Đức cảnh báo chưa thể sớm kiểm soát đại dịch
Viện dịch tễ Robert Koch (RKI) của Đức ngày 5/2 cảnh báo nước này vẫn chưa thể sớm kiểm soát được đại dịch COVID-19 do sự nguy hiểm từ những biến thể mới. Trong khi đó, số ca tử vong từ đầu dịch đến nay đã vượt quá 60.000 người.
Một điểm điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Frankfurt, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh đang có những tranh luận về khả năng nới lỏng các biện pháp hạn chế từ giữa tháng này khi số ca nhiễm mới đang có chiều hướng giảm dần.
Chủ tịch RKI Lothar Wieler nhấn mạnh sự xuất hiện của các biến thể mới có tốc độ lây nhiễm cao đang là mối nguy thực sự cho công tác khống chế đại dịch của Đức và nước này chưa thể sớm kiểm soát được đại dịch do chưa khống chế được virus, nhất là trong bối cảnh xuất hiện thêm các biến thể khác từ Anh và Nam Phi.
Video đang HOT
Mặc dù hiện tại các biến thể này chưa bùng phát mạnh ở Đức, chỉ chiếm chưa đầy 6% số ca nhiễm, nhưng biến thể Anh đã xuất hiện tại 13/16 bang của nước này. Ông Wieler cảnh báo khả năng số ca nhiễm mới sẽ tăng lên khi các biến thể mới được phát hiện ngày càng nhiều hơn.
Đức đã phải thực hiện phong tỏa từng phần từ tháng 11/2020 với việc đóng cửa các nhà hàng, quán bar, các cơ sở thể thao và văn hóa. Sau đó một tháng, quy định này được áp dụng thêm với các trường học và các cửa hàng bán đồ không thiết yếu. Ngoài ra, Đức cũng thắt chặt quy định đeo khẩu trang và tăng cường làm việc tại nhà do lo ngại về các biến thể mới. Sau một thời gian áp dụng, các biện pháp này đã dần phát huy hiệu quả khi số ca nhiễm mới bắt đầu giảm trong 3 tuần trở lại đây. Tuy nhiên số ca tử vong thì vẫn ở mức cao với trung bình 800-900 ca/ngày.
Theo kế hoạch, Thủ tướng Đức Angela Merkel và thủ hiến các bang sẽ nhóm họp trực tuyến vào ngày 10/2 tới để thảo luận về các hạn chế chống dịch do có nhiều ý kiến lo ngại nới lỏng quá sớm các biện pháp phong tỏa sẽ gây ra mối nguy thực sự. Một số nguồn tin chưa chắc chắn cho biết có khả năng Đức sẽ tiếp tục kéo dài lệnh phong tỏa thêm 2 tuần, bắt đầu từ giữa tháng này.
Liên quan đến chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19, kể từ ngày 27/12 đến nay Đức đã tiêm được 2,98 triệu liều, trong đó 2,1 triệu người được tiêm mũi thứ nhất (chiếm 2,6% dân số) và hơn 800.000 người được tiêm đủ 2 mũi (chiếm 1% dân số).
Trong 24 giờ tính đến tối 5/2, nước Đức ghi nhận thêm gần 11.600 ca nhiễm mới và gần 780 ca tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 từ đầu dịch đến nay lên 60.888 người. Số ca mắc vẫn đang phải điều trị là trên 192.500 người.
Nga trục xuất nhân viên ngoại giao ba nước
Nga trục xuất các nhân viên ngoại giao Ba Lan, Thụy Điển và Đức vì tham gia biểu tình ủng hộ nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny.
Người dân tham gia biểu tình phản đối bắt giam nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny ở Moskva, Nga, hôm 2/2. Ảnh: Reuters,
Các nhà ngoại giao từ Thụy Điển, Đức và Ba Lan, bị trục xuất với cáo buộc tham gia các cuộc biểu tình bất hợp pháp hồi tháng trước để phản đối việc bắt giam nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nga hôm nay.
Moskva tuyên bố họ coi hành động của các nhà ngoại giao ba nước trên là điều "không thể chấp nhận". Nga yêu cầu các nhà ngoại giao bị trục xuất phải rời khỏi nước này "trong tương lai gần", song chưa nêu cụ thể thời gian.
