Đức: Các ngân hàng được yêu cầu tăng nguồn vốn dự phòng
Ủy ban Ổn định tài chính (AFS) ngày 27/5 cho hay các ngân hàng Đức sẽ được yêu cầu tăng nguồn vốn dự phòng lần đầu tiên nhằm ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng tín dụng trong trường hợp suy thoái kinh tế xảy ra.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Studying in Germany)
Trong một thông báo, AFS nói rằng những rủi ro đối với sự ổn định tài chính đã tích tụ trong suốt thời gian dài khi nền kinh tế biến động và lãi suất thấp.”
AFS bao gồm Bộ Tài chính cùng với Ngân hàng trung ương Đức và cơ quan giám sát thị trường.
Video đang HOT
AFS cảnh báo nếu các mối nguy hiện hữu, như những rủi ro tiềm năng bị đánh giá thấp, tài sản thế chấp được đánh giá quá cao hoặc lãi suất duy trì ở mức thấp trong thời gian dài hơn dự kiến, các ngân hàng có thể phản ứng bằng cách hạn chế quá mức việc cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Với việc yêu cầu các ngân hàng giữ một nguồn tiền dự phòng tương đương 0,25% giá trị tài sản của họ để đề phòng rủi ro, giới chức trách hy vọng các ngân hàng sẽ có “ngân quỹ” để chống đỡ những tổn thất tiềm tàng. Điều đó cũng sẽ ngăn chặn việc các ngân hàng “khóa van” tín dụng trong thời kỳ kinh tế sa sút.
Ông Felix Hufeld, người đứng đầu cơ quan giám sát thị trường tài chính (Bafin), nói với hãng tin DPA hôm 27/5 rằng ông dự định thi hành quyết định trên từ ngày 1/7.
Ông Hufeld cho hay các ngân hàng Đức và ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ở Đức sẽ có một năm kể từ ngày 1/7 để dự trữ khoảng 5,3 tỷ euro tổng cộng, với các tổ chức có thể dễ dàng gánh vác thêm gánh nặng.
Mặc dù các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) cấp tiền cho việc lập một quỹ dự phòng tương tự, song cho đến nay chỉ có sáu nước đã triển khai thực hiện trên thực tế, dao động từ mức 0,5% giá trị tài sản để đề phòng rủi ro ở Đan Mạch và Litva tới 2,0% ở Thụy Điển.
Những nước như Pháp, Bulgaria và Luxembourg có kế hoạch ra mắt các quỹ dự phòng này trong vài tháng tới.
Kinh tế Đức đã tăng trưởng trở lại trong quý đầu của năm 2019 nhưng trong những tháng gần đây, các nhà quan sát và các tổ chức chính phủ đều hạ dự báo tăng trưởng năm nay, trong đó Bộ Tài chính Đức hiện dự đoán kinh tế nước này chỉ tăng 0,5%./.
Theo vietnamplus.vn
Lợi nhuận ròng của Bayer giảm hơn 30% trong quý I
Vướng vào hàng loạt vụ kiện liên quan đến thuốc diệt cỏ Roundup của công ty con Monsanto, tập đoàn hóa chất Đức Bayer cho biết lợi nhuận ròng đã giảm hơn 30% trong quý I.
Monsanto "thổi bay" hơn 1/3 lợi nhuận của Bayer. Ảnh: reuters
Bayer cho biết lợi nhuận ròng trong quý I giảm 36% xuống 1,24 tỷ euro (1,38 tỷ USD) giữa bối cảnh công ty gánh trên vai hàng loạt chi phí pháp lý và chi phí liên quan đến việc mua về Monsanto.
Mua lại Monsanto với giá 63 tỷ USD hồi tháng 6/2018, Bayer cho biết hiện tập đoàn đang phải đối mặt với hàng loạt vụ kiện từ 13.400 nguyên đơn liên quan đến thuốc diệt cỏ Roundup của Monsanto.
Bên cạnh các vấn đề về pháp lý, các phí tổn liên quan đến việc mua lại Monsanto của Bayer chưa rõ ràng. Đến nay, Bayer mới ghi nhận chi 492 triệu euro cho chi phí sáp nhập và hợp nhất, 393 triệu euro cho tái cấu trúc.
Tháng 11/2018, Bayer tuyên bố sẽ cắt giảm 12.000 việc làm theo định hướng tái cấu trúc sau khi thâu tóm Monsanto.
Vào tháng trước, Giám đốc điều hành của Bayer Werner Baumann khẳng định việc mua về Monsanto là một "ý tưởng hay", bất chấp các khoản chi phí pháp lý chồng chất liên quan đến thuốc diệt cỏ Roundup./.
K.Dung (Theo AFP)
Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất ngân hàng liệu có giảm? Tổ chức tín dụng được chỉ định tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành, hỗ trợ tổ chức và hoạt động của TCTD bị kiểm soát đặc biệt có thể sẽ được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tất cả các loại tiền gửi theo phương án phục hồi đã được phê duyệt. Đây là một trong những...