Đức căng thẳng nội bộ về cấp tên lửa Taurus cho Ukraine
Các chính trị gia Đức vẫn đang vật lộn giải quyết hậu quả sau khi Nga công bố đoạn ghi âm các sĩ quan cao cấp Đức bàn luận về việc cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine.
Sự chia rẽ trong liên minh cầm quyền càng trở nên đã rõ ràng.
Căng thẳng một lần nữa lại thể hiện rõ trong liên minh cầm quyền của Đức trong đầu tuần này khi tranh chấp kéo dài về việc gửi tên lửa Taurus tới Ukraine được khuếch đại bởi việc Nga đã chặn và công bố ghi âm cuộc trò chuyện về vấn đề này giữa các quan chức quân sự cấp cao của Đức.
Thủ tướng Olaf Scholz, một thành viên của Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), đã loại trừ việc chuyển giao tên lửa ở thời điểm hiện tại, nói rằng tầm bắn của Taurus quá xa và Đức có thể bị lôi kéo trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc chiến nếu Berlin cố cung cấp chúng cho Kiev.
Tuy nhiên, Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU/CSU) đối lập lại ủng hộ ý tưởng này và đang tiến hành một loạt cuộc bỏ phiếu tại quốc hội (Bundestag) để khuyến nghị nên cung cấp Taurus. Cuộc bỏ phiếu tiếp theo hiện được lên kế hoạch vào ngày 14/3.
Những nhân vật hàng đầu từ cả hai đối tác liên minh cấp dưới của SPD là Đảng Xanh và FDP, cũng đang lên tiếng ủng hộ ý tưởng trên hoặc một số đề xuất thay thế liên quan đến một trao đổi vũ khí với Vương quốc Anh.
Ngoại trưởng Anh David Cameron, người đã đến thăm Berlin vào tuần trước, dường như đã mở ra một cánh cửa thay thế cho ý tưởng chuyển giao tên lửa Taurus dường như đã bị khép lại. Ông đề xuất trong một cuộc phỏng vấn truyền thông với nhật báo Sddeutsche Zeitung của Đức rằng Berlin có thể gửi tên lửa Taurus tới Anh, đổi lại Anh gửi cho Ukraine thêm tên lửa Storm Shadow (có tầm bắn ngắn hơn và không thể vươn xa tới Nga từ Ukraine).
Đức đã đưa ra ý tưởng này từ nhiều tháng trước khi tranh cãi về Taurus bắt đầu, nhưng khi đó họ vấp phải phản ứng thờ ơ từ London.
Lãnh đạo đối lập Annalena Baerbock của Đảng Xanh, phát biểu trên truyền hình nhà nước vào cuối tuần qua rằng bà coi đề xuất của Thủ tướng Anh Cameron là một “lựa chọn”, nó không hoàn toàn phá vỡ quan điểm của Thủ tướng Đức Scholz nhưng ít nhất cũng đặt ra một giải pháp.
Video đang HOT
Đồng minh cùng đảng của bà, Omid Nouripour, cũng phát biểu tương tự hôm 11/3 trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình rằng “đây có thể là lựa chọn giúp chúng ta phá vỡ nút thắt”.
Đức gần đây cũng đã thuyết phục Thụy Sĩ bắt tay vào một chương trình trao đổi tương tự với những chiếc xe tăng Leopard do Đức sản xuất đã bị loại bỏ. Theo đó Thụy Sĩ đồng ý trả lại những chiếc xe tăng chưa sử dụng cho Đức, và đổi lại Berlin đảm bảo với Bern rằng họ sẽ gửi các loại xe khác từ kho của mình tới Ukraine.
Về sự cố rò rỉ thông tin với Nga, Ủy ban Quốc phòng của Quốc hội Đức đã triệu tập một phiên họp đặc biệt vào tối 11/3 để thảo luận về vụ việc và những bài học rút ra. Trong đoạn băng ghi âm dài 40 phút, 4 sĩ quan quân đội cấp cao của Đức đang thảo luận về các kịch bản có thể xảy ra nếu tên lửa Taurus được gửi tới Ukraine. Các cuộc điều tra đang diễn ra nhưng người ta tin rằng Nga đã có thể nghe lén được cuộc trò chuyện, có thể là sau khi một người tham gia đăng nhập với mã bảo mật không đầy đủ.
