Đức bắt người Việt nghi cưỡng bức bán dâm đồng hương
Cảnh sát Đức bắt một phụ nữ Việt khi đột kích các địa điểm trong khuôn khổ cuộc điều tra nghi vấn ép người Việt nhập cảnh lậu bán dâm.
Gần 170 cảnh sát khám xét 8 địa điểm ở Berlin, Hamburg và khu nghỉ mát Timmendorfer Strand ở Biển Baltic hôm 17/3. Cảnh sát cho biết cuộc đột kích là một phần cuộc điều tra được khởi động từ tháng 6 năm ngoái.
Xe cảnh sát đậu trước trụ sở cảnh sát liên bang ở Erfurt, Đức hôm 17/3. Ảnh: AP .
Nghi phạm chính là một phụ nữ Việt, 43 tuổi, bị bắt tại nhà riêng ở Berlin. Theo cảnh sát và công tố viên, người phụ nữ này liên quan đến những vụ buôn người trước đó.
Video đang HOT
Một công dân Việt Nam 25 tuổi và một người đàn ông Đức 64 tuổi cũng đang bị điều tra vì tình nghi buôn bán người nước ngoài và cưỡng bức mại dâm.
Cả ba người này bị cáo buộc đưa 8 phụ nữ và hai người đàn ông nhập cư bất hợp pháp vào Đức. Những người nhập cư lậu sau đó trả nợ bằng cách làm việc cho nghi phạm chính trong các tiệm làm móng, mát xa là nhà thổ trá hình.
Các nghi phạm cũng bị cáo buộc giả làm cha con hoặc kết hôn giả để những người nhập cư lậu được cư trú hợp pháp ở Đức.
Philippines cứu 6 phụ nữ Việt khỏi ổ mại dâm Đài Loan phá đường dây mại dâm, bắt 10 phụ nữ Việt 11 Campuchia xét xử đôi vợ chồng người Việt kinh doanh mại dâm
Bangladesh tiêm vaccine COVID-19 cho người bán dâm tại nhà thổ lớn nhất
Bangladesh đã triển khai kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho gái mại dâm nước này, bắt đầu từ nhà thổ lớn nhất - nơi làm việc của khoảng 1.900 người.
Một nữ nhân viên bán dâm tại nhà thổ lớn nhất Bangladesh ở Daulatdia được tiêm vacicne COVID-19. Ảnh: AFP
Theo hãng thông tấn AFP, tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia Nam Á này đã tiêm chủng cho gần 3 triệu người trên 40 tuổi với vaccine của hãng AstraZeneca. Tuy nhiên, giới chức nước này cũng đã xóa bỏ giới hạn độ tuổi được tiêm đối với ngưới bán dâm ở thành phố Daulatdia.
"Ít nhất 100 gái mại dâm đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Việc tiêm chủng cho người bán dâm là cần thiết... Hàng nghìn khách ra vào nhà thổ đó mỗi ngày và những người làm việc trong các nhà thổ là người có nguy cơ dễ mắc virus SARS-CoV-2 nhất", Asif Mahmud - người đứng đầu cơ quan y tế thành phố - trả lời AFP.
Kể từ khi triển khai chiến dịch tiêm chủng từ đầu tháng 2, Bangladesh ưu tiên tiêm phòng cho người cao tuổi, các nhân viên y tế tuyến đầu và lực lượng an ninh. Tuy nhiên, chính phủ nước này sau đó thay đổi kế hoạch, chuyển sang tiêm chủng cho 80% dân số.
Các cô gái bán dâm được tiêm những mũi vaccine tại nhà thổ lớn nhất Bangladesh đã phải đi đến một cơ sở y tế cách đố 5 km. Song để thuận tiện cho việc triển khai tiêm chủng, ông Mahmud cho biết cơ quan chức năng đang lên kế hoạch xây dựng một trung tâm tiêm chủng ngay trong nhà thổ. Chiến dịch tuyên truyền cũng đang được tiến hành để khuyến khích nhiều người tham gia hơn.
Một người bán dâm (40 tuổi) cho biết ban đầu cô rất do dự về việc tiêm vaccine vì nghe được thông tin có người tử vong sau khi tiêm. "Nhưng giới chức y tế đã trấn an chúng tôi. Chúng tôi hiểu rằng điều này rất quan trọng vì chúng tôi gặp rất nhiều người mỗi ngày", cô chia sẻ.
Bangladesh là một trong số ít quốc gia Hồi giáo hợp pháp hóa nghề mại dâm đối với phụ nữ trên 18 tuổi. Ít nhất 11 nhà thổ được phép hoạt động tại quốc gia 168 triệu dân.
Nữ nhân viên bán dâm trên cho biết việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ làm tăng thu nhập của họ vì trước đó, do nhiều khách hàng lo sợ nhiễm virus SARS-CoV-2 nên tránh đến các nhà thổ đông người.
Tháng 3 năm ngoái, các nhà chức trách đã hạn chế khách ra vào nhà thổ khi áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc kéo dài một tháng. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến sinh kế của nhiều người hành nghề mại dâm và gia đình của họ.
Jhumur Begum, người đứng đầu hiệp hội những người hành nghề mại dâm tại Daulatdia, cho biết việc tiêm phòng sẽ giúp công việc của họ được khôi phục. Begum nói: "Tiêm chủng sẽ làm xua tan nỗi sợ hãi rằng bạn sẽ bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nếu tới Daulatdia".
Bangladesh đang mua khoảng 30 triệu liều vaccine AstraZeneca từ Viện Huyết thanh Ấn Độ và sẽ nhận thêm 68 triệu liều nữa từ Sáng kiến Covax, nỗ lực toàn cầu nhằm phát triển và phân phối vaccine công bằng cho các quốc gia nghèo.
Tính đến ngày 25/2, Bangladesh ghi nhận gần 545.000 người mắc COVID-19, trong đó ít nhất 8.300 trường hợp tử vong.
Đề nghị tích cực cứu chữa người Việt mắc Covid-19 tại Campuchia Bộ Ngoại giao đề nghị Campchia quan tâm điều trị cho 13 người Việt trong ổ dịch Covid-19 lây nhiễm cộng đồng tại nước này. "Các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Campuchia đã liên hệ với chính quyền sở tại để xác minh thông tin, đề nghị quan tâm, tích cực cứu chữa, đảm bảo quyền và lợi ích chính...