Dựa vào đâu để nhà nước thu hồi tài sản bị tham nhũng?
Thu hồi tài sản tham nhũng chưa được như kỳ vọng, còn gặp nhiều khó khăn. Vậy, đâu là nguyên nhân và giải pháp khắc phục?
Quan điểm trái ngược vụ Giang Kim Đạt tham nhũng 18,6 triệu USDCó một loại thước đo “đặc biệt” để đánh giá sự trung thực của cán bộĐiều gì còn bị che giấu phía sau 1 triệu bản kê khai tai sản?
LTS: Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, năm 2013, tỷ lệ số tiền, tài sản tham nhũng thu hồi chỉ đạt chưa đến 10%. Năm 2014 cũng chỉ đạt trên 22%.
Nếu so sánh con số trên với tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt trên thực tế thì tỷ lệ còn thấp hơn nhiều.
Để làm rõ vấn đề này, hôm 22/7, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Đặng Ngọc Dinh – Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng.
“Tham nhũng càng phức tạp, thu hồi tài sản tham nhũng càng khó khăn”
PV: Thưa ông, theo báo cáo của cơ quan chức năng, năm 2013 tỷ lệ số tiền, tài sản tham nhũng được thu hồi chỉ đạt chưa đến 10%. Năm 2014 cũng chỉ đạt trên 22%. Ông bình luận gì về con số này?
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh: Con số thu hồi tài sản tham nhũng chưa phản ánh đúng bản chất vấn đề tham nhũng ở Việt Nam.
Mặt khác, việc thu hồi tài sản bị “đánh cắp” không phải
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, năm 2013, tỷ lệ số tiền, tài sản tham nhũng được thu hồi chỉ đạt chưa đến 10%. Năm 2014 cũng chỉ đạt trên 22%.
dễ dàng. Bởi lẽ, tham nhũng ở Việt Nam hiện nay rất phức tạp, đã trở thành “tập quán”.
Một khi tham nhũng khó kiểm soát thì việc thu hồi tài sản tham nhũng sẽ rất khó đạt yêu cầu.
Hay nói cách khác, một xã hội còn đặt nặng vấn đề thu hồi tài sản tham nhũng, đồng nghĩa với thực tế tham nhũng rất ghê gớm.
Video đang HOT
(Ảnh minh họa của Ngọc Diệp)
Thống kê trên cũng cho thấy, công tác thu hồi tài sản tham nhũng cũng chưa đạt như kỳ vọng của nhân dân.
Chống tham nhũng không chỉ dừng lại ở việc thu hồi tài sản tham nhũng.
Vấn đề nằm ở chỗ, phải có biện pháp ngăn chặn tận gốc vấn đề phát sinh tham nhũng chứ không việc giải quyết hậu quả của tham nhũng.
Tuy nhiên, nhìn nhận trên phương diện khách quan, kết quả thu hồi tài sản tham nhũng cũng phản ánh sự cố gắng của các cơ quan chức năng…
Nếu so sánh con số thu hồi tài sản tham nhũng trên với tổng giá trị tài sản bị “chiếm đoạt” bất hợp pháp, trên thực tế thì tỷ lệ còn thấp hơn nhiều. Theo ông đâu là nguyên nhân?
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh: Trong nhiều trường hợp tính pháp lý của tài sản tham nhũng đã bị thay đổi, khiến việc kê biên, xác định tài sản tham nhũng gặp nhiều khó khăn.
Ví dụ, tài sản tham nhũng (đất đai) đã được sang tên đổi chủ, qua nhiều lần giao dịch, thì việc thu hồi tài sản này sẽ rất khó.
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh (ảnh: Báo Kiến thức)
Mặt khác, việc đánh giá tài sản tham nhũng còn có sự khác nhau. Còn có sự chênh lệch giữa giá trị được đánh giá và giá trị thực tế số tài sản bị “chiếm đoạt” bất hợp pháp.
Ngoài ra, công tác thu hồi tài sản tham nhũng có thể chưa được xem xét một cách nghiêm túc.
Đó là chưa kể đối tượng tham nhũng có thể thực hiện hành vi lo lót, “chạy” để giảm nhẹ mức phải thu hồi.