Các nghị sĩ dự định thẩm vấn Bộ trưởng Quốc phòng Boris Pistorius, Tổng tư lệnh quân đội Đức Carsten Breuer, và chủ tịch cơ quan tình báo quân đội Đức, Martina Rosenberg.
“Chúng tôi muốn biết làm thế nào điều này có thể xảy ra”, bà Marie-Agnes Strack-Zimmermann, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng, thành viên Đảng Dân chủ Tự do (FDP) trong liên minh cầm quyền, nói trước phiên họp.
Bà Strack-Zimmerman, nổi tiếng là người ủng hộ hàng đầu trong chính phủ liên minh về gửi thêm viện trợ cho Ukraine trong hai năm qua, cũng là quan chức cao cấp nhất có ý kiến trái chiều trong chính phủ. Bà đã ủng hộ đề xuất của đảng đối lập CDU gửi tên lửa Taurus tới Ukraine trong cuộc bỏ phiếu gần nhất.
Taurus là tên lửa hành trình tầm xa dành cho máy bay do Đức sản xuất, có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 500 km. Ảnh: EDR Magazine
Taurus là tên lửa hành trình tầm xa dành cho máy bay do Đức – Thụy Điển hợp tác sản xuất, có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 500 km. Với tầm bắn này, nếu được triển khai tại Ukraine, chúng có thể tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga.
Với đầu đạn nặng tới 480kg, Taurus có thể bắn trúng cả các mục tiêu lẻ như xe tăng, pháo, radar, sở chỉ huy, bệ phóng tên lửa và các mục tiêu lớn hơn như những đoàn xe quân sự, cụm sở chỉ huy, căn cứ quân sự, kho bãi. Hơn nữa, máy bay mang tên lửa không cần phải đi vào khu vực phòng không của đối phương.
Sau nhiều lần sửa đổi, Taurus được trang bị những tổ hợp kỹ thuật mới nhất – hệ thống định vị tự động, thiết bị nhận dạng mục tiêu, cảm biến bức xạ của kẻ thù, bẫy chống tên lửa. Đây là một trong những tên lửa hành trình tiên tiến nhất do châu Âu sản xuất. Ở một số khía cạnh, nó có thể so sánh với Storm Shadow của Anh – Pháp. Thậm chí với một số tiêu chí như cự ly, sức mạnh và nhắm mục tiêu theo nhiều lớp, nó còn vượt trội.
Một ưu điểm khác của Taurus là tên lửa này có thể bay ở độ cao chỉ 35 m khiến hệ thống radar gần như không thể phát hiện.
EU có thể gửi hàng tỉ USD tiền của Nga cho Ukraine vào mùa hè
Đợt đầu tiên trị giá hơn 3 tỷ USD có thể được giải ngân vào tháng 7, theo tờ Financial Times.
Châu Âu dự định chuyển tiền lãi từ tài sản đóng băng của Nga cho Ukraine. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT, tờ Financial Times ngày 12/3 đưa tin Ủy ban châu Âu đang thúc đẩy kế hoạch cấp cho Kiev tới 3 tỷ euro (3,2 tỷ USD) từ những khoản lợi nhuận tạo ra từ tài sản Nga bị EU phong tỏa, trong bối cảnh hỗ trợ tài chính từ Mỹ ngày càng suy yếu.
Bài báo cho biết Brussels đang nhanh chóng đưa ra quyết định thu giữ tiền lãi kiếm được từ các tài sản Nga được giữ tại công ty thanh toán bù trừ Euroclear, bắt đầu từ tháng 2 năm nay trở đi.
Tờ báo dẫn lời các quan chức EU cho biết, đợt tiền đầu tiên có thể được gửi tới Kiev sớm nhất là vào tháng 7 nếu Brussels có thể đảm bảo được sự chấp thuận của tất cả các thành viên trong khối. Đề xuất này dự kiến sẽ được đưa ra trước hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo EU vào tuần tới.
