Đức cam kết hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nhấn mạnh cam kết của Đức trong việc hỗ trợ các nước bị ảnh hưởng từ cuộc xung đột ở Ukraine.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc trả lời phỏng vấn độc quyền với hãng truyền thông DW của Đức ngày 24/5 tại thành phố Johannesburg của Nam Phi, nhân chuyến thăm chính thức đầu tiên tới châu Phi nhằm thảo luận về những tác động trên diện rộng của cuộc xung đột Nga – Ukraine với các nhà lãnh đạo châu Phi, nhà lãnh đạo Đức cho biết cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với năng lượng của Nga đang góp phần làm tăng giá nhiên liệu toàn cầu.
Theo ông Scholz, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang đi đầu trong sáng kiến giảm giá nhiên liệu trên toàn thế giới, thông qua việc kêu gọi các nước tăng sản lượng dầu và khí đốt. Ông Scholz nói: “Chúng tôi hiện đang thảo luận với tất cả các quốc gia đang khai thác dầu khí và cố gắng thuyết phục họ tăng năng lực sản xuất của mình, vì điều này sẽ giúp ích cho thị trường thế giới”.
Video đang HOT
Ông Scholz khẳng định rất nhiều quốc gia đang phải gánh chịu hậu quả từ cuộc xung đột tại Ukraine và đây là lý do tại sao Đức quyết định sẽ giúp đỡ những quốc gia đang chịu thiệt hại.
Đức hiện đang nỗ lực hỗ trợ Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc nhằm giải quyết tình trạng thiếu ngũ cốc đang ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến các quốc gia ở châu Phi.
Đức đối mặt với tình trạng khan hiếm hàng hóa, thực phẩm
Cuộc xung đột ở Ukraine đã tác động mạnh đến chuỗi cung ứng ở Đức, khiến giá cả tăng vọt, thậm chí một số mặt hàng thực phẩm và đồ uống còn thiếu hụt.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở Duesseldorf, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, với mức lạm phát tăng lên mức cao nhất trong vòng gần 40 năm qua - 7,3% trong tháng 3/2022, cuộc xung đột ở Ukraine đang tiếp tục tác động trực tiếp đến giá cả cũng như nguồn cung các sản phẩm trên kệ tại nhiều siêu thị ở Đức.
Bia, đồ uống yêu thích của người dân Đức cũng đang trở nên đắt đỏ hơn. Theo Focus Online, lúa mì, lúa mạch, thủy tinh, nhãn và kim loại làm nắp chai đang thiếu hụt. Giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất bia Đức Holger Eichele cho biết chi phí năng lượng và nguyên liệu tăng cao đang buộc các nhà sản xuất bia phải tăng giá. Tuy nhiên, theo hiệp hội trên, khó có thể xảy ra tình trạng khủng hoảng, do Đức có hơn 1.500 nhà máy bia.
Trong khi đó, Công ty Thông tin thị trường Nông nghiệp (AMI) cho biết dầu hướng dương, một loại thực phẩm đặc biệt phổ biến ở Đức, chiếm tới hơn 30% số lượng chai được bán ở nước này đang ngày càng khan hiếm. Kể từ khi xung đột nổ ra, nguồn cung bị đình trệ và giá trên thị trường thế giới đã tăng gấp đôi. Mặc dù các siêu thị và nhà hàng đang chuyển sang các loại dầu thay thế, nhưng việc Nga cấm xuất khẩu đối với hạt hướng dương và hạt cải dầu đến cuối tháng 8, dự báo các loại dầu khác cũng sẽ tăng giá trong thời gian tới.
Theo số liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang, giá bánh mì trong tháng 2/2022 đã cao hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái và có khả năng sẽ tiếp tục tăng trong những tháng tới. Hiệp hội Ngũ cốc và bột xay xát (VGMS) cho biết cuộc xung đột ở Ukraine cũng đang tác động lớn đến các nhà sản xuất mì ống ở Đức. Chi phí năng lượng, nguyên liệu thô, đóng gói và hậu cần gia tăng khiến các nhà sản xuất phải tăng giá.
Giá điện cao, cũng như chi phí nhiên liệu cho thức ăn và vận chuyển gia súc ngày càng tăng đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp chăn nuôi, khiến giá thịt tăng trong vài tháng qua ở Đức.
Đúng vào dịp lễ Phục sinh, nhiều nhà bán lẻ trên cả nước đang tăng giá trứng. Điều này một phần là do thức ăn cho gà thường chứa ngô hoặc lúa mì từ Ukraine, đang có nguồn cung thiếu hụt và một phần do chi phí vận chuyển tăng. Tính đến tháng 2/2022, trứng đắt hơn gần 20% so với một năm trước. Trong khi chi phí của các sản phẩm từ sữa như sữa, bơ và pho mát cũng tăng trong một thời gian.
Giá nhiên liệu của Đức đang ở mức cao nhất ở châu Âu. Số liệu của Văn phòng Thống kê Liên bang cho thấy Đức có giá nhiên liệu cao nhất ở châu Âu. Kể từ ngày 4/4, giá dầu diesel là 2,06 euro/lít ở Đức, trong khi xăng E5 cũng có giá 2,06 euro/lít. Đức cũng là một trong những quốc gia đắt đỏ nhất trong Liên minh châu Âu (EU) về giá nhiên liệu, chỉ sau Phần Lan, Hà Lan và Đan Mạch. Trong khi quốc gia láng giềng có giá xăng E5 rẻ nhất là Ba Lan, nơi một lít có giá 1,42 euro.
Căng thẳng Nga-Đức mới liên quan đến nguồn cung cấp khí đốt Đức cho rằng Nga đang sử dụng năng lượng làm "vũ khí" sau khi Moskva cắt nguồn cung cấp khí đốt cho một đơn vị Gazprom bị Berlin tịch thu. Nga đáp lại rằng hành động của họ là phản ứng tự nhiên và không thể tránh khỏi đối với việc Đức chiếm giữ các công ty con của Gazprom. Moskva cũng đã...