Đức bắt đầu bỏ phiếu tìm người kế nhiệm Merkel
Đức hôm nay bắt đầu bỏ phiếu trong cuộc bầu cử khó đoán nhất lịch sử hiện đại nhằm tìm người thay thế Thủ tướng Angela Merkel sau 16 năm bà giữ chức.
Các địa điểm bỏ phiếu bắt đầu mở cửa từ 6h sáng 26/9 giờ địa phương (11h giờ Hà Nội) và sẽ đóng cửa vào 16h (21h giờ Hà Nội).
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy cuộc đua giành ghế thủ tướng Đức ở thế vô cùng sít sao với liên minh bảo thủ giữa đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) của Thủ tướng Merkel nhận được khoảng 23% ý kiến ủng hộ, trong khi tỷ lệ ủng hộ đảng trung tả Dân chủ Xã hội (SPD) là 25%. Cách biệt nằm trong phạm vi sai số.
Một địa điểm bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội Đức ở thủ đô Berlin ngày 26/9. Ảnh: AP.
“Chúng ta chắc chắn sẽ chứng kiến nhiều bất ngờ trong ngày 26/9″, Nico Siegel, lãnh đạo công ty thăm dò dư luận Infratest Dimap, cho hay. Dù SPD dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, một chiến thắng dành cho phe bảo thủ “vẫn không thể được loại trừ”, ông nói.
Khoảng 40% trên 60,4 triệu cử tri đủ điều kiện của Đức cho biết họ chưa có quyết định sẽ bầu ai, trong khi 40% đã bỏ phiếu qua đường bưu điện, bao gồm cả Thủ tướng Merkel.
Cuộc đua giành ghế thủ tướng Đức giờ đây thu hẹp lại trở thành cuộc cạnh tranh giữa hai ứng viên: Bộ trưởng Tài chính kiêm Phó thủ tướng Olaf Scholz, 63 tuổi, của SPD và Armin Laschet, 60 tuổi, của CDU-CSU.
Tuy nhiên, với tình hình hiện nay, cả hai bên nhiều khả năng đều không thể đạt được đa số phiếu cần thiết để tự thành lập chính phủ cầm quyền. Quá trình đàm phán thành lập liên minh có thể kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.
Cuộc bầu cử Đức năm 2017 diễn ra vào tháng 9 nhưng phải đến tháng hai năm sau, CDU-CSU mới có thể thành lập liên minh với SPD.
Video đang HOT
Laschet, đồng minh lâu năm của Thủ tướng Merkel, trong một thời gian dài được ủng hộ mạnh mẽ trở thành người thay thế Merkel sau khi bà miễn nhiệm. Song tỷ lệ ủng hộ dành cho ông bắt đầu suy giảm sau hàng loạt rắc rối hồi mùa hè, bao gồm việc ông bị máy quay bắt gặp đang cười khi Tổng thống Frank-Walter Steinmeier phát biểu về hình hình lũ lụt tại Đức ngày 17/7.
Trong khi đó, Scholz, ứng viên đến từ SPD, hồi đầu năm bị đánh giá thấp hơn nhưng đã chứng kiến tỷ lệ ủng hộ tăng mạnh nhờ tránh phạm phải những sai lầm như đối thủ Laschet.
Những tấm biển quảng cáo cho các ứng viên cạnh tranh ghế thủ tướng Đức, từ trái qua Armin Laschet, Olaf Scholz, Annalena Baerbock và Christian Lindner, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Đức. Ảnh: Reuters.
Scholz tự mô tả mình là một lựa chọn an toàn, đủ khả năng kế nhiệm Thủ tướng Merkel dù ông đến từ đảng khác.
Bên cạnh công bằng xã hội, biến đổi khí hậu cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cử tri Đức.
Tỷ lệ ủng hộ đối với đảng Xanh tăng vọt hồi đầu năm sau khi đảng này đề cử Annalena Baerbock, 40 tuổi, làm ứng viên chạy đua ghế thủ tướng. Có thời điểm, Barebock còn dẫn đầu hầu hết các cuộc thăm dò dư luận.
Nhưng sau một loạt sai lầm, trong đó có cả bê bối đạo văn, tỷ lệ ủng hộ đối với Baerbock rơi xuống chỉ còn khoảng 17%, kém xa so với hai đối thủ Scholz và Laschet.
Thủ tướng Đức sốc trước thiệt hại của lũ lụt
Thủ tướng Angela Merkel hôm nay thăm các khu vực bị lũ lụt tàn phá của Đức, bày tỏ kinh hoàng trước thiệt hại do lũ và cam kết hỗ trợ người dân.
