Đức cân nhắc chuyển thêm 2.700 tên lửa cho Ukraine
Đức sẽ xem xét tăng cường cung cấp trang thiết bị quân sự cung cấp cho Ukraine, trong đó có việc chuyển thêm 2.700 tên lửa cho nước này, Reuters đưa tin.
(Ảnh minh họa: Getty).
Reuters ngày 3/3 dẫn nguồn thạo tin cho biết, Bộ Kinh tế Đức đã phê chuẩn cấp 2.700 tên lửa phòng không Strela sản xuất từ thời Liên Xô cho Ukraine. Nguồn tin cho hay, hiện Hội đồng An ninh Liên bang Đức chưa phê duyệt kế hoạch này. Tuy nhiên, nguồn tin nói: “Các tên lửa đã sẵn sàng chuyển giao”.
Strela là tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp, có khả năng cơ động cao. Tổ hợp gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học được đặt trên khung gầm xe lội nước hạng nhẹ MT-LB, có khả năng việt dã và cơ động cao. Tổ hợp gồm khối bệ giá phóng tên lửa, khí tài radar và các thiết bị quang học được đặt trên khung gầm xe lội nước hạng nhẹ MT-LB, có khả năng việt dã và cơ động cao.
Trước đó, Đức đã chuyển 1.000 tên lửa chống tăng và 500 tên lửa phòng không cho Ukraine.
Đức bất ngờ thay đổi chính sách lâu nay về việc không cung cấp vũ khí đến các vùng xung đột. Trước khi xung đột Nga – Ukraine leo thang, Đức chỉ cam kết cung cấp mũ bảo hộ và hỗ trợ xây dựng một bệnh viện dã chiến ở Ukraine.
Video đang HOT
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuần trước nói rằng, chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine là một bước ngoặt lịch sử, buộc Đức phải xét lại các ưu tiên.
Thủ tướng Scholz tuyên bố, trong thời gian tới, Đức sẽ đầu tư hơn 2% GDP cho quốc phòng, cao hơn so với mức 1,5% ở thời điểm hiện tại. Ông cũng đưa ra kế hoạch nhằm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Điều này đánh dấu sự thay đổi về chính sách đối ngoại và quốc phòng của Đức.
“Cuộc chiến của Tổng thống Putin dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Đức, đồng thời đặt ra nhiều yêu cầu hơn trên mặt trận ngoại giao”, Thủ tướng Scholz cho biết.
Người Nga chật vật dưới áp lực trừng phạt dồn dập từ phương Tây
Cuộc sống của người dân Nga đang bị ảnh hưởng sau khi phương Tây dồn dập áp lệnh trừng phạt đối với nước này vì chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Người Nga xếp hàng trước cây ATM ở một ngân hàng chờ rút tiền vào cuối tuần qua, trong bối cảnh đồng rúp nội tệ mất giá vì các lệnh trừng phạt phương Tây (Ảnh: AP).
AP đưa tin, những người dân thường tại Nga đang bắt đầu gặp phải những khó khăn sau khi phương Tây áp hàng loạt lệnh trừng phạt lên nền kinh tế nước này, sau khi Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine từ ngày 24/2.
Giờ đây, người Nga đối mặt với áp lực khi họ không thể sử dụng các hệ thống thanh toán nhất định, cũng như khó khăn khi rút tiền mặt và không thể mua được nhiều loại hàng hóa.
"Apple Pay không còn hoạt động. Không thể dùng nó để thanh toán ở bất cứ đâu, tại trạm xe buýt hay quán café. Thêm vào đó, ở một siêu thị, họ đã bắt đầu giới hạn số lượng hàng hóa thiết yếu một người có thể mua", một người dân Moscow có tên là Tatyana nói với hãng tin AP.
Apple tuyên bố dừng bán iPhone và các sản phẩm ở Nga, đồng thời hạn chế dịch vụ thanh toán Apple Pay nhằm phản đối chiến dịch quân sự của Moscow.
Hàng chục các công ty nước ngoài cũng thông báo rút khỏi thị trường Nga. Các hãng xe lớn dừng xuất khẩu phương tiện sang Nga. Các hãng máy bay Boeing và Airbus dừng phân phối linh kiện và dừng hợp tác với các hãng bay Nga. Các hãng phim Hollywood dừng phát hành sản phẩm mới tại Nga. Thể thao Nga bị áp dụng các biện pháp tẩy chay quy mô lớn. Trong một diễn biến mới nhất, mèo thuộc về người dân Nga cũng bị liên đoàn Mèo quốc tế (FIFe) áp lệnh trừng phạt.
Theo AP, các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga có quy mô và mức độ nghiêm trọng chưa từng có. Phương Tây đã loại các ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, hạn chế xuất khẩu công nghệ cao tới Nga và tung các biện pháp hạn chế Nga sử dụng dự trữ ngoại tệ.
Áp lực từ lệnh trừng phạt
Những người dân Moscow và các thành phố khác đã chia sẻ về những tác động trực tiếp của các lệnh trừng phạt đối với cuộc sống thường ngày của họ. Họ gặp khó khăn khi muốn đổi đồng rúp ra ngoại tệ. Những ngày qua, trước các cây rút tiền ATM, hàng dài người xếp hàng chờ tới lượt đã trở thành hình ảnh quen thuộc. Ngoài ra, một số người không thể rút được tiền từ một số ngân hàng nhất định.
Giá cả thực phẩm bắt đầu tăng. "Toàn bộ chi phí nguyên liệu chính để làm món ăn đều tăng 30-40%", Ilya Oktavin, người vận hành dịch vụ giao hàng tại một cửa hàng sushi, cho biết.
Một số hàng hóa nhất định cũng trở nên khan hiếm khi các công ty nước ngoài thông báo dừng bán tại Nga.
"Chúng ta đang đối mặt với giá cả tăng, các công ty sa thải bớt nhân viên, sự chậm trễ trong việc thanh toán trợ cấp và lương hưu, thiếu thốn thuốc men và thiết bị y tế", một chính trị gia Nga cảnh báo.
Trong một nỗ lực nhằm trấn an công chúng, chính quyền Nga ngày 1/3 đã công bố một trang web có tựa đề: "Chúng tôi giải thích", nhằm đề cập tới những lĩnh vực mà nước này đang phải chịu áp lực từ lệnh trừng phạt phương Tây.
Trên thực tế, người Nga cũng từng trải qua khủng hoảng kinh tế do lệnh trừng phạt của phương Tây vào thời điểm 2014-2015 khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea. Trong giai đoạn đó, giới chuyên gia đánh giá Nga đã áp dụng thành công hơn mong đợi chính sách "thay thế nhập khẩu" để giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa nước ngoài.
Tuy nhiên, với mức độ và quy mô tổng lực của lệnh trừng phạt lần này, Nga có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn nhất định, lớn hơn cách đây 8 năm trước. Nhiều chuyên gia cho rằng, các lệnh trừng phạt hiện tại sẽ là "phép thử" với "pháo đài tài chính" mà chính quyền Nga nỗ lực xây dựng trong gần 10 năm qua để hạn chế sự ảnh hưởng từ các động thái gây áp lực của phương Tây.
Những em bé chào đời dưới hầm trú ẩn ở Kiev Những em bé đã chào đời dưới hầm trú bom ở thủ đô Kiev, Ukraine, trong khi chiến sự căng thẳng vẫn diễn ra bên trên. Một cặp cha mẹ bế con mới sinh dưới tầng hầm một bệnh viện sản ở Kiev vào ngày 2/3 (Ảnh: Reuters). Ngồi trên một chiếc giường tạm được dựng lên dọc theo một lối đi tối...