Đức chuẩn bị điều một lữ đoàn đồn trú vĩnh viễn gần Kaliningrad
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hôm 26/6 thông báo, nước này sẽ điều khoảng 4.000 quân tới đồn trú vĩnh viễn tại Lithuania, quốc gia láng giềng với Nga, nhằm bảo vệ sườn Đông của liên minh.
Đức hiện dẫn đầu nhóm tác chiến của NATO ở Lithuania với một tiểu đoàn khoảng 1.500 quân. Ảnh: EU today.
Phát biểu trong chuyến thăm thủ đô Vilnius của Lithuania, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorious nhấn mạnh: “Đức sẵn sàng điều một lữ đoàn hùng mạnh tới Lithuania để đóng quân lâu dài và việc đầu tiên phải làm chính là xây dựng các cơ sở tiếp nhận binh sĩ cũng như trang bị phương tiện cần thiết”.
Theo ông Boris Pistorious, việc triển khai kế hoạch có thể mất vài tháng. Tuy nhiên, điều này phản ánh rằng, Đức luôn giữ vững cam kết với tư cách là thành viên có trách nhiệm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – đầu tàu kinh tế châu Âu, nhằm đứng lên bảo vệ sườn Đông của liên minh.
Được biết, kế hoạch triển khai quân của Đức cần phù hợp với các kế hoạch mà NATO vạch ra gần đây về cách đối phó với các mối đe dọa ở phía Đông. Các kế hoạch quân sự dự kiến sẽ được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng tới.
Đức hiện dẫn đầu nhóm tác chiến của NATO ở Lithuania với một tiểu đoàn khoảng 1.500 quân. Hồi tháng 6/2022, Đức tuyên bố có khả năng gửi một lữ đoàn từ 3.000 – 5.000 quân tới Lithuania trong vòng 10 ngày nếu xảy ra kịch bản quốc gia Baltic bị tấn công.
Video đang HOT
Trước đó, Vilnius đã nhiều lần kêu gọi Berlin triển khai thêm binh sĩ trên lãnh thổ của mình, nơi có chung biên giới với Kaliningrad ở phía Tây Nam và Belarus ở phía Đông.
Theo giới quan sát, Kaliningrad là vùng lãnh thổ có tầm quan trọng to lớn, được ví như “tàu sân bay không thể chìm” của Nga giữa lòng NATO. Là một căn cứ quân sự, khu vực này có ý nghĩa chiến lược và là khu vực quan trọng với Nga trong việc hình thành khu vực chống tiếp cận, chống xâm nhập tại khu vực biển Baltic. Năm 2020, Nga nâng cấp lữ đoàn bảo vệ khu vực này thành sư đoàn.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức đánh giá khả năng Ukraine giành lại Crimea và Donbass
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius đã không chắc chắn về khả năng Ukraine đạt được mục tiêu giành lại Crimea và Donbass.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius (bên trái) và người đồng cấp Ukraine, Aleksey Reznikov (bên phải), chụp ảnh cùng mô hình xe tăng Leopard 2 của Đức vào ngày 7/2 tại Kiev. Ảnh: AFP
Theo đài RT (Nga), phát biểu với tờ Bild của Đức hôm 7/2 trong chuyến thăm chính thức tới thủ đô của Ukraine, khi được hỏi liệu Kiev có thể khôi phục quyền kiểm soát đối với tất cả các vùng lãnh thổ thuộc biên giới của đất nước được thành lập sau năm 1991 hay không, ông Pistorius cho rằng "rất khó" để xác định liệu Kiev có thể giành lại Crimea và Donbass hay không.
Dù không dự đoán trước kết quả, ông Pistorius đã hoan nghênh sự dũng cảm của lực lượng Kiev, đồng thời tuyên bố rằng Berlin sẽ hỗ trợ Ukraine hết khả năng của mình. Quan chức này cũng tuyên bố rằng việc phương Tây tiếp tục ủng hộ Kiev sẽ là chìa khóa quyết định kết quả của cuộc xung đột với Nga.
Ông nói: "Đây là một cuộc chiến tranh tiêu hao dữ dội. Có những tổn thất vô cùng lớn".
Khi được hỏi liệu ông có giữ nguyên quan điểm trước đó cho rằng Ukraine phải chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga hay không, ông Pistorius trả lời: "Tất nhiên là có!".
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức, tương tự khả năng giành lại các vùng lãnh thổ cũ của Ukraine, triển vọng đàm phán hòa bình giữa Moskva và Kiev vẫn chưa chắc chắn.
Ông Pistorius cũng xác nhận cam kết của Berlin về việc cung cấp cho Kiev 14 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2A6 vào cuối tháng 3 tới. Ngoài ra, nước này cũng sẽ bắt đầu huấn luyện binh sĩ Ukraine sử dụng phương tiện này trong tương lai gần.
Bộ Quốc phòng và Kinh tế Đức cùng ngày cho biết nước này đã phê duyệt xuất khẩu tới 187 xe tăng Leopard 1 cho Ukraine. Việc giao xe tăng Leopard 1 sẽ mất nhiều thời gian hơn do cần phải tân trang lại tại hai cơ sở công nghiệp. Song giới truyền thông cho rằng do nhiều xe tăng sẽ phải tháo rời để lấy các bộ phận trong quá trình tân trang, vì vậy số lượng thực tế bàn giao cho Kiev chắc chắn sẽ thấp hơn.
Quan chức quốc phòng hàng đầu của Đức nhấn mạnh ông coi việc cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine trong những tháng tới là rất quan trọng. Đồng thời, ông cũng đặt câu hỏi về tính hữu dụng tiềm năng của tàu ngầm tại chiến trường Ukraine, trong bối cảnh Kiev liên tục yêu cầu phương Tây viện trợ loại vũ khí này.
Về phần mình, phản ứng trước kế hoạch cung cấp xe tăng và các vũ khí hạng nặng khác cho Ukraine của các quốc gia phương Tây, hôm 7/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu cảnh báo rằng động thái này về cơ bản sẽ kéo các nước NATO vào cuộc xung đột và có thể dẫn đến sự leo thang khó lường".
"Mỹ và các đồng minh đang cố gắng kéo dài cuộc xung đột trong thời gian lâu nhất có thể. Vì mục đích này, họ đang cung cấp vũ khí tấn công hạng nặng và công khai kêu gọi Ukraine giành lại các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát. Những động thái như vậy thực sự đang lôi kéo các nước NATO vào cuộc xung đột và cuối cùng có thể dẫn đến sự leo thang khó lường", ông Shoigu nói.
Ông Shoigu cảnh báo quân đội Nga sẽ "tiếp tục nghiền nát" tất cả vũ khí và thiết bị do phương Tây cung cấp cho Ukraine cả trên tiền tuyến lẫn dọc các tuyến đường vận chuyển.
Trước đó, các quan chức hàng đầu của Nga liên tục lập luận rằng việc phương Tây liên tục "bơm" vũ khí cho Ukraine chỉ nhằm kéo dài cuộc xung đột một cách không cần thiết.
Mỹ trừng phạt các trường đào tạo phi công có liên quan tới Trung Quốc Washington đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một học viện Nam Phi bị cáo buộc giúp Bắc Kinh tuyển dụng phi công phương Tây. Máy bay chiến đấu của Trung Quốc trong một cuộc diễn tập năm 2021. Ảnh: Getty Images Đài RT của Nga ngày 13/6 cho biết, Mỹ đã đưa vào "danh sách đen" một trường bay...