Mặt khác, việc quy định về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền trong việc thu hồi tài sản tham nhũng chưa được chú ý đúng mức.
Tức là người ta thu hồi được tài sản tham nhũng thì tốt, không thu hồi được cũng chẳng sao.
Khuyến khích đối tượng vi phạm nộp tài sản tham nhũng
Theo ông, cần áp dụng biện pháp gì để việc thu hồi tài sản tham nhũng đạt hiệu quả hơn?
PGS.TS Đặng Ngọc Dinh: Trước mắt, hiệu quả của công tác thu hồi tài sản tham nhũng phụ thuộc vào việc đánh giá tài sản, tính tự nguyện của kẻ tham nhũng.
Có thể áp dụng chế tài giảm án tù đối với tội danh tham nhũng khi đối tượng vi phạm khắc phục hậu quả.
Điều này sẽ khích lệ những người có hành vi tham nhũng giao nộp tài sản bất minh.
Lưu ý, việc giảm án tù đối với tội danh tham nhũng khi họ khắc phục hậu, không đồng nghĩa với việc bỏ án tử hình do tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Về lâu dài, phải tạo dựng được một xã hôi sản sinh ra ít “rác” tham nhũng, thì việc thu hồi tài sản tham nhũng sẽ trở nên dễ dàng.
Song song đó, cần có cơ chế quản lý tài sản của công dân một cách hiệu quả.
Chú trọng công khai, minh bạch tài sản và trách nhiệm giải trình trước nhân dân.
Nghĩa là cơ quan công quyền phải có trách nhiệm giải đáp những thắc mắc của người dân về tài sản tham nhũng của các đối tượng vi phạm. Người dân được (phải) thực hiện quyền giám sát trên thực tế.
Sâu xa hơn, vị trí trong xã hội của người có quyền lực phải do người dân tự quyết định thông qua việc bầu cử, úng cử…./.
Trân trọng cảm ơn ông!
QUỐC TOẢN
Theo giaoduc
Phát hiện thi thể nam sinh viên đang phân huỷ tại phòng trọ
Sự việc trên được phát hiện vào khoảng 9h30 ngày 3.7 tại nhà số 51 ngõ 219 Định Công Thượng, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội.
Người dân phát hiện mùi phát ra từ căn nhà trọ đã khóa trái ở bên trong
Một số nhân chứng cho biết, vào buổi sáng, khi họ đi ăn sáng thì phát hiện có mùi hôi thối. Người dân tỏa đi tìm thì phát hiện mùi phát ra từ căn nhà trọ đã khóa trái ở bên trong. Thấy có nhiều nghi ngờ nên người dân đã gọi điện cho công an phường sở tại.
Ngay lập tức, cảnh sát đã có mặt và tiến hành phá cửa từ bên ngoài. Cơ quan chức năng phát hiện thi thể một nam sinh đã tử vong trên giường của nhà trọ này.
Qua xác minh ban đầu, danh tính nạn nhân được xác định là Đoàn Văn Thuận (SN1994, quê tại Trực Khang, Trực Ninh, Nam Định).
Nạn nhân là sinh viên một trường cao đẳng trên địa bàn Hà Nội. Theo quan sát, hiện trường vụ án là căn hộ được khóa trái cửa từ bên trong. Thi thể nam sinh viên có dấu hiệu phân hủy mạnh. Điện đèn trong phòng vẫn bật. Điện thoại của nạn nhân lưu tin nhắn cuối cùng vào khoảng 20h 21' ngày 1.7.
Hiện vụ việc đang tiếp tục được làm rõ.
Theo Laodong
Bản án sơ thẩm của Lý Nguyễn Chung tái khẳng định ông Chấn vô tội Bản án sơ thẩm của Lý Nguyễn Chung sáng 23/7 xác định ông Chấn không liên quan đến vụ án mạng tại thôn Me năm 2003. Trong phiên tòa sáng 22/7, của TAND tỉnh Bắc Giang, trong phần tuyên án, chủ tọa Ngô Quang Dũng tiếp tục tái khẳng định, ông Nguyễn Thanh Chấn (SN 1961, trú tại thôn Me, xã Nghĩa Trung,...