Đức: Các bệnh viện đối mặt nguy cơ mất khả năng chi trả vào năm 2023
Dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Đức đang phải đối mặt với nguy cơ hoạt động cầm chừng do có thể rơi vào tình trạng mất khả năng tri trả trong năm 2023.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Magdeburg, Đức ngày 28/4/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Liên đoàn Bệnh viện (DKG) Đức ngày 27/12 đã cảnh báo như vậy sau cuộc khảo sát hàng năm của Viện Bệnh viện (DKI) tiến hành, cho thấy chỉ có 6% bệnh viện ở quốc gia đông dân nhất Liên minh châu Âu (EU) đánh giá tình hình tài chính hiện tại trong bệnh viện của họ là tốt, trong khi hơn 50% cho rằng hoạt động của họ sẽ tệ hơn nhiều trong năm 2023.
Trong một thông báo, Chủ tịch DKG Gerald Gass cho biết: “Những khó khăn đang ngày càng hiện hữu tại các bệnh viện ở nhiều bang. Từ vài tháng trước, dịch vụ chăm sóc sức khỏe được dự báo không còn khả năng chi trả. DKG nhận định: “Nhân lực trong các bệnh viện, đặc biệt là điều dưỡng, tiếp tục là một vấn đề đáng lo ngại. Từ giữa năm 2022, gần 90% bệnh viện ở Đức gặp khó khăn trong việc tuyển dụng các vị trí điều dưỡng vốn đang rất thiếu ở hầu hết các khoa phòng.
Video đang HOT
DKG cho biết đối với nhiều bệnh viện, nguồn tài chính hoạt động thông qua các khoản trợ cấp nhà nước không còn đủ để để giải quyết những khó khăng trong tương lai. Trong khi một nửa số tiền đầu tư mà các bệnh viện đang sử dụng do khu vực tư cung cấp.
Cùng với đó, số lượng bệnh viện ở Đức đã giảm mạnh trong 30 năm qua. Theo Văn phòng Thống kê Liên bang (Destatis), năm 1991, Đức vẫn còn hơn 2.400 bệnh viện với khoảng 665.000 giường điều trị, nhưng cho đến năm 2021, con số này đã giảm xuống dưới 1.900 bệnh viện với khoảng 480.000 giường điều trị.
Ông Gass nói: “Đại dịch COVID-19 và sự gia tăng gần đây của các bệnh về đường hô hấp đã cho thấy nước Đức cần một hệ thống bệnh viện quy mô và bảo hiểm chăm sóc sức khỏe đầy đủ”. Trong báo cáo hàng tuần, Viện Robert Koch (RKI) cho biết tổng số ca nhập viện ở Đức do viêm đường hô hấp cấp đang ở mức rất cao.
Mặc dù vậy, đầu tháng 12/2022, Bộ trưởng Y tế Liên bang Karl Lauterbach, trong một tuyên bố vẫn khẳng định rằng: “Bệnh nhân có thể tin tưởng vào việc được chăm sóc y tế nhanh chóng và tốt ở mọi nơi, kể cả ở vùng nông thôn”. Ông cho rằng y tế chứ không phải kinh tế sẽ quyết định việc điều trị của bệnh nhân.
Bỉ: Hàng loạt hoạt động bị đình trệ vì đình công phản đối lạm phát, giá năng lượng tăng cao
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 9/11, hai công đoàn lớn nhất tại Bỉ là Liên đoàn Cơ đốc (CSC) và Tổng Liên đoàn Lao động Bỉ (FGTB) đã tiến hành đình công khiến toàn bộ hệ thống giao thông công cộng, sân bay, nhà máy, bệnh viện, nhà tù... của nước này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Mục đích đình công là nhằm yêu cầu chính phủ áp đặt mức trần giá năng lượng giống như Pháp và Đức đã làm; thực hiện các biện pháp kích cầu và sửa đổi luật tiền lương, trong bối cảnh lạm phát tăng cao.
Một hành khách mắc kẹt tại sân bay Brussels. Cuộc đình công khiến các chuyến bay trên khắp châu Âu bị gián đoạn. Ảnh: Reuters
Lĩnh vực giao thông bị ảnh hưởng nhiều nhất do cuộc đình công, theo đó, chỉ 1/3 số chuyến tàu tại Bỉ được vận hành. Tại các tỉnh thuộc vùng nói tiếng Pháp (Wallonia) như Namur và Luxembourg cũng như một phần của vùng Wallonia Brabant, hệ thống đường sắt hoàn toàn tê liệt do thiếu nhân viên vận hành. Tại vùng Wallonia, mạng lưới xe búyt và tàu điện ngầm bị đình trệ. Tại thủ đô Brussels, chỉ duy nhất một tuyến tàu điện ngầm hoạt động nhưng thưa chuyến.
Lĩnh vực hàng không của Bỉ cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi tại sân bay Brussels, khoảng 223 chuyến bay (tương đương 60% chuyến bay) trong ngày 9/11 bị hủy. Tại sân bay Charleroi-sân bay đứng thứ hai về số lượng hành khách, tất cả các chuyến bay thương mại (120 chuyến) cũng bị hủy, ảnh hưởng đến khoảng 20.000 hành khách. Sân bay Liège ở phía Đông của Bỉ bị phong tỏa, đường vào sân bay bị chốt chặn hoàn toàn, khiến các công ty vận tải hàng hóa hoạt động tại sân bay này như Qatar Airways, Saudi Airlines, Ethiopian Airlines, ASL hoặc FedEx, buộc phải đỗ máy bay của họ tại các sân bay khác.
Trong lĩnh vực bưu chính, 1/3 bưu điện phải đóng cửa. Tình hình tương tự cũng diễn ra ở các bệnh viện, với khoảng 2/3 bệnh viện ở Wallonia và Brussels không hoạt động trong ngày 9/11. Tại một số nhà tù, chính quyền phải bổ sung lực lượng cảnh sát do lực lượng quản giáo đình công.
Đối với lĩnh vực sản xuất, 1/6 số công ty trong lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ phải đóng cửa, trong khi 2/5 số công ty sản xuất chỉ còn 1/2 nhân viên đi làm. Tại Ghent, nhà máy Volvo Cars, một trong những công ty lớn nhất ở Bỉ với gần 7.000 công nhân, đã phải đóng cửa vì thiếu nhân lực.
Trước tình hình trên, Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo đã kêu gọi người dân đoàn kết và cho biết chính phủ đã thực hiện "một loạt biện pháp đặc biệt" để hỗ trợ tiêu dùng.
Đức lo ngại khi COVID-19 thay đổi quy luật lây nhiễm Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, các bệnh viện ở Đức đang gặp nhiều khó khăn khi các giường bệnh chật kín và nhiều nhân viên điều dưỡng mắc COVID-19, trong khi các nhân viên mới vào nghề phàn nàn về tình trạng căng thẳng kéo dài và điều kiện làm việc rất áp lực. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh...