Đứa trẻ trở về khi đã thành một chiến binh
1. Ngày này, những người yêu thích thần thoại Hy Lạp và hai bộ sử thi nổi tiếng Iliad và Odyssey của đại thi hào Homer, có dịp nhớ lại “cuộc chiến thành Troia” (còn được nhắc đến bằng các tên gọi, như: Cuộc chiến thành Troy, cuộc chiến Tơ-roa, chiến tranh Tơroa), diễn ra khoảng năm 1184 TCN.
Hàng thế kỷ trôi qua, các nhà nghiên cứu đã dày công vén bức màn huyền thoại để tìm ra sự thật lịch sử của cuộc chiến. Duy nhất một điều có thể khẳng định: Câu chuyện này đã trở thành bài học kinh điển về chiến lược, chiến thuật quân sự – mà “con ngựa gỗ thành Troia” là biểu tượng.
Gerard Pique khi còn khoác áo Manchester United.
Sau 10 năm chiến đấu ở thành Troia, quân Hy Lạp không thể chiến thắng quân Troia bằng sức mạnh quân đội nên đã buộc phải làm theo kế của Odyssey là dỡ tàu ra và lấy gỗ để làm thành một con ngựa, sau đó giả vờ rút khỏi và chỉ để lại một người. Người này có nhiệm vụ đánh lừa quân Troia, khiến họ tưởng rằng ngựa gỗ là món quà của quân Hy Lạp đền bù cho bức tượng Athena đã bị phá hủy. Thực tế, trong con ngựa chứa đầy quân lính. Khi quân Troia no say sau bữa tiệc chiến thắng, quân Hy Lạp trong bụng ngựa đã xông ra đánh và mở cổng thành cho quân bên ngoài vào. Nhờ có ngựa gỗ mà quân Hy Lạp đã giành chiến thắng hoàn toàn.
2. Thế giới bóng đá có nhiều câu chuyện về món quà từa tựa như “con ngựa gỗ thành Troia”, ít nhất là suy luận theo dạng… “thuyết âm mưu”. Trong vòng 10 năm trở lại đây, đội bóng 1 lần “được nhận quà” để rồi tới 2 lần bị đả phá chỉ có thể là Manchester United với “món quà” là Gerard Pique.
Năm 17 tuổi, chàng thanh niên mảnh khảnh có khuôn mặt “búng ra sữa” rời lò đào tạo La Masia của Barcelona – nơi anh cùng với Cesc Fabregas và Lionel Messi hợp thành “bộ 3 nguyên tử”, dẫn đầu thế hệ “không bao giờ xuất hiện lần thứ hai”, để đến Manchester United. Con mắt tinh tường của Sir Alex Feguson khi ấy đã nhìn ra những phẩm chất quý giá của Gerard Pique và đưa anh về Old Trafford với những hoạch định chiến lược dài hơi trong tương lai.
Tuy nhiên, thời điểm Gerard Pique đến Manchester United, “Quỷ đỏ” đang sở hữu cặp đôi trung vệ được đánh giá là xuất sắc bậc nhất châu Âu và chơi với nhau cực kỳ ăn ý vào thời điểm đó: Rio Ferdinand và Nemanja Vidic, chưa kể còn có những “quân bài” thay thế khá chất lượng khác như John O’Shea.
Sau 2 năm với 10 trận đấu và đa phần là vào sân từ băng ghế dự bị hoặc ở những giải đấu cúp thứ yếu, Gerard Pique được Manchester United đem cho Real Zaragoza mượn một mùa để tích lũy thêm kinh nghiệm. Với Zaragoza, Gerard Pique đã có 22 trận tại La Liga cùng 2 bàn thắng.
Khi trở lại Old Trafford, Sir Alex Ferguson hứa hẹn cho Gerard Pique chơi ít nhất 25 trận ở mùa 2007-2008 và ngay trong trận đấu đầu tiên được ra sân trong đội hình xuất phát tại đấu trường Champions League mùa đó, Pique đã ghi bàn mở tỷ số trong chiến thắng 4-0 của Manchester United trước Dynamo Kyiv. Thế nhưng, khi trở lại Premier League, Pique lại phạm phải một sai lầm trực tiếp trong trận gặp Bolton khiến Manchester United thúc thủ 0-1.
Bán kết Champions League mùa giải 2007-2008. Manchester United hành quân đến Camp Nou gặp Barcelona. Nemanja Vidic dính chấn thương. Khi đó, với vị trí là trung vệ thứ ba, Pique sẽ được ra sân. Tuy nhiên, trước trận đấu, Sir Alex Ferguson đã đến gặp riêng Pique và thông báo: “Gerard, thật tiếc phải thông báo rằng cậu không thể ra sân hôm nay. Hợp đồng gần như hoàn tất. Nếu ra sân, cậu sẽ có một trận đấu tồi tệ, họ sẽ nói về điều đó bởi cậu sắp đến Barcelona. Thế nên tôi không thể để cậu ra sân. Tôi chỉ muốn cho cậu biết lý do”.