Phương Tây đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản nắm giữ của Ngân hàng Trung ương Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Ukraine hai năm trước. Công ty Euroclear có trụ sở tại Brussels nắm giữ khoảng 191 tỷ euro (205 tỷ USD) trong số đó và đã tích lũy gần 4,4 tỷ euro tiền lãi trong năm qua.
Theo báo cáo, Brussels sẽ giải ngân từ 2 - 3 tỷ euro tiền lãi do tài sản bị đóng băng tạo ra trong năm nay, tùy thuộc vào lãi suất. Các quan chức EU ước tính rằng tổng lợi nhuận thu được từ các quỹ của Nga do Euroclear nắm giữ có thể đạt 20 tỷ euro vào năm 2027.
Vấn đề khai thác tài sản của Nga ngày càng trở nên quan trọng kể từ khi gói viện trợ trị giá 60 tỷ USD của Mỹ cho Ukraine bị Quốc hội do đảng Cộng hòa lãnh đạo chặn lại, khiến Kiev phải tìm kiếm các nhà tài trợ thay thế.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tháng trước đã đề xuất sử dụng số tiền thu được để gửi vũ khí tới Ukraine thay vì tái thiết như kế hoạch ban đầu.
Quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell cũng cho biết hồi đầu tháng rằng khối có thể sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga để mua vũ khí cho Ukraine thông qua Cơ sở Hòa bình châu Âu, một cơ chế ngoài ngân sách được sử dụng để chuyển vũ khí cho Ukraine. Theo Financial Times, các thành viên khối hiện đang đàm phán về khoản tăng thêm 5 tỷ euro cho quỹ này, cũng như các lựa chọn đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.
Trong khi đó, một số nước phương Tây vẫn bị chia rẽ về việc dùng tài sản phong tỏa của Nga để viện trợ cho Ukraine. Trong khi Mỹ và Anh ủng hộ việc trực tiếp tịch thu tài sản, một số quốc gia thành viên EU, bao gồm cả Pháp và Đức, gần đây đã cảnh báo rằng động thái này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định tài chính và làm xói mòn niềm tin vào vị thế đồng tiền dự trữ của đồng euro.
Moskva đã cảnh báo nghiêm khắc rằng họ sẽ đáp trả tương xứng nếu phương Tây tịch thu tài sản của Nga bị phong tỏa ở nước ngoài. Bộ Tài chính Nga hồi tháng trước cảnh báo rằng bản thân các quốc gia phương Tây vẫn nắm giữ cổ phần ở Nga và có thể gặp nguy hiểm nếu tài sản bị đóng băng của Nga bị khai thác.
Cuối tuần trước, truyền thông Mỹ cũng đưa tin một số thành viên Đảng Cộng hòa hàng đầu tại Hạ viện Mỹ đang xây dựng kế hoạch cho Ukraine vay tiền từ 300 tỷ USD tài sản của Nga bị Mỹ phong tỏa sau khi xung đột bắt đầu ở Ukraine.
Trước thông tin này, nhà báo người Nga Dan Lazare bình luận với đài Sputnik rằng, việc trao tài sản bị tịch thu của Nga cho Ukraine sẽ phá vỡ hệ thống tài chính toàn cầu. Ông cũng cảnh báo rằng hành động này sẽ tương đương với việc Mỹ tuyên chiến với Nga.
Ông Lazare cảnh báo: "Đó là một bước đi rất nguy hiểm. Thật sự rất ngạc nhiên khi toàn bộ hệ thống đang xuống dốc với tốc độ ngày càng tăng đáng kể... [Việc khai thác tài sản của Nga] sẽ khiến Saudi Arabia và Trung Quốc hoảng sợ. Toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu dựa trên ý thức hợp tác hợp pháp, nhưng nếu bạn vi phạm điều đó, bạn sẽ phá vỡ toàn bộ hệ thống."
Nga yêu cầu HĐBA họp bàn về ý tưởng đưa quân NATO tới Ukraine Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Phó Đại diện thường trực của Nga tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) Dmitry Polyansky ngày 9/3 xác nhận Moskva đã yêu cầu HĐBA tổ chức phiên họp để thảo luận ý tưởng của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc triển khai các binh sĩ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại...