Đức cảnh báo số ca tử vong tăng mạnh nếu không phòng dịch quyết liệt
Ngày 18/4, Bộ trưởng Kinh tế liên bang Đức Peter Altmaier cảnh báo lệnh giới nghiêm phòng dịch COVID-19 nên được áp dụng nhất quán trên phạm vi toàn quốc, nếu không Đức sẽ có thêm hàng chục nghìn ca tử vong vì căn bệnh này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, phát biểu trên báo Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung, Bộ trưởng Altmaier cho rằng nếu Chính phủ Đức không thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt, hệ thống y tế của nước này có nguy cơ rơi vào tình trạng quá tải và sẽ có thêm hàng chục nghìn ca tử vong.
Ông Altmaier nhấn mạnh, trên thế giới, những nước ngăn chặn thành công làn sóng lây nhiễm dịch COVID-19 đều là những nước thực hiện các biện pháp phong tỏa triệt để. Ông đồng thời kêu gọi người dân hạn chế tiếp xúc xã hội và nghiêm túc tuân thủ các quy định phòng dịch.
Cảnh báo của Bộ trưởng Kinh tế Đức được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 ở nước này vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Theo số liệu của Viện Robert Koch (RKI), trong ngày 17/4, Đức ghi nhận 19.185 ca mắc mới và 67 ca không qua khỏi. Trên toàn nước Đức, tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày qua là 162,3 trên 100.000 dân. Tính từ đầu dịch đến nay, Đức có hơn 3,1 triệu ca mắc COVID-19 và 79.914 ca tử vong.
Video đang HOT
Hiện ở Đức ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng cần có các biện pháp chống dịch quyết liệt hơn. Một số bang của nước này đã thông báo kế hoạch áp đặt lệnh giới nghiêm nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan. Quốc hội Đức cũng đang thảo luận về dự luật Phòng chống lây nhiễm nhằm trao thêm quyền cho chính phủ liên bang áp đặt các biện pháp chống dịch nhất quán trên cả nước.
Để tưởng nhớ những người không qua khỏi vì đại dịch COVID-19, sáng 18/4, Chính phủ Đức đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm tại nhà thờ Kaiser Wilhelm ở Berlin. Tham dự buổi lễ có các nhà lãnh đạo cấp cao của Đức như Tổng thống liên bang Frank-Walter Steinmeier, Chủ tịch Hội đồng liên bang Reiner Haseloff, Chủ tịch Quốc hội liên bang Wolfgang Schuble, Thủ tướng liên bang Angela Merkel và Chủ tịch Tòa án Hiến pháp liên bang Stephan Harbarth.
Chính phủ Đức dự định kéo dài biện pháp hạn chế đến tháng 4
Chính phủ của Thủ tướng Đức Angela Merkel có kế hoạch kéo dài thời gian áp đặt các biện pháp hạn chế phòng dịch COVID-19 đến tháng 4 tới để kiểm soát làn sóng lây nhiễm thứ ba ở nước này.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo một biên bản ghi nhớ mà hãng tin AFP có được ngày 21/3, các biện pháp hạn chế sẽ được gia hạn đến một thời điểm chưa xác định trong tháng 4 do tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao ở thời điểm hiện tại, chủ yếu do các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Biên bản ghi nhớ này là cơ sở cho cuộc họp giữa Thủ tướng Merkel và thủ hiến các bang trong ngày 22/3 thảo luận cách thức tiến hành các bước tiếp theo sau khi các biện pháp hiện tại hết hạn vào ngày 28/3. Trước đó, ngày 3/3, chính phủ và chính quyền các bang của Đức đã quyết định thực hiện chiến lược nới lỏng phong tỏa theo 5 bước dựa trên số ca nhiễm. Tuy nhiên, việc nới lỏng sẽ bị hoãn lại nếu các địa phương có tỷ lệ lây nhiễm trên 100 ca/100.000 dân/7 ngày.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và tiến độ chậm chạp của chiến dịch tiêm chủng, ngày 20/3, các chính trị gia Đức đã kêu gọi các nhà lãnh đạo liên bang và bang lập tức hoãn việc nới lỏng hạn chế.
Tuy nhiên, hiện đa số người dân Đức phản đối việc thắt chặt các hạn chế tụ tập. Kết quả một cuộc khảo sát của Viện nghiên cứu dư luận YouGov cho thấy, ngay trước cuộc họp về kiểm soát dịch bệnh vào ngày 22/3, chỉ có 30% người Đức được hỏi ủng hộ việc tiếp tục siết chặt các biện pháp hạn chế, 23% ủng hộ việc duy trì các biện pháp hiện tại, 22% ủng hộ việc nới lỏng và 15% ủng hộ dỡ bỏ mọi hạn chế.
Theo số liệu của Viện dịch tễ Robert Koch công bố sáng 21/3, trong 24 giờ qua, các cơ quan y tế Đức ghi nhận 13.733 ca mắc mới COVID-19 và 99 ca tử vong. Tỷ lệ lây nhiễm hiện là 103,9 ca/100.000 dân/7 ngày.
* Chính phủ Israel đã dỡ bỏ quy định hạn chế số lượng hành khách xuất nhập cảnh tại sân bay sau khi Tòa án Tối cao nước này ra phán quyết rằng biện pháp có hiệu lực hai tháng trên là "vi hiến".
Các nhà hàng ăn uống, quán giải khát tại Israel đã nhộn nhịp trở lại, nhất là vào cuối tuần. Ảnh: Vũ Hội/TTXVN
Theo tuyên bố của Chính phủ Israel, ngày 20/3, nội các nước này đã quyết định dỡ bỏ biện pháp hạn chế số hành khách nhập cảnh tại sân bay quốc tế Ben Gurion ở mức 3.000 người/ngày. Quy định đo thân nhiệt hành khách tại lối vào các nhà ga và trước khi lên máy bay cũng bị hủy bỏ. Tuy nhiên, tuyên bố nhấn mạnh số lượng các chuyến bay đến và đi hằng ngày tại sân bay Ben Gurion vẫn sẽ bị hạn chế theo năng lực khai thác của sân bay cũng như nhu cầu duy trì các biện pháp giãn cách xã hội và thực hiện xét nghiệm.
Trước đó, ngày 8/3, Israel đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập cảnh đối với người nước ngoài sau gần 3 tháng áp đặt. Quyết định trên sẽ cho phép công dân nước ngoài nhập cảnh nếu đơn xin nhập cảnh của họ được ủy ban đặc biệt xét duyệt.
Tháng 3/2020, Israel đã cấm công dân nước ngoài nhập cảnh sau khi đại dịch COVID-19 bùng phát ở nước này. Kể từ tháng 7/2020, lệnh cấm đã từng bước được nới lỏng. Tuy nhiên, đến ngày 21/12/2020, lệnh cấm được áp đặt trở lại do số ca mắc COVID-19 gia tăng. Ngày 26/1 vừa qua, Israel đã đóng cửa sân bay quốc tế Ben Gurion để hạn chế sự lây lan các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Dịch COVID-19: Đức kiểm soát biên giới với Ba Lan Đức ngày 19/3 thông báo đưa quốc gia láng giềng Ba Lan vào danh sách các khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh COVID-19, đồng nghĩa người từ Ba Lan vào Đức phải xuất trình giấy chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính hoặc xét nghiệm kháng thể. Theo Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), quy định này có hiệu lực...