Đức công bố ‘chính sách đối ngoại nữ quyền’
Ngày 2/3, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock công bố các hướng dẫn chính sách đối ngoại nữ quyền mới nhằm đảm bảo tất cả mọi người “có quyền đại diện và tiếp cận các nguồn lực như nhau”.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Ngoại trưởng Baerbock, chính sách này tập trung vào việc xem xét và hỗ trợ nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái trong các quyết định đối ngoại, với mục tiêu là xóa bỏ nạn phân biệt đối xử, từ đó thúc đẩy xã hội ổn định hơn. Bà nhấn mạnh chính sách đối ngoại nữ quyền xuyên suốt tất cả hành động chính sách đối ngoại của Đức, từ viện trợ nhân đạo đến các biện pháp ổn định, sứ mệnh hòa bình cũng như chính sách giáo dục và văn hóa đối ngoại. Người đứng đầu ngành ngoại giao Đức nêu rõ xã hội không thể công bằng hơn, nếu không có sự tham gia của phụ nữ, vốn được coi là một nửa thế giới.
Theo bản hướng dẫn chính sách đối ngoại nữ quyền, dài 88 trang, trong thời gian tới, Đức sẽ dành hơn 90% quỹ dự án mới cho các dự án toàn cầu nhằm thúc đẩy bình đẳng giới. Hãng tin DPA cho biết con số này rơi vào khoảng 64% trong năm 2021.
Video đang HOT
Bản hướng dẫn cũng nêu rõ Đức sẽ vận động để đảm bảo các mối lo ngại của phụ nữ được chú trọng hơn trên thế giới, theo đó phụ nữ có tiếng nói hơn và các quỹ phát triển của đất nước được phân bổ nhiều hơn cho các dự án giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới. Chính phủ Đức cũng sẽ vận động để tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong tiến trình hòa bình, bởi điều này đã được chứng minh là giúp tăng cơ hội đạt được nền hòa bình lâu dài. Bản hướng dẫn cũng bao gồm cả mục tiêu đạt được bình đẳng giới trong và ngoài nước, đặc biệt tại văn phòng đối ngoại của Đức, nơi hiện chỉ 26% số Đại sứ là nữ giới.
Chính sách đối ngoại nữ quyền do Chính phủ Thụy Điển khởi xướng năm 2014. Đến nay, khoảng hơn 30 quốc gia, trong đó có Chile, Mexico, Tây Ban Nha, Pháp, đã cam kết thực hiện chính sách này. Động thái trên của Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu, được cho là đem đến động lực mới cho phong trào thúc đẩy chính sách đối ngoại nữ quyền.
Theo định nghĩa chung nhất, chính sách đối ngoại nữ quyền coi bình đẳng giới là yếu tố xuyên suốt của mọi nội dung phân tích và hành động liên quan đến chính sách đối ngoại của một quốc gia. Chính sách này giúp phụ nữ và trẻ em gái được bảo vệ khỏi bạo lực và có quyền được tham gia các quyết định chính trị, cũng như được cung cấp đầy đủ nguồn lực để đạt được những mục tiêu này.
Berlin cảnh báo sẽ 'phản ứng quyết đoán' sau khi Iran tuyên án tử hình một công dân Đức
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock cho biết Chính phủ nước này sẽ có hành động đáp trả việc Iran kết án tử hình một công dân Đức gốc Iran vì cáo buộc "tham nhũng".
Bộ trưởng Ngoại giao Đức Annalena Baerbock. Ảnh: Politico
Theo mạng tin EURACTIV.de (Đức), hôm 21/2, một Tòa án ở Tehran đã kết án tử hình Jamshid Sharmahd, 67 tuổi, tuyên ông này phạm tội "tham nhũng", một hành vi mà các nước phương Tây cáo buộc Iran thường gán cho "những người bất đồng chính kiến".
"Án tử hình không chỉ tàn nhẫn, không có nhân đạo và phiên tòa chưa bao giờ cho thấy sự công bằng", bà Baerbock nói trong một tuyên bố được đưa ra sau đó cùng ngày, đồng thời cho biết thêm rằng bước này sẽ "gây ra phản ứng mạnh mẽ" từ Berlin.
Chính phủ Đức đã nhiều lần bênh vực ông Sharmahd, mặc dù Ngoại trưởng Baerbock cho biết "những nỗ lực tích cực của Chính phủ Đức đã bị Iran phớt lờ khi quyền tiếp cận lãnh sự và cả quyền tham dự ngày xét xử đã nhiều lần bị từ chối".
Bà Baerbock cũng kêu gọi Tehran "sửa bản án cho phù hợp và kiềm chế không áp dụng án tử hình".
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Baerbock không đưa ra bất kỳ chi tiết nào về phản ứng chính xác của Đức kèm theo và không nói về việc coi lực lượng Vệ binh cách mạng của Iran là một tổ chức khủng bố - một bước đi mà các đại diện phe đối lập đã nhiều lần kêu gọi.
Theo lời kể của gia đình, ông Sharmahd bị lực lượng an ninh Iran bắt giữ vào giữa năm 2020 tại Dubai. Con gái của ông, Gazelle Sharmahd, đã nhiều lần kêu gọi Thủ tướng Đức Olaf Scholz và các thành viên chính phủ khác cố gắng ngăn chặn hoặc ít nhất là trì hoãn việc hành quyết ông.
Nhiều trang web ở Đức bị tin tặc tấn công Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, truyền thông Đức ngày 25/1 đưa tin trang web của nhiều sân bay, giao diện trực tuyến của Chính phủ liên bang Đức cũng như trang web của Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã bị tin tặc tấn công. Nhóm tin tặc có tên "Killnet" đã nhận thực hiện các vụ tấn công này. Tin tặc đã...