Đức chi hơn 4 tỉ USD mua hệ thống chống tên lửa Arrow 3 của Israel
Hệ thống Arrow 3 sẽ là thành phần của dự án phòng không chung “ Lá chắn bầu trời châu Âu” của EU, được thúc đẩy từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Hôm 28/9, trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Israel Yoav Gallant, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết, trước đó cùng ngày Berlin đã ký kết thỏa thuận mua hệ thống tên lửa phòng không di dộng siêu thanh Arrow 3 do Israel sản xuất, gọi đây là “thời khắc lịch sử” đối với cả hai nước.
Arrow 3 sẽ là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ chung của châu Âu trước các cuộc tấn công trên không.
Theo Bộ Quốc phòng Israel, thỏa thuận trị giá khoảng 3,3 tỉ euro (3,5 tỉ USD), là thương vụ lớn nhất từ trước đến nay của ngành công nghiệp quân sự nước này.
Trong khi Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Israel Aerospace Industries (IAI- nhà sản xuất Arrow 3 của Israel), Boaz Levy, thỏa thuận hoàn chỉnh sẽ có giá trị gần 4 tỉ euro (4,23 tỉ USD).
Hệ thống phòng không Arrow 3 tại căn cứ không quân Hatzor, Israel ngày 3/3/2018. Ảnh: Ben Hartman/ Contributor.
Hệ thống Arrow 3 sẽ giúp “phòng không Đức sẵn sàng cho tương lai.”, ông Pistorius tuyên bố.
Video đang HOT
Đức đã dẫn đầu nỗ lực tăng cường hệ thống phòng không của NATO ở châu Âu sau khi xảy ra cuộc chiến Ukraine vào năm ngoái, kêu gọi các đồng minh cùng nhau trang bị các hệ thống phòng thủ có tính chất răn đe.
Berlin đã thiết lập một quỹ trị giá 100 tỉ euro nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước.
“Từ các cuộc tấn công hàng ngày của Nga vào Ukraine, chúng ta có thể thấy phòng không quan trọng nhường nào.”, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức lưu ý.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (bên trái) và người đồng cấp Israel Yoav Gallant tại Bộ Quốc phòng Đức ở Berlin ngày 28/9. Ảnh: Tobias Schwarz/AFP.
Trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Israel Gallant nói, thỏa thuận sẽ giúp tạo dựng một tương lai an toàn hơn.
Trong sự kiện ký thỏa thuận, người đứng đầu Bộ Quốc phòng Đức và Israel cũng đã ký một bản ghi nhớ tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Hệ thống Arrow 3 tầm xa, được thiết kế để bắn hạ tên lửa trong bầu khí quyển Trái đất, đủ khả năng để cung cấp lớp bảo vệ tầng trên cho các quốc gia láng giềng thuộc Liên minh Châu Âu.
Giám đốc Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel Moshe Patel tuyên bố, Arrow 3 sẽ bảo vệ toàn bộ nước Đức và các vùng lân cận.
Israel thử nghiệm hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow 3 ngày 28/7/2019. Nguồn: IDF.
Hệ thống Arrow 3 được Israel và Mỹ hợp tác phát triển và thương vụ đã được Washington phê duyệt vào tháng 8.
Arrow 3 lần đầu tiên được triển khai tại một căn cứ không quân của Israel vào năm 2017, để đối phó với các cuộc tấn công từ Iran và Syria.
Cho đến nay, 18 quốc gia châu Âu đã tham gia dự án phòng không chung của Đức trong sáng kiến “Lá chắn bầu trời châu Âu”, hình thàng từ tháng 8/2023, với thành phần gồm các hệ thống tầm ngắn, tầm trung và tầm xa, bao gồm Iris-T của Đức, Patriot của Mỹ và Arrow 3.
Berlin cho biết họ dự kiến hệ thống Arrow 3 sẽ được giao trước cuối năm 2025.
Đức thúc đẩy thương vụ mua hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Israel
Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv dẫn nguồn tin truyền thông Israel ngày 10/6 đưa tin Đức đang xúc tiến kế hoạch mua hệ thống chống tên lửa đạn đạo Arrow 3 của Israel trị giá 4,3 tỷ USD.
Hệ thống phòng không Arrow 3 của Israel. Ảnh: Novinite
Bộ Tài chính Đức đã gửi đề nghị tới Quốc hội liên bang nhằm chấp thuận khoản tạm ứng lên đến 600 triệu USD để đảm bảo thỏa thuận giữa Berlin với Chính phủ Israel vào cuối năm 2023. Từ hơn một năm qua, Đức đã cố gắng mua hệ thống phòng thủ tên lửa tầm trung Arrow 3 của Israel. Đến tháng 4 vừa qua, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và người đồng cấp Đức Olaf Scholz đã nhất trí tiến hành các cuộc đàm phán cường độ cao nhằm thúc đẩy thương vụ này và đang chờ khoản đặt cọc để tiến tới ký hợp đồng chính thức.
Arrow 3 là một dự án hợp tác chung giữa Cơ quan Phòng thủ tên lửa thuộc Bộ Quốc phòng Israel và Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ. Hệ thống này cho phép đánh chặn tên lửa đạn đạo ngay ở ngoài bầu khí quyển Trái Đất hoặc chủ động đánh chặn các đầu đạn hạt nhân, sinh học, hóa học, hay đầu đạn thông thường ngay gần vị trí phóng của các loại vũ khí này. Để được phép xuất khẩu sang Đức, phía Israel cần phải xin Mỹ chấp thuận.
Kể từ năm ngoái, Đức đã tăng cường đáng kể năng lực phòng không. Theo giới chức Berlin, hệ thống Arrow 3 của Israel đang là một giải pháp tốt giúp hoàn thiện hệ thống phòng không đa tầng của quốc gia châu Âu.
Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập và Israel thảo luận về sự cố biên giới Bộ trưởng Quốc phòng Ai Cập, Tướng Mohamed Zaki, ngày 3/6 đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Israel, Yoav Gallant, nhằm thảo luận về sự cố vừa xảy ra ở khu vực biên giới giữa hai nước và các biện pháp ngăn chặn những vụ việc tương tự trong tương lai. Ảnh minh họa: AP Theo phóng viên TTXVN tại...