Đưa TT- Huế lên thành phố T.Ư: Vì sao sau 10 năm chưa thực hiện được?
Tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ ra những nguyên nhân khiến địa phương chưa thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau 10 năm thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị.
Như Dân Việt đã đưa tin, Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành đã đặt ra những mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể trong việc xây dựng và phát triển Thừa Thiên – Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó, mục tiêu đến năm 2025, tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
Đô thị Huế nhìn từ trên cao.
Nghị quyết số 54-NQ/TW ra đời sau 10 năm tỉnh thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế và đô thị Huế đến năm 2020. Trong đó, mục tiêu cơ bản đưa cả tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Kết luận 48 chưa thực hiện được.
Ngày 25/5/2009, Bộ Chính trị ban hành Kết luận 48-KL/TW về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế và đô thị Huế đến năm 2020, với phương hướng xây dựng tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hoá, du lịch, khoa học – công nghệ, y tế, giáo dục – đào tạo…
Theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, sau 10 năm thực hiện Kết luận 48, đô thị Thừa Thiên – Huế đã được quy hoạch, đầu tư xây dựng theo các lợi thế và bản sắc riêng, là đô thị theo hướng “di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp. Tỉnh đã khai thác một số ngành có lợi thế, tạo giá trị gia tăng, trong đó du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Thừa Thiên – Huế đã khẳng định được vị thế về văn hóa, chính trị, nhân văn đối với quốc gia, khu vực và thế giới. Cụ thể, đô thị Huế được công nhận là Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, Thành phố Xanh quốc gia, Thành phố văn hóa ASEAN, Thành phố bền vững môi trường ASEAN. Kinh tế phát triển theo hướng xanh và bền vững, tăng trưởng bình quân cả thời kỳ (2009-2018) 7,2%/năm. Quy mô nền kinh tế tăng 1,9 lần so với năm 2009, đã quy hoạch và phát triển đô thị Huế là đô thị loại I – đô thị trung tâm, hình thành các đô thị vệ tinh bao gồm 2 thị xã và các thị trấn… Tuy nhiên, sau 10 năm, mục tiêu cơ bản đưa cả tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Kết luận 48 vẫn chưa thực hiện được.
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế, việc tỉnh chưa thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là do nhiều nguyên nhân. Đó là: Xuất phát điểm của Thừa Thiên- Huế còn thấp, quy mô kinh tế nhỏ; chưa giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa bảo tồn đô thị di sản với khai thác, phát huy các giá trị di sản văn hoá và phát triển sản xuất công nghiệp (thu ngân sách); hạn chế nguồn lực trong phát triển kết cấu hạ tầng và Chính phủ thắt chặt quản lý vốn đầu tư công; việc hỗ trợ nguồn vốn đầu tư công của Trung ương cho phát triển cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, xã hội, trùng tu di tích, đầm phá… chỉ được lồng ghép qua các chương trình, dự án và chưa được ưu tiên bố trí đầu tư trực tiếp cho các dự án cụ thể theo Kết luận 48; thiếu sự hỗ trợ kịp thời của Trung ương về cơ chế huy động nguồn lực khu vực kinh tế tư nhân…
Sau 10 năm, mục tiêu cơ bản đưa cả tỉnh Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Kết luận 48 của Bộ Chính trị vẫn chưa thực hiện được.
UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho hay, với diện tích hơn 5.000km2, dân số khoảng 1,2 triệu người, có 7 di sản thế giới, tỉnh được Bộ chính trị, Chính phủ định hướng phát triển là đô thị di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện môi trường. Vì vậy, việc đáp ứng các tiêu chí của Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đánh giá đô thị loại I là không thể thực hiện được và cũng không phù hợp với đô thị đặc thù Thừa Thiên – Huế, cố đô duy nhất còn nguyên vẹn của Việt Nam.
Video đang HOT
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho rằng, để tạo đột phá, thúc đẩy phát triển đô thị Huế theo định hướng “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường” đặt trong mối tương quan hợp lý với các thành phố lớn, Thừa Thiên – Huế cần phải có cơ chế đặc thù riêng để trở thành Đô thị di sản – thành phố trực thuộc Trung ương. Qua đó, sẽ phục dựng và bảo tồn toàn vẹn các di sản vật thể, phi vật thể và thiên nhiên mang nét đặc trưng của Việt Nam mà cố đô Huế đang bảo tồn và phát huy.
Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị vừa được ban hành nêu rõ những hạn chế, yếu kém trong triển khai Kết luận 48 của Thừa Thiên – Huế có nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Cụ thể: Nhận thức về vị trí, vai trò của Thừa Thiên – Huế cũng như giá trị văn hoá di sản trong một bộ phận cán bộ, đảng viên còn hạn chế; chưa thấy rõ mối quan hệ gắn bó giữa kinh tế và văn hoá; chưa quan tâm phát triển kinh tế gắn với xây dựng và phát triển văn hoá; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.
Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh chưa thật sự quyết liệt, hiệu quả chưa cao; chưa chủ động tăng cường phối hợp với các cơ quan, bộ, ngành Trung ương trong việc đề xuất, kiến nghị những cơ chế, chính sách mới, đột phá, nhất là trong phát triển, kết cấu hạ tầng, quản lý đô thị, di sản, văn hoá, y tế, giáo dục và đào tạo; một số bộ, ngành Trung ương chưa quan tâm đúng mức, chậm phối hợp với tỉnh trong việc triển khai các dự án, công trình trọng điểm, quan trọng…
Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên – Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao…Tầm nhìn đến năm 2045, Thừa Thiên – Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu, đặc sắc của Châu Á.
Một số chỉ tiêu trong việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế từng giai đoạn cụ thể cũng được nêu trong Nghị quyết 54-NQ/TW. Trong đó, giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù; hoàn thành việc mở rộng TP.Huế theo quy hoạch trước năm 2022; tăng trưởng GDP 7,5 – 8,5%/năm; vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12%/năm, phấn đấu cân bằng ngân sách năm 2025; đến năm 2025, GRDP/người đạt 3.500-4.000 USD. Giai đoạn 2026- 2030 tăng trưởng GRDP 7 – 8%/năm, vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10%/năm, thu ngân sách Nhà nước tăng 13 – 15% năm; đến năm 2030 GRDP/người đạt 5.500 – 6.000 USD.
Theo danviet.vn
Tổng bí thư, Chủ tịch nước : 'Không nhân nhượng bất cứ thứ gì vô nguyên tắc'
Chia sẻ tại hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ họp 8 của Quốc hội, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định nguyên tắc là độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, nhưng đồng thời phải giữ ổn định.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị Ảnh Ngọc Thắng
Sáng 15.10, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu thuộc đơn vị bầu cử số 1 đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội tiếp xúc cử tri 3 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ trước thềm kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.
"Tôi sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe"
Phát biểu tại hội nghị sau khi lắng nghe ý kiến của các cử tri, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã cảm ơn những ý kiến xác đáng của các cử tri, đồng thời cảm ơn tình cảm thân thiết mà cử tri dành cho cá nhân ông. "Tôi sẽ cố gắng giữ gìn sức khỏe, năm nay 75 rồi, cũng đang là bệnh nhân", ông nói.
Chia sẻ những vấn đề mà cử tri quan tâm và kiến nghị, Tổng bí thư, Chủ tịch nước hội nghị T.Ư lần thứ 11 vừa bế mạc ngày 12.10 vừa qua nhận được sự quan tâm rất lớn của nhân dân, cử tri.
Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước, hội nghị bàn những vấn đề đại sự, nhìn lại 35 năm đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, tầm nhìn tới năm 2030 và 2045 là 100 năm thành lập Đảng và 100 năm thành lập nước, chứ không chỉ kiểm điểm 1 nhiệm kỳ vừa qua. Tuy nhiên, hội nghị dự kiến kéo dài trong 7 ngày nhưng 6 ngày đã thành công, thống nhất cao.
"Ngay trong T.Ư cũng phân tích lâu nay vẫn nói nguyên nhân thắng lợi đầu tiên là sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nhưng lần này nhấn mạnh ý đầu tiên là sự đoàn kết thống nhất. Vừa qua đúng là như thế", Tổng bí thư, Chủ tịch nước chia sẻ.
Cuộc đấu tranh với chính chúng ta, trong từng con người một
Về vấn đề phòng chống tham nhũng được nhiều cử tri nhắc tới, Tổng bí thư, Chủ tịch nước cho biết, trong bối cảnh tiến tới Đại hội XIII, vấn đề nhân sự đang được Đảng, nhân dân quan tâm.
"Tôi cũng cảm thấy nhiều bà con lo lắm. Vừa rồi, Bộ Chính trị cũng vừa ban hành một loạt quy định cũng là để hạn chế tiêu cực trong công tác nhân sự, cố gắng chọn người thật xứng đáng, chuẩn bị không chỉ cho T.Ư mà tất cả các ngành, các cấp", ông nói.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước trao đổi với cử tri tại hội nghị Ảnh Ngọc Thắng
Riêng về đấu tranh tham nhũng, Tổng bí thư, Chủ tịch nước cho biết, như nhiều ý kiến cử tri tại hội nghị, thời gian qua Đảng, Nhà nước có nhiều cố gắng, là điểm nhấn trong nhiệm kỳ này, kết quả không chỉ được dư luận trong nước mà quốc tế cũng quan tâm.
Tuy nhiên, Tổng bí thư, Chủ tịch nước thừa nhận "còn nhiều việc phải làm" vì đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp và vì đây là cuộc đấu tranh không phải với người khác, với bên ngoài, mà đấu tranh với chính chúng ta, trong từng con người một.
