Đức có thể khiến Apple và Google thay đổi cách bán điện thoại
Apple và Google có thể gặp khó nếu đề xuất nâng thời gian cung cấp bản vá bảo mật thiết bị lên 7 năm của Chính phủ Đức được thông qua.
Người dùng điện thoại thông minh đều muốn nhận bản cập nhật nhanh nhất và được hỗ trợ nâng cấp phần mềm trong thời gian dài. Khi hiệu suất của thiết bị được cải thiện trên những phiên bản phần mềm mới, khách hàng không cần đổi điện thoại thường xuyên nữa. Chính điều này được cho là giúp giảm thiểu lượng chất thải sinh ra từ việc sản xuất thiết bị mới.
Vì vậy, Chính phủ Đức đã đề xuất một chính sách yêu cầu các hãng kéo dài thời gian hỗ trợ phần mềm cũng như sửa chữa của thiết bị thêm nhiều năm.
Video đang HOT
Apple và Google có thể gặp khó nếu đề xuất cập nhật phần mềm 7 năm của Chính phủ Đức được thông qua.
Trong khi Liên minh châu Âu đang xem xét đề xuất các công ty phải cập nhật bảo mật trong 5 năm cho các sản phẩm, Chính phủ Đức gần đây đã gửi yêu cầu nới rộng thời gian này lên 7 năm.
Điều này không đồng nghĩa với việc các bản cập nhật iOS và Android mới phải được cung cấp liên tục qua các năm. Nhưng đề xuất bao gồm những điều khoản bắt buộc nhà sản xuất cung cấp linh kiện thay thế có giá phải chăng trong thời gian này. Yêu cầu này được đưa ra với mục đích giảm thiểu sự lãng phí thiết bị điện tử.
Trong khi đó, nhóm vận động Digital Europe với sự tham gia của hơn 80 công ty công nghệ lớn đề nghị Liên minh châu Âu đặt giới hạn bản vá bảo mật ở 3 năm. Theo nhóm này, đây là thời gian cung cấp bản cập nhật bảo mật tiêu chuẩn đang được áp dụng với các sản phẩm của Samsung, Google hay OnePlus.
Trong khi đó, Apple dù nổi tiếng với việc cập nhật phần mềm lâu dài cho các dòng iPhone cũng khó lòng đạt được yêu cầu của Đức. Chiếc iPhone 6 ra đời vào năm 2013 đã không được nâng cấp lên iOS 13 vào năm 2019. Vòng đời của sản phẩm dừng ở mức 6 năm.
Bên cạnh đó, đề xuất của chính phủ Đức về cơ bản là chưa có tiền lệ trong ngành điện thoại di động. Dù 7 năm là thời gian thường có ở hệ điều hành dành cho máy tính. Ví dụ như Microsoft ra mắt Window 8 vào năm 2012, nhưng phiên bản Window 7 vẫn tiếp tục nhận được các bản vá bảo mật đến tháng 1/2020.
Điều này có vẻ là một tin vui cho người dùng khi sản phẩm có tuổi thọ lâu hơn và khách hàng tiết kiệm được chi phí mua thiết bị mới. Tuy nhiên, trang Android Police cho rằng đây có thể là một hành động để thu hút sự ủng hộ của một số chính trị gia trong cuộc bầu cử đang diễn ra tại Đức. Nhưng kể cả khi đề xuất 7 năm của Đức không được thông qua, Liên minh Châu Âu khả năng cao sẽ ban hành chính sách 5 năm bản vá bảo mật vào năm 2023.
Đức điều tra Apple
Apple là hãng công nghệ lớn thứ tư đối mặt với cuộc điều tra chống độc quyền tại Đức.
Cơ quan chống độc quyền Đức cho biết đã mở cuộc điều tra Apple để xem "ông lớn" này có lợi dụng sức mạnh thị trường hay không. Nhà chức trách sẽ xác định liệu Apple có "tầm quan trọng tối cao trên các thị trường", cản trở cạnh tranh không.
Theo ông Andreas Mundt, Chủ tịch Văn phòng Chống độc quyền Đức (FCO), trọng tâm của cuộc điều tra là hoạt động của App Store do trong nhiều trường hợp, nó trao sức mạnh cho Apple để gây ảnh hưởng đến bên thứ ba.
Nhờ luật chống độc quyền vừa được cải cách, FCO sử dụng quyền lực mới để mở các cuộc điều tra vào Google, Facebook và Amazon vì thực hành dữ liệu người dùng. Cơ quan cũng tiết lộ đang cân nhắc các hoạt động tố tụng tiếp theo với Apple do nhận được khiếu nại về những hành vi phản cạnh tranh của hãng. Trong đó, "táo khuyết" bị tố ưu đãi bản thân khi cài sẵn ứng dụng tự phát triển trên thiết bị.
Người phát ngôn Apple khẳng định App Store mang đến cơ hội như nhau cho tất cả nhà phát triển ứng dụng Đức. Công ty sẽ thảo luận với FCO và đối thoại cởi mở về bất kỳ lo ngại nào
Big Tech và 'đấu trường' hộ chiếu vaccine điện tử Triển khai công cụ giúp người dùng chứng minh đã tiêm vaccine có thể là cơ hội để Big Tech tỏa sáng sau thất bại với ứng dụng truy vết năm ngoái. Giới phân tích nhận định, các ứng dụng sử dụng Bluetooth để phát hiện tiếp xúc gần đã không đạt được kết quả mong đợi, dù được triển khai ở nhiều...