Đức, Ba Lan và Czech cùng tuyên chiến với nạn buôn người
Đức, Ba Lan và Czech đang thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung nhằm chống lại tội phạm buôn người và nhập cư bất hợp pháp.
Chỉ riêng trong tháng 8/2023, khoảng 15.100 trường hợp vượt biên trái phép đã được đăng ký ở Đức, tăng 40% so với tháng 7. (Nguồn: AFP)
Trong tuyên bố ngày hôm nay, 29/9, Bộ trưởng Nội vụ Đức Nancy Faeser khẳng định sự đồng thuận giữa ba nước trong việc “đập tan hoạt động kinh doanh tàn ác của các băng đảng buôn lậu kiếm lợi nhuận tối đa từ hoàn cảnh khó khăn của người dân và đưa họ qua biên giới một cách trái phép theo các phương thức gây nguy hiểm đến tính mạng con người”.
Theo bà, đó là lý do Đức nhất trí tăng cường tuần tra chung giữa lực lượng cảnh sát ở biên giới với cảnh sát liên bang trên lãnh thổ Czech và Ba Lan.
Video đang HOT
Đối với những hành vi xâm nhập trái phép, bà Nancy Faeser nhấn mạnh sự cần thiết phải phát hiện và ngăn chặn kịp thời ngay từ lúc ban đầu.
Lực lượng đặc nhiệm chung giữa ba nước sẽ được đặt dưới sự bảo trợ của Cơ quan cảnh sát châu Âu (Europol). Mục đích là hành động hiệu quả hơn chống lại những kẻ buôn người, phát hiện và ngăn chặn sự xâm nhập biên giới trái phép.
Đây là nỗ lực mới nhất của Bộ trưởng Faeser nhằm kiểm soát tình trạng nhập cư bất hợp pháp sau khi bà tuyên bố các biện pháp kiểm soát tạm thời ở biên giới của Đức với Ba Lan và Czech hôm 27/9.
Đức cân nhắc kế hoạch kiểm soát biên giới với Ba Lan và CH Séc
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, để hạn chế tình trạng di cư bất hợp pháp tìm cách vào Đức ngày một nhiều, Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Đức Nancy Faeser đang tính tới việc kiểm soát biên giới với Ba Lan và Cộng hoà Séc.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại biên giới Đức - CH Séc ở Breitenau, miền Đông Đức. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Trả lời phỏng vấn của báo Thế giới Chủ nhật (WaS), Bộ trưởng Faeser đã công bố một loạt biện pháp chống lại việc người tị nạn xâm nhập trái phép lãnh thổ Đức, trong đó có việc kiểm soát biên giới với Ba Lan và CH Séc. Bà nói: "Các biện pháp kiểm soát bổ sung phải được kết hợp nhịp nhàng với việc giám sát toàn bộ khu vực biên giới bằng cách kiểm tra ngẫu nhiên".
Cũng theo nữ chính trị gia thuộc đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), để triển khai kế hoạch này, Đức đã tăng cường cảnh sát liên bang tới khu vực biên giới chung với Ba Lan và CH Séc. Thậm chí trong thời gian tới, Đức sẽ phối hợp để triển khai cảnh sát liên bang trên lãnh thổ CH Séc như đã làm rất hiệu quả ở Thụy Sĩ để ngăn nạn xâm nhập trái phép của người tị nạn.
Ngoài ra, bà Faeser cũng kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn với Thổ Nhĩ Kỳ về vấn đề di cư trong tương lai, cho rằng thỏa thuận hiện hành của Liên minh châu Âu (EU) với Thổ Nhĩ Kỳ về kiểm soát người tị nạn vào châu Âu chưa được vận hành tốt. Theo Bộ trưởng Faeser, điều quan trọng nhất là phải bảo vệ biên giới bên ngoài EU và điều này chỉ có thể làm được khi có một hệ thống tị nạn chung.
Cũng theo lời của Bộ trưởng Faeser, cả Đức, Ba Lan và CH Séc đều là thành viên EU với khu vực biên giới mở Schengen. Tuy nhiên, việc tái áp dụng kiểm soát biên giới trong khu vực Schengen chỉ được phép thực hiện trong những trường hợp đặc biệt.
Trong thời gian qua, số người tị nạn đổ dồn tới châu Âu, đặc biệt là Italy và Đức, đã trở thành một trong những chủ đề chính được quan tâm ở khu vực này. Trong chuyến thăm đảo Sicily của Italy giữa tuần qua, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết nước này đang phải đối mặt với tình trạng nhập cư tràn lan. Cả Đức và Italy đều đã "chạm ngưỡng giới hạn chịu đựng" về làn sóng tị nạn.
Trong một diễn biến liên quan, Bộ Nội vụ Đức đang thảo luận về dự thảo "Luật Hội nhập thị trường lao động và gia đình". Chính phủ Đức muốn tạo ra một khởi đầu mới trong chính sách di cư và hội nhập, phù hợp với một quốc gia nhập cư hiện đại mà ở đó mọi người cần được hội nhập xã hội nhanh hơn. Những điểm chính của dự luật bao gồm tạo điều kiện đoàn tụ gia đình cho những người được hưởng quy chế "bảo vệ phụ" và trẻ vị thành niên.
Theo dự thảo, những người xin tị nạn và những người được hưởng quy chế tạm dung để ở lại Đức sẽ được tiếp cận thị trường lao động dễ dàng hơn. Dự thảo có đoạn: "Bất kỳ ai nhập cư Đức trước ngày 7/12/2021 và đang ở trong lãnh thổ Liên bang Đức với quy chế tạm dung hoặc tạm trú sẽ được phép đi làm".
Bên cạnh việc tạo điều kiện cho người tị nạn, dự thảo cũng đề cập tới một số biện pháp siết chặt đối với những người tị nạn phạm pháp hoặc không đủ điều kiện để ở lại Đức.
Theo đó, những hành vi vi phạm lệnh cấm nhập cảnh sẽ là căn cứ để giam giữ và chờ trục xuất trong tương lai.
Đức: Đàm phán lương trong lĩnh vực công sau làn sóng đình công thất bại Hôm 29/3, các nhà tuyển dụng khu vực công của Đức đã khởi động thủ tục tố tụng trọng tài sau khi các cuộc đàm phán với công đoàn về tiền lương của người lao động gặp thất bại và không đạt được một kết luận chung. Người biểu tình thuộc công đoàn Verdi tại Hamburg, Đức ngày 27/3. Ảnh: Reuters Trước đó...