Đồng ý với đề nghị chống tham nhũng không phải là việc của Đảng mà cần được luật pháp hóa, Tổng bí thư, Chủ tịch nước thông tin, hơn 70 cán bộ thuộc diện T.Ư quản lý bị kỷ luật, trong đó có 1 ủy viên Bộ Chính trị, 4 ủy viên T.Ư Đảng khóa XII, 14 nguyên ủy viên T.Ư Đảng, 1 đồng chí nguyên phó thủ tướng Chính phủ, 5 đồng chí bộ trưởng và nguyên bộ trưởng, 2 đồng chí bí thư Tỉnh ủy, 5 đồng chí nguyên bí thư Tỉnh ủy và 17 đồng chí là tướng lĩnh, một số cán bộ đã bị xử lý hình sự.
"Tại hội nghị T.Ư vừa rồi tiếp tục thi hành kỷ luật 2 nguyên ủy viên T.Ư, nguyên bộ trưởng Thông tin - Truyền thông. Lúc đầu cãi ghê lắm chứ có nhận lỗi đâu, mà đây mới chỉ là kỷ luật về Đảng, còn về hành chính phải tương ứng, về hình sự phải tiếp tục làm", ông nói và khẳng định chúng ta đã quyết liệt làm, còn phải tiếp tục.
Không phải cứ nói mạnh, làm liều mới là yêu nước
Vấn đề quan hệ đối ngoại, trong đó có vấn đề Biển Đông, được Tổng bí thư, Chủ tịch nước dành khá nhiều thời gian đề cập tại hội nghị.
Ông thông tin, hội nghị T.Ư lần thứ 11 vừa qua đã dành một buổi trong chương trình làm việc để nghe báo cáo về tình hình đối ngoại để có thông tin và tạo sự đoàn kết, thống nhất cao.
Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước, quan hệ đối ngoại của chúng ta vừa qua tốt rồi, nhưng mỗi khu vực, địa bàn cũng có những vấn đề phức tạp riêng, đặc biệt là vấn đề biên giới, biển đảo. Nước nào cũng có và nước nào cũng phải xử lý.
"Ta ký được biên giới với Trung Quốc bao nhiêu năm nay, phân định được vịnh Bắc Bộ, bây giờ đang đàm phán phân định cửa vịnh Bắc Bộ. Hay gì mà căng thẳng, cả đôi bên cùng thiệt", ông nói.
Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, phải đặt vấn đề trong tổng thể, vừa kiên quyết kiên trì bảo vệ đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, nhưng đồng thời cũng phải giữ được môi trường hòa bình, ổn định.
Ông nói thêm việc xử lý mối quan hệ này không đơn giản chút nào, song như thế không có nghĩa là nhân nhượng bất cứ thứ gì vô nguyên tắc. "Nguyên tắc là độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ nhưng đồng thời phải giữ ổn định. Chưa có thời kỳ nào đất nước đang có không khí ổn định tốt như thế này. Phải giữ lấy nó", ông nói.
"Hiện nay có một số phần tử cố tình kích động, to tiếng lên, lên gân lên, ra vẻ ta là anh hùng, ra vẻ ta là yêu nước, vậy còn T.Ư Đảng, Chính phủ, Tổng bí thư không yêu nước à? Vô trách nhiệm à?", Tổng bí thư, Chủ tịch nước nêu vấn đề, và lưu ý không phải cứ nói mạnh, làm liều mới là yêu nước.
"Làm sao giữ đất nước yên bình, tiến lên nhưng đồng thời giữ đất nước độc lập thế mới là giỏi. Cha ông ta cũng thế thôi, các cụ khôn khéo lắm. Cố gắng giữ quan hệ nhưng cái gì về độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ta không bao giờ nhân nhượng", ông nhấn mạnh.
Hà Nội phải chú ý các vấn đề chiến lược
Dành phần cuối phần phát biểu để "nêu ý kiến" với lãnh đạo TP.Hà Nội với tư cách là một công dân Thủ đô và từng có thời gian là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Tổng bí thư, Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo TP cần phải quan tâm nhiều hơn tới các vấn đề chiến lược hơn là giải quyết những vấn đề hàng ngày.
Theo Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ đô chưa bao giờ phát triển với cơ ngơi như thế hiện nay, do đó phải chú ý phát triển toàn diện, kinh tế là trung tâm, nhưng văn hóa, đạo đức, văn minh, giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định.
"Cần chiến lược hơn, bài bản hơn, dân số sẽ còn đông, đất đai chỉ chừng ấy thôi. Nay dẹp cái này lại mọc lên thôi, dân đông thế này thì họ phải", ông lưu ý.
Theo thanhnien
Tổng Bí thư : Đã có 17 người là tướng lĩnh bị xử lý kỷ luật Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, kể từ đầu nhiệm kỳ khoá XII đến nay. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 1 Uỷ viên Bộ Chính trị...