Bộ ngoại giao Thụy Điển trước đó cũng xác nhận nhân viên ngoại giao của họ tại Nga đã nhận được thông báo trục xuất. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Thụy Điển cũng bác cáo buộc của Moskva rằng nhà ngoại giao của họ đã tham gia cuộc biểu tình ủng hộ Navalny.
Bộ Ngoại giao Ba Lan cùng ngày cho biết đã triệu tập Đại sứ Nga ngay sau quyết định trục xuất nhân viên ngoại giao của Moskva. "Phía Ba Lan hy vọng chính quyền Nga sẽ đảo ngược quyết định sai lầm này. Nếu không, Ba Lan sẽ tự thực hiện các động thái phù hợp", phía Ba Lan tuyên bố.
Thủ tướng Angela Merkel cũng lên án hành động của Nga và gọi đây là động thái khiến Nga tiếp tục xa rời chế độ pháp quyền. Lãnh đạo Đức tuyên bố sẽ coi quyết định trục xuất của Nga là "không thỏa đáng".
Động thái của Nga được thực hiện vài giờ sau khi quan chức giao hàng đầu của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell gặp Ngoại trưởng Sergei Lavrov tại Mokva, trong đó ông mô tả mối quan hệ của EU với Nga đang ở mức "thấp" sau khi Navalny bị bắt.
Hàng chục nghìn người dân Nga cuối tuần qua đã tham gia biểu tình tại nhiều thành phố lớn trên cả nước, yêu cầu giới chức thả tự do cho nhà hoạt động đối lập Navalny. Cảnh sát Nga được cho là đã bắt hơn 5.100 người tham gia biểu tình, trong đó khoảng 1.600 ở thủ đô Moskva, bao gồm cả Yuli, vợ của Nalavny. Tuy nhiên, Yuli đã được thả vài giờ sau phiên điều trần hôm 1/2 với cáo buộc tham gia biểu tình chưa được cấp phép.
Trước khi nổ ra cuộc biểu tình quy mô lớn, Nga cuối tháng trước đã cáo buộc đại sứ quán Mỹ tại Moskva công bố các tuyến đường trong cuộc biểu tình ủng hộ Navalny và yêu cầu nhà ngoại giao Mỹ giải thích. Đại sứ quán Mỹ tại Moskva sau đó tuyên bố đang theo dõi các cuộc biểu tình, thêm rằng Washington ủng hộ "quyền của tất cả mọi người được biểu tình hòa bình, tự do ngôn luận".
Bộ Nội vụ Nga trước đó đã cảnh báo người dân không tham gia các cuộc biểu tình trái phép. Luật liên bang Nga yêu cầu nhà tổ chức phải nộp đơn xin phép cho chính quyền địa phương ít nhất 10 ngày trước khi tiến hành biểu tình.
Navalny bị bắt hôm 17/1, ngay khi vừa về nước cùng vợ sau nhiều tháng điều trị tại Đức. Nhà hoạt động đối lập này và nhiều nước châu Âu cáo buộc Nga "đầu độc" ông bằng bằng chất độc thần kinh Novichok có từ thời Liên Xô, nhưng Moskva bác bỏ. Phiên tòa hồi đầu tuần đã quyết định chuyển án treo hai năm tám tháng với Navalny thành án tù giam.
Việc Nga bắt Navalny hứng chỉ trích từ Mỹ và các nước phương Tây. Tuy nhiên, Nga nhiều lần đáp trả, yêu cầu các lãnh đạo nước ngoài "tôn trọng luật pháp quốc tế" và "xử lý các vấn đề trong đất nước" của họ. Điện Kremlin cũng khẳng định sẽ không xem xét yêu cầu thả Navalny của các nước phương Tây bởi đây là vấn đề nội bộ.
Biden đóng băng lệnh rút quân của Trump Biden nói lệnh rút 12.000 quân khỏi Đức sẽ bị đình chỉ tới khi Lầu Năm Góc hoàn tất rà soát hiện diện quân sự của Mỹ trên toàn cầu. "Quyết định rút quân khỏi Đức sẽ bị đình chỉ đến khi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tiến hành đánh giá sự hiện diện của binh sĩ Mỹ khắp thế giới. Ông...