Đức “bí mật” dừng xuất khẩu vũ khí sang “vùng dầu mỏ”
- Theo tờ báo Sonntag am Bild thuật lại từ nguồn tin của chính phủ Đức, nước này sẽ ngưng xuất khẩu vũ khí, đồng thời hủy bỏ hoặc dự kiến cho sửa đổi lại một số các hợp đồng giao hàng cho Ả rập Xê-út trong bối cảnh khu vực này đang gặp nhiều bất ổn.
Theo tờ báo, quyết định trên đã đưa ra sau khi Bundessicherheitsrat ( Hội đồng An ninh Liên bang Đức) tổ chức họp vào ngày thứ tư vừa qua, với sự có mặt của thủ tướng Đức Angela Merkel và Phó thủ tướng Sigmar Gabriel.
Tuy nhiên, chính phủ Đức đã không tuyên bố chính thức về vấn đề này. Các thành viên hội đồng quản trị an ninh cũng đã “giữ im lặng”.
Năm 2013, Đức đã phê duyệt hợp đồng cung cấp vũ khí trị giá 360 triệu euro (400 triệu USD) cho Ả rập Xê-út. Nhiều người xem đây là một bước đi gây tranh cãi khi lo ngại về sự bất ổn cũng như hành động vi phạm nhân quyền trong khu vực này.
Một binh sĩ người Đức đang tập trậnn voi khẩu súng chống tăng
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng việc cung cấp vũ khí cho Ryadh có thể góp phần suy giảm sự bất ổn của khu vực. Họ lập luận rằng, quân đội Ả Rập được gửi đến Bahrain vào năm 2011 đã dập tắt thành công cuộc nổi dậy của người dân chống lại vương triều.
Quyết định của nước Đức, dù vẫn chưa được chính thức công bố, đã được tiến hành sau khi quyền lực của nhà nước Ả rập Xê-út có sự thay đổi vào ngày thứ Sáu sau cái chết của Quốc vương Abdullah. Em trai cùng cha khác mẹ của ông Abdulah, ông Salman đã lên ngôi vua và cam kết sẽ tiếp tục các chính sách chính trị của người tiền nhiệm. Trong khu vực Trung đông, những quốc gia có hợp đồng vũ khí với nước Đức bao gồm: Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Qatar, Kuwait, Iraq, Jordan, Algeria và Israel.
Tri Thông
Theo_PLO
Đức mong Nga giảm cấm vận nông sản: Điều gì tiếp theo?
Chính phủ Đức bày tỏ hy vọng phía chính phủ Nga sẽ giảm nhẹ các lệnh cấm vận đối với hàng nông nghiệp của Đức
Truyền thông Đức ngày 11/1/2015, Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Christian Schimidt đã cho biết ông hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận đối với phía Nga để giảm nhẹ các lệnh cấm vận nông sản của Đức.
Ngày 16/1 tới, ông Schimidt sẽ tiếp Bộ trưởng Nông nghiệp Nga Nikolai Fyodorov tại triển lãm sản phẩm nông nghiệp Green Week tổ chức ở Thủ đô Berlin. Sau đó, theo dự kiến, hai Bộ trưởng Nông nghiệp sẽ có những cuộc tiếp xúc để đàm phán về vấn đề này.
Trả lời báo giới, Bộ trưởng Schimidt khẳng định giữa hai quốc gia có những mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, và những quan hệ này sẽ nhanh chóng sớm quay trở lại. Tuy nhiên, ông Schimidt khẳng định hi vọng của Đức không nhằm biểu lộ rằng các biện pháp trừng phạt với Nga đã kết thúc hay nơi lỏng.
Thời gian vừa qua, chính phủ Đức đã nói nhiều về việc đã tới lúc cần chấm dứt các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt với kinh tế Nga. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng năng lượng Sigmar Gabriel hôm 4/1/2015 đã khẳng định EU nhận tác động xấu từ những biện pháp trừng phạt này.
Phó Thủ tướng Đức nhấn mạnh các biện pháp trừng phạt kinh tế này không nhằm vào mục đích làm suy sụp nền kinh tế Nga, mà tập trung vào việc tạo sức ép để đạt được các thỏa thuận để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine.
Bộ trưởng Nông nghiệp Đức Christian Schimidt
Câu hỏi đặt ra ở đây là đã đến lúc để gỡ bỏ các lệnh trừng phạt đó chưa? Bởi bản thân Thủ tướng Đức Angela Merkel sau cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 10/1/2015 đã thừa nhận rằng phía Nga có những yêu cầu hợp lý cho cuộc khủng hoảng Ukraine, và Berlin đã nhìn thấy sự tích cực của Moscow.
Và trước đó, một đồng minh lớn của Đức là Pháp, Tổng thống Francois Hollande còn mạnh miệng hơn khi tuyên bố cần gỡ bỏ các hành động trừng phạt kinh tế vì Pháp đã thấy những chuyển biến đáng ghi nhận của Nga, và Moscow không có ý định chiếm miền Đông Ukraine.
Có thể thấy rằng, Đức đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi về các biện pháp trừng phạt kinh tế. Quốc gia này hiện đang là đầu tàu kinh tế của châu Âu, và để làm được điều đó, Đức đã cần tới nền kinh tế Nga như một đối tác tin cậy.
Giao dịch thương mại Nga - Đức đã tạo cho người Đức 300.000 việc làm. Năm 2013, thương mại hai nước vượt qua mức 100 tỷ USD, Đức phải nhập khẩu một phần ba lượng dầu và khí đốt cần dùng từ Nga. Còn ở hướng ngược lại, người Nga nhập khẩu 14% là các mặt hàng của Đức.
Nông sản mà Nga đang cấm vận Đức chỉ là một lĩnh vực rất nhỏ trong khối giao dịch khổng lồ giữa hai quốc gia này. Tuy nhiên, để cải thiện tình hình, tất nhiên họ phải có từng bước phá băng, bắt đầu từ những động thái nhỏ, đến cả quá trình to lớn sau đó. Rất có thể, sẽ có những Bộ trưởng Công nghiệp, năng lượng của Đức mở lời với Nga, tương tự như cách làm của Bộ trưởng Nông nghiệp Christian Schimidt.
Song một vấn đề duy nhất còn cản trở sự hòa giải trong mối quan hệ Nga - Đức, đó là các lệnh trừng phạt Nga chưa hề được phía Berlin giảm nhẹ. Và như Tổng thống Vladimir Putin từng tuyên bố trong cuộc họp báo quốc tế cuối năm 2014 rằng Nga sẽ chỉ xem xét về nối lại quan hệ với các nước phương Tây nếu nhìn thấy những hành động thiện chí tích cực từ phía họ.
Theo NTD
Ukraine trao thêm quyền cho Hội đồng an ninh và quốc phòng Quốc hội Ukraine đã thông qua dự luật cho phép Hội đồng an ninh và quốc phòng đưa ra những quyết định độc lập trong các trường hợp khẩn cấp mà không cần sự chấp thuận của người đứng đầu hay chính phủ, theo Tân Hoa xã. Binh sĩ Ukraine - Ảnh: Reuters Quốc hội Ukraine ngày 25.12 đã thông qua một dự...