Đức coi đối thoại với Trung Quốc là giải pháp chính tháo gỡ bất đồng
Theo ông Heiko Maas, châu Âu cần đối thoại với Trung Quốc trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc của mình.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 29/05 cho biết, Liên minh châu Âu (EU) cần có một chiến lược tiếp cận chung trong quan hệ với Trung Quốc, đồng thời coi việc đối thoại với Trung Quốc là giải pháp then chốt để gỡ bỏ bất đồng, thay vì theo đuổi việc trừng phạt.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. Ảnh: DW.
Nhận định trên được Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đưa ra trong buổi họp báo sáng ngày 29/5 tại thủ đô Berlin, một ngày sau khi Trung Quốc thông qua dự luật liên quan đến vấn đề an ninh ở Hong Kong.
Theo ông Maas, châu Âu có lợi ích tại Trung Quốc và ngược lại, Trung Quốc cũng có lợi ích tại châu Âu. Vì thế, châu Âu cần đối thoại với Trung Quốc trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc của mình.
Video đang HOT
“Luôn luôn có những thảo luận đòi trừng phạt ngay lập tức. Nhưng tôi nghĩ quá khứ đã chỉ ra, rằng điều quan trọng hơn tất cả là phải đối thoại với Trung Quốc, theo cách mà châu Âu có thể vừa đề cập đến các lo ngại cũng như các nguyên tắc của mình, và để xem đối thoại có thể dẫn tới đâu”, ông Heiko Maas nói.
Hiện tại, sau khi Trung Quốc thông qua dự luật về an ninh tại Hong Kong, nhiều nước phương Tây đã lên tiếng phản đối. Tuy nhiên, khác với Mỹ, đa số các nước châu Âu muốn thể hiện lập trường cứng rắn với Trung Quốc thông qua đối thoại để tác động đến Trung Quốc chứ không theo đuổi chiến lược trừng phạt.
Tại châu Âu, Đức là nước có quan hệ thương mại lớn nhất với Trung Quốc và cũng được coi là đối tác châu Âu được Trung Quốc coi trọng nhất. Trong thời điểm hiện nay, quan điểm của chính phủ Đức đối với Trung Quốc sẽ có tác động lớn đến phản ứng của châu Âu với Trung Quốc, không chỉ vì Đức là cường quốc kinh tế số 1 châu Âu mà còn vì Đức sẽ là nước sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu trong nửa sau năm 2020.
Trước phản ứng của một số nước châu Âu vài ngày qua về vấn đề Hong Kong, các đại diện ngoại giao của Trung Quốc tại châu Âu luôn nhấn mạnh, Hong Kong là của Trung Quốc, vấn đề Hong Kong là vấn đề nội bộ của Trung Quốc, các quốc gia khác không có quyền can thiệp vào vấn đề này./.
Libya: GNA nhận lời tham dự hội nghị quốc tế tại Đức
Theo Liên hợp quốc, hội nghị tại Berlin được tổ chức nhằm chấm dứt sự can thiệp của lực lượng nước ngoài cũng như sự chia rẽ quốc tế về vấn đề Libya.
Lực lượng GNA tại Tripoli. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 16/1, người đứng đầu Chính phủ Đoàn kết dân tộc (GNA) được Liên hợp quốc công nhận tại Libya, ông Fayez al-Sarraj đã chấp nhận lời mời tham dự hội nghị quốc tế về tình hình Libya, dự kiến diễn ra tại Berlin (Đức) cuối tuần này.
Văn phòng của ông al-Sarraj nêu rõ trong cuộc họp với các sỹ quan quân đội cấp cao của GNA ở Tripoli, nhà lãnh đạo này xác nhận phái đoàn của GNA sẽ có mặt tại Berlin để tham dự hội nghị vào ngày 19/1 tới.
Trong khi đó, người đứng đầu lực lượng Quân đội Quốc gia Libya ( LNA) ở miền Đông nước này, Tướng Khalifa Haftar vẫn chưa chính thức xác nhận có tham dự hội nghị tại Berlin hay không.
Mặc dù vậy, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết Tướng Haftar đã chấp nhận tham dự hội nghị tại Berlin cũng như ủng hộ một lệnh ngừng bắn tại Libya.
Theo Liên hợp quốc, hội nghị tại Berlin được tổ chức nhằm chấm dứt sự can thiệp của lực lượng nước ngoài cũng như sự chia rẽ quốc tế về vấn đề Libya.
Nước chủ nhà Đức đã mời đại diện 11 quốc gia, trong đó có Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, tới tham dự hội nghị. Cho tới nay, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chấp nhận lời mời tham dự hội nghị tại Berlin.
Đầu tuần này, phái đoàn của hai bên đối địch ở Libya đã tiến hành đàm phán tại Moskva nhằm đi đến một thỏa thuận ngừng bắn dưới sự trung gian của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên sau đó, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Tướng Haftar đã rời khỏi thủ đô Moskva mà không ký kết thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt 9 tháng xung đột tại thủ đô Tripoli sau khi lực lượng LNA phát động tấn công vùng lãnh thổ này./.
Theo Lê Ánh (TTXVN/Vietnamplus.vn )
Đức đề xuất biện pháp củng cố NATO Ngày 20-11, tại Hội nghị Ngoại trưởng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đã đề xuất thành lập một nhóm chuyên gia mới để "trẻ hóa" NATO nhằm củng cố tư duy chính trị của NATO. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg và Ngoại trưởng Đức Heiko Maas (từ...