Đức cho phép Ukraine tấn công bên trong lãnh thổ Nga
Thủ tướng Olaf Scholz cho biết Đức đã quyết định cho phép Ukraine tấn công vùng lãnh thổ Nga giáp khu vực Kharkov bằng vũ khí do Berlin cung cấp, nhằm ngăn chặn bước tiến của Moskva quanh thành phố này.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại một hội nghị ở Berlin. Ảnh: AFP/TTXVN
“Cần phải làm gì đó với Kharkov để ngăn Nga sử dụng biên giới làm lá chắn bảo vệ”, ông Scholz nói với các phóng viên trong cuộc họp báo được phát sóng trên kênh truyền hình Phoenix của Đức hôm 24/7.
Theo Thủ tướng Scholz, Đức cũng sẽ sớm tạo điều kiện viện trợ quân sự cho Ukraine thông qua các cơ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại thành phố Wiesbaden của nước này.
“Tại Washington, NATO đã quyết định rằng việc phối hợp hành động của nhiều quốc gia sẽ không còn được thực hiện tại căn cứ Ramstein của Mỹ nữa, mà là tại các cơ sở của NATO mà không cần NATO phải làm gì cả. Điều này rất quan trọng”, ông Scholz giải thích.
Ông Scholz cũng lên tiếng ủng hộ các sáng kiến hòa bình có sự tham gia của Nga. Ông tái khẳng định rằng Đức không có kế hoạch tham gia vào cuộc đối đầu trực tiếp với cường quốc Á – Âu này.
“Đức sẽ không điều quân đến Ukraine. Berlin sẽ không bắn hạ máy bay và tên lửa của Nga bằng phi công và máy bay chiến đấu Đức. Không, chúng tôi sẽ không làm điều đó và chúng tôi sẽ không cho phép vũ khí của mình tấn công sâu vào lãnh thổ Nga”, ông Scholz nói thêm.
Video đang HOT
Cuối tháng 5, người phát ngôn Nội các Đức Wolfgang Buchner cũng đã xác nhận rằng Berlin sẽ cho phép Kiev sử dụng vũ khí do Đức cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga giáp với khu vực Kharkov.
Ông Buchner cam kết Berlin sẽ không tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine mặc dù đã cung cấp vũ khí cho Kiev.
Người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết Berlin và các đồng minh phương Tây nhất trí rằng Kiev có thể sử dụng vũ khí phương Tây để tấn công lãnh thổ Nga ở gần Kharkov.
Tháng 6, Tổng thư ký NATO sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg cho liên minh này sẽ thành lập một trung tâm chỉ huy NATO tại Wiesbaden để phối hợp đào tạo, viện trợ trang thiết bị cho Ukraine và hỗ trợ cho sự phát triển lâu dài của lực lượng vũ trang Kiev.
Trong những tháng gần đây, giao tranh đã leo thang xung quanh thành phố Khakov khi Ukraine tiến hành các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga từ khu vực này. Moskva cam kết sẽ đáp trả các cuộc tấn công của Kiev.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cuối tháng 5 cảnh báo các nước phương Tây cần hiểu rằng việc Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga sẽ khiến xung đột leo thang và dẫn đến “hậu quả nghiêm trọng”.
“Sự leo thang liên tục này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng”, Tổng thống Putin nói và nhấn mạnh đại diện của các nước NATO, đặc biệt là ở châu Âu, phải nhận thức được “họ đang chơi trò gì”.
Tuyên bố mới nhất của TTK NATO về quyền tấn công các mục tiêu ở Nga của Ukraine
Tổng Thư ký (TTK) NATO Jens Stoltenberg cho rằng Ukraine có quyền theo luật pháp quốc tế tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp ở Liên bang Nga để tự vệ.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg phát biểu tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson ngày 7/6/2024. Ảnh cắt từ clip do Reuters phát
Ngày 7/6, Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), ông Jens Stoltenberg đã có mặt ở Stockholm trong chuyến thăm Thuỵ Điển - nước thành viên mới nhất của liên minh quân sự này.
Phát biểu trong một cuộc họp báo chung cùng ngày với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại một căn cứ quân sự gần Stockholm, ông Stoltenberg cho rằng quyền tự vệ cũng bao gồm quyền tấn công các mục tiêu quân sự hợp pháp trên lãnh thổ của bên tấn công, bên gây hấn, mà trong trường hợp này là Nga.
Sau khi một số nước phương Tây, trong đó có Mỹ, bật đèn xanh cho Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, trong một cuộc họp báo hiếm hoi với các hãng tin nước ngoài hôm 5/6, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đã chỉ trích việc phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine,
Ông Putin nói: "Chuyển vũ khí tới vùng chiến sự luôn luôn là việc làm tồi tệ. Thậm chí còn hơn thế nếu như những quốc gia chuyển giao vũ khí không chỉ cung cấp vũ khí mà còn kiểm soát chúng. Đây là bước đi rất nghiêm trọng và rất nguy hiểm".
Nhà lãnh đạo Nga đặc biệt chỉ trích Đức, cho biết khi những chiếc xe tăng đầu tiên do Đức cung cấp "xuất hiện trên đất Ukraine, nó đã gây ra một cú sốc về đạo đức ở Nga" vì di sản của Thế chiến thứ hai.
Theo ông Putin, có nhiều tên lửa (do Đức cung cấp) tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga thì "điều này chắc chắn sẽ phá hủy quan hệ Nga-Đức" và tạo ra "những tổn thất không thể phục hồi".
Để đáp trả, Tổng thống Putin cho biết trước hết Nga sẽ cải thiện hệ thống phòng không của mình để tiêu diệt tên lửa phương Tây, đồng thời úp mở khả năng Nga cung cấp vũ khí tầm xa cho các khu vực trên thế giới, từ đó giáng những đòn nhạy cảm vào các quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Nhà lãnh đạo Nga nói: "Nếu ai đó cho rằng có thể cung cấp vũ khí như vậy cho vùng chiến sự để tấn công lãnh thổ của chúng tôi và gây rắc rối cho chúng tôi, thì tại sao chúng tôi không có quyền cung cấp vũ khí cùng loại cho các khu vực trên thế giới, nơi sẽ xảy ra các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở nhạy cảm của các nước (phương Tây) đó".
Ông Putin cho rằng nếu những quốc gia cung cấp vũ khí cho Ukraine tham gia vào cuộc chiến chống lại Liên bang Nga thì Moskva có quyền hành động theo cách tương tự.
"Nhìn chung, nó dẫn đến một số vấn đề nghiêm trọng", nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, nhưng cũng khẳng định Moskva không dung dưỡng "các tham vọng đế quốc", đồng thời bác bỏ những cáo buộc về việc Nga có ý đồ tấn công các quốc gia thành viên của NATO.
Ukraine hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm tấn công vào lãnh thổ Nga Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksandr Lytvynenko hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng vũ khí tầm xa do nước này cung cấp cho Kiev để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga và giúp ngăn chặn cuộc tấn công mới có thể xảy ra sắp tới của Moskva. Lực lượng...