Đức bảo lưu quan điểm Dòng chảy Phương Bắc 2 là dự án thương mại
Phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Munich tại Đức hôm 17/2, Ngoại trưởng Nga tuyên bố Moscow không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào của Berlin đối với dự án Dòng chảy Phương Bắc 2.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Munich 2019 tại Đức.
“Nga đã không nhận được bất kỳ bằng chứng nào chứng tỏ phía Đức có thay đổi quan điểm khi đánh giá việc xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy Phương Bắc 2 là một dự án thương mại thuần túy”, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết bên lề Hội nghị An ninh Munich ngày 17/2.
“Đối với dự án Dòng chảy Phương Bắc 2, tôi không nhận được bất kỳ ý kiến nào từ người đồng cấp Đức, điều này khẳng định một cách rõ ràng rằng chính quyền Berlin ủng hộ dự án kinh tế và thương mại thuần túy này”, Bộ trưởng Lavrov nói thêm.
Video đang HOT
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh: “Đây là ấn tượng của tôi trong bữa ăn trưa hôm nay cùng với Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trong khuôn khổ cuộc họp của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nga và Đức”.
Trước đó, phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich hôm 16/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã tuyên bố rằng “thật vô lý khi xem Moscow là đối tác cung cấp năng lượng không đáng tin”.
Thủ tướng Merkel cũng lên tiếng bảo vệ cho mối quan hệ Đức – Nga. “Về mặt địa chiến lược, cắt đứt tất cả quan hệ với Nga không đem lại lợi ích gì cho châu Âu cả”, bà Merkel nhấn mạnh.
Dòng chảy Phương Bắc 2 là dự án liên doanh giữa tập đoàn Gazprom với 5 công ty của châu Âu. Khi hoàn thành (muộn nhất vào cuối năm 2019), mỗi năm, hệ thống đường ống dài 1.225 km này sẽ vận chuyển 55 tỷ m3 khí đốt tự nhiên từ Nga tới các nước thành viên EU thông qua biển Baltic đến Đức, không đi qua lãnh thổ Ukraine.
Các nước Đức, Thụy Điển, Áo và Pháp đã cấp phép xây dựng dự án này. Tuy nhiên, dự án vấp phải sự phản đối của Ukraine, Latvia, Litva và Ba Lan vì cho rằng dự án mang màu sắc chính trị.
Ngoài một số nước châu Âu, Mỹ cũng là nước phản đối dự án vận chuyển trực tiếp khí đốt từ Nga tới Đức này.
Moscow từng nhiều lần tuyên bố rằng dự án hoàn toàn mang tính thương mại và cạnh tranh, và khẳng định việc thực hiện Dòng chảy Phương Bắc 2 không có nghĩa là việc vận chuyển khí đốt của Nga sang EU thông qua Ukraina sẽ bị chấm dứt.
Theo Kinhtedothi
Đức nói "không" với triển khai tên lửa hạt nhân mới tại châu Âu
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas tuyên bố, Đức sẽ phản đối mạnh mẽ mọi động thái lắp đặt tên lửa hạt nhân tầm trung mới tại châu Âu, nếu Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), một hiệp ước kiểm soát vũ khí then chốt thời Chiến tranh Lạnh, bị hủy bỏ.
Trong một bài phỏng vấn được đăng ngày 27/12, hãng thông tấn DPA của Đức dẫn lời Ngoại trưởng Maas cho biết: "Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì châu Âu cũng không thể trở thành một sân khấu cho cuộc tranh cãi về tái vũ trang. Việc lắp đặt các tên lửa tầm trung mới sẽ phải hứng chịu sự phản đối rộng rãi tại Đức".
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas. (Nguồn: Elintelecto)
Ngoại trưởng Maas cũng khẳng định, việc tái vũ trang hạt nhân "rõ ràng là câu trả lời sai lầm nhất" cho bất đồng Nga - Mỹ gần đây liên quan đến INF.
Mỹ đã đe dọa rút khỏi Hiệp ước INF năm 1987, hiệp ước cấm Nga và Mỹ lắp đặt các loại tên lửa mặt đất tầm ngắn và tầm trung tại châu Âu.
Moscow tuyên bố đang chuẩn bị cho việc Mỹ triển khai tên lửa hạt nhân mới tại châu Âu, sau khi Washington thông báo kế hoạch rút khỏi INF.
Theo baoquocte
Đại hội đồng LHQ khóa 73: Đức - Saudi Arabia nối lại quan hệ song phương Đức và Saudi Arabia vừa nhất trí cử lại đại sứ của mình tại nước kia khoảng 10 tháng sau khi Saudi Arabia bày tỏ thái độ tức giận xung quanh những chỉ trích của Đức về vai trò của nước này tại Liban. Ngoại trưởng Đức Heiko Maas trong cuộc họp báo nhân chuyến thăm Seoul, Hàn Quốc ngày 26/7. Ảnh: AFP/TTXVN...