Đức buộc phải sử dụng giải pháp gây tranh cãi để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga
Berlin đang có kế hoạch khai thác khí đốt ở Biển Bắc để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga.
Đức hiện đang tìm mọi cách để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga. Ảnh: RFE/RL
Theo trang tin Oilprice.com mới đây, trong một động thái phối hợp nhằm thoát khỏi sự phụ thuộc nặng nề vào năng lượng của Nga trong bối cảnh xung đột tại Ukraine, chính quyền Đức cuối cùng đã nhượng bộ và cho phép tiến hành khoan khí đốt tại một trong những vùng lãnh thổ gây tranh cãi nhất của nước này.
Cụ thể, một cơ quan khu vực của Đức chịu trách nhiệm về Quần đảo Wadden đã bật đèn xanh cho công ty One-Dyas của Hà Lan khoan khí đốt trong quần đảo Wadden ở Biển Bắc. “Chúng tôi không thể tiếp tục từ chối việc khai thác khí đốt của chính mình”, Bernd Althusmann, lãnh đạo phụ trách các vấn đề kinh tế của bang Lower Saxony, miền Tây Bắc Đức, tuyên bố.
Công ty One-Dyas cho biết họ có kế hoạch bắt đầu khoan khí đốt tự nhiên cách Quần đảo Wadden 20 km về phía Bắc càng sớm càng tốt sau khi chính phủ Đức buộc phải cho phép khoan dầu khí trên lãnh thổ của mình.
Video đang HOT
Chris de Ruyter van Steveninck, Giám đốc của One-Dyas, nói với đài truyền hình NOS rằng mỏ khí đốt trên và những mỏ lân cận có tiềm năng cung cấp gần 60 tỷ mét khối khí đốt tự nhiên, có nghĩa là chúng có thể cung cấp gần một nửa lượng tiêu thụ 40 tỷ mét khối hàng năm của Hà Lan và 90 tỷ mét khối của Đức.
“Khí đốt khai thác trong nước sạch hơn, đáng tin cậy hơn và giá cả phải chăng hơn so với khí đốt nhập khẩu. Chính phủ Đức nhận ra điều này và đó là lý do tại sao giờ đây họ ủng hộ dự án”, ông Steveninck nêu rõ.
Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine đã dẫn đến một loạt lệnh trừng phạt trên diện rộng đối với Moskva, nhà xuất khẩu năng lượng hàng đầu của phương Tây, nguy cơ gây ra một cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu và trên toàn cầu.
Dù Đức phụ thuộc vào Nga khoảng 60% nhu cầu khí đốt tự nhiên, nhưng hoạt động khoan khí đốt ở Biển Bắc đã vấp phải sự phản đối lớn vì lo ngại về tác động môi trường. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bộ Kinh tế Hà Lan đã trấn an rằng sẽ có ít tác động môi trường trong quá trình xây dựng dự án cũng như trong giai đoạn khai thác.
Vì sao EU cần tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga
Theo phân tích của kênh DW (Đức), Liên minh châu Âu (EU) phụ thuộc khá nhiều vào tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga.
Logo của tập đoàn Gazprom tại Hội nghị Khí đốt Thế giới tại Paris (Pháp) năm 2015. Ảnh: Reuters
Vào tháng 1, CEO của Gazprom là Alexey Miller tuyên bố 2021 là một năm kỷ lục của tập đoàn về mặt sản xuất và lợi nhuận. Kết quả thu được từ nhu cầu gia tăng và giá khí đốt cùng dầu mỏ đi lên.
Tập đoàn Gazprom là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Gazprom có 500.000 nhân viên. Chính phủ Nga nắm hầu hết cổ phần và định hướng cho hoạt động của Gazprom. Nhưng nhiều công ty Đức cũng có cổ phần tại Gazprom. Đức là nhà tiêu thụ năng lượng lớn nhất của Nga tại EU. Có đến 55% khí đốt tại Đức là từ Gazprom.
Gazprom đồng thời cũng là nhà cung cấp khí đốt lớn nhất của EU trong nhiều thập niên qua. Khoảng 43% khí đốt tiêu thụ tại EU có nguồn gốc từ Nga, phần còn lại từ Na Uy, Trung Đông, Mỹ và Bắc Phi. Điều này phần nào phản ánh sự phụ thuộc của EU vào Gazprom.
Một điều đáng chú ý khác là Gazprom có cổ phần tại các đơn vị cung cấp năng lượng địa phương ở các quốc gia EU. Ví dụ là tại Đức, công ty con Astora của Gazprom sở hữu cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất lớn nhất Tây Âu. Cơ sở này nằm tại Rehden ở Lower Saxony và đóng vai trò vùng đệm khi xảy ra biến động về cung và cầu.
Chuyên gia Georg Zachmann tại Viện Bruegel (Bỉ) nhận định: "Gazprom tận dụng sức mạnh thị trường bằng cách gây ảnh hưởng giá qua lượng khí đốt cung cấp cho châu Âu".
Trong 10 năm qua, EU đã cố gắng thiết lập một thị trường khí đốt tương đối thống nhất trong khối bằng cách đưa ra các quy định mà theo đó thành viên EU có thể giao dịch khí đốt của Gazprom. Một ví dụ là Đức có thể mua khí đốt của Nga sau đó bán cho Ba Lan và Ukraine. Tuy nhiên, việc thực hiện hợp đồng trực tiếp với phía nhận khí đốt mới mang lại lợi ích cho Gazprom.
Ông Zachmann phân tích: "Có một kiểu cạnh tranh giữa các nhà lập pháp châu Âu cố gắng tạo ra một thị trường giá cả thống nhất với Gazprom lại nỗ lực áp đặt các mức giá khác nhau ở mỗi quốc gia".
Về quan ngại Gazprom cắt nguồn cung khí đốt đến EU, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nhận định điều này khó xảy ra. Theo bà, nền kinh tế Nga phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu năng lượng và việc làm xấu đi mối quan hệ với khách hàng lớn nhất không phải "thượng sách".
Nhưng bà Von der Leyen cũng tiết lộ rằng EU và Mỹ đang hợp tác để tăng nguồn cung khí thiên nhiên hóa lỏng từ Qatar hoặc Mỹ đến châu Âu.
Chuyên gia năng lượng Claudia Kemfert tại Viện nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) dự đoán rằng đường ống dẫn dầu Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) sẽ khiến Đức ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung trực tiếp từ Nga.
Ông Alexey Miller nhận định các hợp đồng với châu Âu chỉ là một phần thành công của Gazprom. Tập đoàn này đã thể hiện mong muốn trở thành doanh nghiệp năng lượng hàng đầu thế giới. Gazprom không chỉ cung cấp khí đốt mà còn kinh doanh dầu mỏ và sản xuất điện.
Mỹ cũng là một khách hàng của Gazprom. Vào năm 2020, có đến 8% lượng dầu mỏ Mỹ nhập khẩu có nguồn gốc từ Nga, nhiều hơn cả số dầu mỏ Mỹ nhập khẩu từ Saudi Arabia.
Lý do Nga sẽ không đóng dòng khí đốt tới châu Âu Có nhiều đồn đoán Nga có thể ngừng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu vì căng thẳng Ukraine, nhưng một thực tế quan trọng là Moskva cần nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu này. Hệ thống đường ống và thiết bị đóng ngắt tại trạm khí đốt thuộc tuyến Dòng chảy phương Bắc 2. Ảnh: AFP/DPA Một trong những vấn đề...