để điều trị vết thương sau tai nạn, người phát ngôn cho biết. Tuy nhiên, hiện tại chưa rõ mức độ nghiêm trọng của vết thương, người phát ngôn Hải quân Mỹ Ensign Mark Rockwellpate tuyên bố đồng thời cho biết thêm, giới chức năng sẽ tiến hành điều tra để tìm ra nguyên nhân vụ tai nạn.
Tiêm kích F/A-18 tiếp dầu trên không.
Trong khi đó, thông báo từ Lực lượng tuần tra biển của Mỹ cho biết, hai máy bay này đã đâm vào nhau sau đó lao xuống biển. Hai trong số 4 thành viên phi hành đoàn được tàu cá cứu vớt, sau đó tất cả đều được đưa lên trực thăng của Lực lượng tuần tra biển để di chuyển tới bệnh viện.
Không chỉ liên tiếp gặp nạn trong mấy năm gần đây (gần 10 vụ gặp nạn từ năm 2013), tiêm kích F/A-18 Super Hornet còn khá lận đận trên con đường chinh phục khách hàng dù nhà sản xuất rất tích cực quảng bá Super Hornet tới các khách hàng tiềm năng và cho đến nay đã thu về nhiều kết quả khác nhau.
Cụ thể, Boeing tìm đến Ấn Độ và Brazil để chào mời phương án thay thế lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ 4. Song cuối cùng, New Delhi đã mua tiêm kích Rafale của Pháp, còn Brazil lựa chọn chiến đấu cơ Gripen của Thụy Điển.
Trong khi đó, Phần Lan, Ba Lan và có lẽ là cả Kuwait đang cân nhắc Super Hornet cho chương trình thay thế máy bay chiến đấu của họ. Tuy nhiên nhìn chung, Boeing đang chật vật tìm kiếm đơn hàng cho Super Hornet. Các đơn đặt hàng mẫu máy bay này đã giảm sút kể từ khi chiếc Super Hornet cuối cùng được chuyển giao cho Úc vào năm 2011.
Thời gian sau đó, các phiên bản mới chủ yếu được giới thiệu làm phương án thay thế cho các máy bay đang hoạt động trong kho vũ khí của Mỹ và Úc. Ngoài ra, Super Hornet, cùng với "người tiền nhiệm" F/A-18 Hornet chủ yếu được dùng để "lấp chỗ trống" cho tới khi Úc triển khai mẫu tiêm kích F-35 mà họ đang mòn mỏi mong chờ.
Mặc dù nước này đã đặt hàng thêm máy bay EA-18G Growler, biến thể tác chiến điện tử của Super Hornet vào năm 2017 nhưng đây không phải là giải pháp khả thi cho Boeing trong dài hạn. Tại khu vực Thái Bình Dương, có 2 quốc gia đang trở thành thị trường tiềm năng cho Super Hornet. Malaysia đang trong quá trình tìm kiếm chiến đấu cơ mới để thay thế 10 chiếc MiG-29 từ thời Liên Xô.
Do F-35 vượt quá mức giá cho phép của Kuala Lumpur nên những ứng viên chính trong cuộc cạnh tranh này sẽ là Dassault Rafale, Eurofighter Typhoon, Gripen C/D, Su-35 và cuối cùng là F/A-18 Super Hornet. Song theo Aviaion Week, khung thời gian của chương trình này không có lợi cho Boeing.
Malaysia chưa đưa ra quyết định về mẫu máy bay tương lai trong khi ông Dan Gillan, giám đốc chương trình Super Hornet của Boeing cho biết công ty này phải sớm quyết định có tiếp tục duy trì dây chuyền sản xuất Super Hornet hay không.
Nói cách khác, để tiếp tục làm ứng viên trong gói thầu của Malaysia và những khách hàng khác, Super Hornet cần nhận được những đơn hàng khác nữa. Tuy nhiên, tìm kiếm khách hàng là vấn đề đặc biệt khó khăn với Boeing lúc này.
Tiêm kích Su-35S.
Thành công của Nga
Trong khi Mỹ lận đận trên con đường chinh phục khách hàng và "bóng ma" gặp nạn ám ảnh thì vũ khí Nga đang ngày càng hoàn thiện và chiếm thị phần lơn hơn. Tổng thống Nga Putin đã từng đánh giá rằng, các thiết bị quân sự của Nga đã "trả thi" xuất sắc ở Syria.
Thử thách nghiêm trọng đối với kỹ thuật quân sự hiện đại của Nga, trước hết là các trang thiết bị không quân, chính là thực tế sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật này trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố ở Syria - Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định hồi tháng 2/2016.
Tổng Tư lệnh tối cao Vladimir Putin nhận xét rằng những mẫu vũ khí mới vừa nhập vào hệ trang bị của quân đội Nga "đã được vận hành tích cực, thường xuyên rà soát kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu tại các binh chủng và đơn vị trong các cuộc tập trận, thao diễn, huấn luyện".
Do đó, kỳ thi nghiêm khắc với các công nghệ hiện đại đặc biệt là kỹ thuật máy bay chính là thực tế sử dụng để chiến đấu hiệu quả chống bọn khủng bố ở Syria, và lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga đã hoàn thành xuất sắc "bài kiểm tra" khả năng ở Syria - nguyên thủ quốc gia Nga tuyên bố.
Theo_Báo Đất Việt
Cuộc sống địa ngục khi lấy phải chồng "hai mặt" Cay đắng, tủi nhục, chị thấy chị chẳng bằng một con ở, và tệ hơn, lúc này, chị chẳng bằng một ả gái làm tiền. Từ khi sinh ra tới nay, tròn 25 tuổi đầu, chị chưa từng tự quyết định bất cứ việc gì cho bản thân. Mọi thứ có trong cuộc sống của chị đều do bố mẹ chị sắp xếp....