"Thật sự sốc. Tiếng Đức không có từ ngữ nào lột tả được những thiệt hại nặng nề đã xảy ra", Thủ tướng Merkel nói khi tới thăm thị trấn Adenau thuộc bang Rhineland-Palatinate, một trong những nơi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lũ lụt thời gian qua.
Bà hứa sẽ nhanh chóng gửi hỗ trợ tài chính cho người dân tại các vùng chịu thiệt hại. Chỉ tính riêng ở Đức, lũ lụt đã khiến ít nhất 157 người chết, trở thành thảm họa thiên nhiên tồi tệ nhất của đất nước trong gần 6 thập kỷ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel họp báo tại làng Schuld, gần Bad Neuenahr-Ahrweiler, bang Rhineland-Palatinate, nơi bị lũ lụt tàn phá, ngày 18/7. Ảnh: Reuters.
Tại vùng Berchtesgadener, bang Bavaria, lũ quét khiến đường biến thành sông, nhiều phương tiện bị cuốn trôi hoặc bị vùi lấp dưới những lớp bùn dày.
"Chúng tôi chưa được chuẩn bị cho điều như thế này", lãnh đạo vùng Berchtesgadener Bernhard Kern nói, thêm rằng tình hình đang xấu đi nhanh chóng kể từ đêm 17/7, khiến lực lượng phản ứng khẩn cấp không có nhiều thời gian hành động.
Khoảng 110 người đã thiệt mạng tại quận Ahrweiler, phía nam Cologne. Cảnh sát ước đoán sẽ tìm thấy thêm nhiều thi thể nữa tại đây khi nước lũ rút.
Lũ lụt quét qua châu Âu bắt đầu từ hôm 14/7, song chủ yếu đe dọa các bang Rhineland Palatinate và Bắc Rhine-Westphalia của Đức cùng một số khu vực của Bỉ. Nhiều cộng đồng bị chia cắt hoàn toàn, không có điện và thông tin liên lạc.
Tại Bắc Rhine-Westphalia, ít nhất 46 người đã thiệt mạng, trong khi con số thương vong ở Bỉ là 27.
Nước lũ nhấn chìm một nhà ga tại Kordel, Đức ngày 15/7. Ảnh: AFP.
Mực nước lũ ở Bỉ hôm nay đã giảm và hoạt động dọn dẹp bắt đầu được tiến hành. Nhà chức trách đã điều quân đội đến thị trấn phía đông Pepinster, nơi hàng chục tòa nhà bị đổ sập, để tìm kiếm, hỗ trợ các nạn nhân.
Hàng chục nghìn người đang sống trong cảnh không có điện và giới chức Bỉ cho biết việc đảm bảo nước sạch hiện cũng là một mối quan tâm lớn.
Các quan chức ứng phó tình trạng khẩn cấp ở Hà Lan cho hay tình hình phần nào đã ổn định ở khu vực phía nam tỉnh Limburg, nơi hàng nghìn người đã phải sơ tán trong những ngày gần đây. Dù vậy, khu vực phía bắc tỉnh vẫn trong tình trạng báo động cao.
Tại Hallein, Áo, sông Kothbach vỡ bờ khiến nước lũ tràn ồ ạt vào trung tâm thị trấn hôm 17/7 song không có thiệt hại về người.
Một con phố ngập nước tại thị trấn Bad Muenstereifel, phía tây Đức, hôm 16/7. Ảnh: AFP .
Nhiều khu vực của tỉnh Salzburg và các tỉnh lân cận vẫn cảnh giác cao độ trong khi mưa được dự báo vẫn tiếp diễn trong ngày hôm nay. Tỉnh Tây Tyrol báo cáo mực nước ở một số nơi đang cao chưa từng thấy trong vòng 30 năm trở lại đây.
Nhiều khu vực của Thụy Sĩ vẫn trong tình trạng báo động lũ lụt, dù mối đe dọa từ một số vùng có nguy cơ cao nhất như hồ Lucerne hay sông Aare ở Bern đã giảm bớt.
Trận lũ nghìn năm có một khiến Đức không kịp trở tay Người Đức choáng váng sau cơn lũ lịch sử Nguyên nhân có thể khiến Đức hứng lũ lụt lịch sử Lở đất khiến nhiều người chết, mất tích ở Đức 11 Hơn 1.000 người mất tích khi lũ lụt càn quét Đức
Hành trình 16 năm Merkel dẫn dắt châu Âu Sau 16 năm nắm quyền Thủ tướng Đức và ba thập kỷ tham gia chính trị, Anglela Merkel được xem như một "tượng đài" của châu Âu. Cử tri Đức cuối tuần này sẽ đi bỏ phiếu bầu quốc hội liên bang (Bundestag), đánh dấu kỷ nguyên của Thủ tướng Angela Merkel sắp khép lại. Khi quyết định không tham gia cuộc bầu...