Đức chủ yếu xuất khẩu vũ khí sang các đối tác gần gũi và Ukraine
Theo thống kê, trong năm 2022, chính phủ Đức đã cấp phép xuất khẩu số vũ khí trị giá 8,36 tỷ euro sang các nước đối tác gần gũi và Ukraine.
Binh sỹ Đức gác bên hệ thống tên lửa phòng không Patriot. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Báo cáo mới của Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức chỉ ra các quốc gia đối tác gần gũi và Ukraine là trọng tâm xuất khẩu vũ khí của nước này trong năm 2022.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, số liệu sơ bộ của Bộ Kinh tế và bảo vệ khí hậu Đức cho thấy trong năm 2022, chính phủ nước này đã cấp phép xuất khẩu số vũ khí trị giá 8,36 tỷ euro (8,86 tỷ USD), thấp hơn tổng lượng vũ khí xuất khẩu năm 2021 (9,35 tỷ euro).
Video đang HOT
Phần lớn trong số này (7,54 tỷ euro, chiếm 90% tổng giá trị xuất khẩu) được xuất khẩu sang các nước đối tác gần gũi và Ukraine. Cụ thể, riêng số vũ khí xuất khẩu sang Ukraine trị giá khoảng 2,24 tỷ euro.
Ukraine cũng là nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Đức trong năm 2022.
Các vị trí tiếp theo trong danh sách các nhà nhập khẩu vũ khí lớn của Đức lần lượt là Hà Lan, Mỹ, Anh.
Theo Quốc vụ khanh Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu Đức Sven Giegold, danh sách các quốc gia nhập khẩu vũ khí Đức trong năm đầu nhiệm kỳ Thủ tướng Olaf Scholz cho thấy chính sách xuất khẩu vũ khí hiện tại của Berlin chủ yếu hướng tới các đối tác gần gũi.
Chính phủ Đức cũng đã cam kết hợp tác nhiều hơn với các đối tác ở châu Âu trong lĩnh vực này.
Trên cơ sở thỏa thuận liên minh của 3 đảng là đảng Dân chủ xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ tự do (FDP), Chính phủ Đức đang xây dựng luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí.
Lần đầu tiên trong lịch sử nước Đức, việc kiểm soát xuất khẩu vũ khí được quy định rõ ràng trong luật.
Đức bác bỏ yêu cầu của Ba Lan về việc bồi thường chiến tranh
Bộ Ngoại giao Ba Lan ngày 3/1 cho biết phía Đức đã chính thức bác bỏ yêu cầu của Vácsava về việc bồi thường thiệt hại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, ước tính lên tới 1.300 tỷ euro (1.400 tỷ USD).
Adolf Hitler quan sát binh lính Đức Quốc xã hành quân vào Ba Lan. Ảnh minh họa: Sputnik
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ba Lan, Chính phủ Đức cho rằng vấn đề bồi thường thiệt hại thời chiến đã khép lại và Berlin không có ý định đàm phán về vấn đề này. Bộ Ngoại giao Ba Lan khẳng định sẽ tiếp tục yêu cầu Đức bồi thường về "việc xâm lược và chiếm đóng" trong giai đoạn 1939-1945.
Cũng trong ngày 3/1, Ba Lan đã kêu gọi Liên hợp quốc (LHQ) ủng hộ nỗ lực của nước này trong việc đòi bồi thường thiệt hại trong chiến tranh.
Kể từ khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước năm 2015, đảng Luật pháp và Công lý cầm quyền ở Ba Lan (PiS) đã đấu tranh cho vấn đề này, cho rằng Đức có "nghĩa vụ đạo đức" phải bồi thường cho Ba Lan. Tháng 9/2022, Ba Lan ước tính thiệt hại tài chính do Chiến tranh Thế giới thứ hai gây ra đối với nước này là 1.300 tỷ euro và đã gửi công hàm chính thức tới Berlin yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, Chính phủ Đức đã nhiều lần bác bỏ đề nghị này, cho rằng Ba Lan đã chính thức từ bỏ các yêu cầu như vậy trong một hiệp định ký năm 1953.
Trong một cuộc họp báo chung với Ngoại trưởng Ba Lan Zbigniew Rau hồi tháng 10/2022, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock thừa nhận những nỗi đau dai dẳng mà nước này đã gây ra tại Ba Lan trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, song khẳng định vấn đề bồi thường đã khép lại.
Số liệu thống kê cho thấy khoảng 6 triệu người Ba Lan, trong đó có 3 triệu người gốc Do Thái, đã bị sát hại trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và thủ đô Vácsava của nước này đã bị san phẳng vào năm 1944, khiến khoảng 200.000 dân thường thiệt mạng.
Chính phủ Đức muốn thu hút thêm lao động nước ngoài Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng Đức nên thu hút thêm lao động nước ngoài và tạo điều kiện tốt hơn cho phụ nữ và người lớn tuổi làm việc để tránh tình trạng thiếu nhân lực, đồng thời tránh cuộc khủng hoảng trong hệ thống lương hưu công trong những năm tới. Công nhân làm việc tại công trường ở Stuttgart,...