Mùa giải năm đó, “Quỷ đỏ” vô địch cả Champions League lẫn Premier League. Còn Barcelona chỉ mất 5 triệu bảng để đưa Gerard Pique trở về “mái nhà xưa”.
Chỉ 1 năm sau, mùa giải 2008-2009, Barcelona gặp Manchester United trong trận đấu cuối cùng của Champions League tại SVĐ Olimpico. Gerard Pique được ra sân ngay từ đầu bên cạnh đội trưởng Carles Puyol. Ngay phút thứ 2 của trận đấu, Cristiano Ronaldo sút căng từ khoảng cách 25m khiến thủ môn Victor Valdes vất vả cản phá, Park Ji Sung lao vào sút bồi, bàn thắng lẽ ra đã đến nếu Pique không kịp lùi về cản phá. Kết quả trận đấu thì chúng ta đã biết, Barca bước lên ngôi vô địch với thắng lợi 2-0 với các bàn thắng của Samuel Eto’o và Lionel Messi.
Trận này, Gerard Pique được chấm 7 điểm, chỉ sau 2 cầu thủ xuất sắc nhất là Messi và Xavi (cùng 8 điểm). Chúng ta còn nhớ trung vệ 22 tuổi đã gần như “phong tỏa” toàn bộ “bầu trời” trước khung thành đội nhà tốt như thế nào. Và, nếu không có pha cản phá của Gerard Pique đầu trận, biết đâu kết quả trận đấu đã khác.
2 năm sau, cũng trong trận chung kết Champions League mùa 2010-2011 trên SVĐ Wembley, Gerard Pique cùng Barcelona một lần nữa gặp lại Manchester United, lần này ở SVĐ Wembley. Gerard Pique lúc này đã trở thành trung vệ hàng đầu thế giới, không thể thay thế ở Barcelona. Người đá cặp với anh là Mascherano. Barcelona một lần nữa vô địch với chiến thắng 3-1.
Trận đấu hôm đó, máy quay đã ghi lại hình ảnh Sir Alex Ferguson nắm chặt đôi tay mình run rẫy vì bất lực. Barcelona đơn giản là quá mạnh so với phần còn lại của thế giới. Và cũng bởi, trong đội hình Barcelona có một Gerard Pique đã hiểu đội bóng cũ của mình đến “chân tơ kẽ tóc”.
3. Cựu tiền vệ Michael Carrick sau này tiết lộ rằng, trận thua ở chung kết Champions League 2009 trước Barcelona đã khiến anh chịu một cú sốc tâm lý nặng nề và khiến anh mất hai năm vật lộn để chống lại căn bệnh trầm cảm.
Còn Sir Alex Ferguson phải thốt lên cay đắng: “Bán Pique là một trong những điều đáng tiếc nhất trong sự nghiệp cầm quân của tôi”.
Khi đồng ý để Gerard Pique quay trở lại mái nhà xưa, hẳn Sir Alex Ferguson quên rẳng chàng thanh niên ấy sở hữu chỉ số IQ lên tới 170 – nằm trong top 0.001% những người thông minh nhất thế giới, cao hơn cả đại thiên tài Albert Einstein (IQ khoảng 160). Một “món quà” quý hơn vàng từ Barcelona. Phẩm chất thiên tài, cùng với sự trui rèn có kết quả thế nào thì thế giới bóng đá đã và đang được chứng kiến.
Còn với Gerard Pique, anh chia sẻ trong những lần gặp lại đội bóng cũ với tất cả niềm xúc động: “Tôi đến Manchester từ hồi còn là đứa trẻ và ra đi khi đã là người đàn ông”.
Đúng hơn thì Manchester United đã có 4 năm nuôi dưỡng một đứa trẻ, rồi trao lại cho đối thủ – khi đứa trẻ ấy đã trở thành một chiến binh – chiến binh mang trong mình “dòng máu Catalonia”.
Nguyên Phong
Đội hình hay nhất có quốc tịch khác nhau của MU: Không có chỗ cho Rooney và Cantona
Tờ Manchester Evening News mới đây đã đưa ra đội hình của MU với 11 cầu thủ có quốc tịch khác nhau. Điều đáng chú ý là trong đội hình này sẽ không có Wayne Rooney, Eric Cantona hay Paul Scholes.
Thủ môn: Peter Schmeichel (Đan Mạch)
Peter Schmeichel
Trong lịch sử MU có những thủ môn xuất sắc như Peter Schmeichel và Van der Sar. Tuy nhiên do Van der Sar có quốc tịch Hà Lan nên nếu chọn anh, sẽ không thể chọn thêm 1 cầu thủ Hà Lan khác vào đội hình này.
Trong khi đó, De Gea có thể đổ lỗi cho sự thiếu may mắn của mình khi không có mặt trong đội hình này.
Cặp trung vệ: Rio Ferdinand (Anh) và Nemanja Vidic (Serbia)
Vidic và Rio Ferdinand
Vidic là một lựa chọn hiển nhiên ở vị trí trung vệ của MU. Tuy nhiên chọn người đá cặp với anh trong đội hình này sẽ không hề dễ dàng. Jaap Stam vắng mặt vì anh là cầu thủ người Hà Lan. Nhiều trung vệ khác như Victor Lindelof, Marcos Rojo, Eric Bailly, Jonny Evans và John O'Shea không được chọn vì tài năng của họ chưa đủ để góp mặt trong đội hình này.
Và có lẽ người đá cặp với Vidic phù hợp nhất không ai khác ngoài Rio Ferdinand. Dù sao thì Vidic và Ferdinand đã tạo thành cặp trung vệ thép trong lịch sử MU.
Cặp hậu vệ cánh: Patrice Evra (Pháp) và Antonio Valencia (Ecuador)
Việc chọn ra cầu thủ ở vị trí hậu vệ cánh cũng gây ra nhiều khó khăn. Ở hành lang cánh trái, Patrice Evra là người được chọn trong khi Denis Irwin vắng mặt vì lý do dành suất của 1 cầu thủ Ireland cho vị trí khác.
Ở cánh đối diện, Gary Neville đã thi đấu xuất sắc trong nhiều năm nhưng anh lại có quốc tịch Anh, trùng với trung vệ Rio Ferdinand nên không được lựa chọn. Do vậy, người được chọn ở vị trí hậu vệ phải sẽ là Antonio Valencia.
Cặp tiền vệ trung tâm: Roy Keane (CH Ireland) và Park Ji-sung (Hàn Quốc)
Roy Keane và Park Ji sung
Roy Keane sẽ góp mặt trong đội hình này, đơn giản bởi anh là một trong số những tiền vệ hay nhất trong lịch sử CLB và cũng vì chưa có cầu thủ Ireland nào khác góp mặt trong đội hình.
Người đá cặp với Roy Keane sẽ là cầu thủ người Hàn Quốc, Park Ji-sung. MU có nhiều tiền vệ xuất sắc như Paul Scholes và Michael Carrick nhưng cả hai đều là người Anh. Ander Herrera và Darren Fletcher có lợi thế về quốc tịch nhưng Park Ji-sung luôn là lựa chọn yêu thích của Sir Alex trong 7 năm mà cầu thủ này gắn bó với MU.
Cầu thủ chạy cánh: Ryan Giggs (xứ Wales) và Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha)
Giggs và Cristiano Ronaldo
Việc chọn lựa cầu thủ ở vị trí này lại dễ dàng hơn nhiều vì Ryan Giggs và Cristiano Ronaldo đã thi đấu rất xuất sắc trong thời gian khoác áo MU. Ở cánh trái, Giggs đang giữ kỷ lục là cầu thủ đá nhiều trận nhất cho MU. Trong khi ở cánh phải, không ai vượt qua được Cristiano Ronaldo, cầu thủ đã giành 5 QBV và mang quốc tịch Bồ Đào Nha.
Tiền đạo: Ruud van Nistelrooy (Hà Lan) và Dwight Yorke (Trinidad & Tobago)
Nistelrooy và Dwight Yorke
MU có nhiều tiền đạo săn bàn xuất chúng trong lịch sử CLB này nên lựa chọn ra cặp tiền đạo sẽ không hề dễ dàng. Eric Cantona là chân sút trứ danh của MU nhưng ông lại trùng quốc tịch với Evra. Andy Cole, Marcus Rashford, Mark Hughes và Robin van Persie cũng trùng quốc tịch với những cầu thủ khác trong đội hình này nên không được lựa chọn.
Trong khi đó, Ruud van Nistelrooy nổi lên là ứng viên sáng giá, bởi thành tích ghi bàn "khủng" của mình cho MU và quốc tịch Hà Lan.
Có nhiều lựa chọn để tìm ra người đá cặp với Van Nistelrooy trên hàng công như Ole Gunnar Solskjaer, Dimitar Berbatov, Javier Hernandez, Carlos Tevez và Romelu Lukaku. Tuy nhiên Dwight Yorke có lẽ là lựa chọn hợp lý hơn cả. Trong 2 mùa giải đầu gắn bó với MU, anh đã ghi hơn 50 bàn thắng.
Đội hình MU với 11 cầu thủ có quốc tịch khác nhau: Peter Schmeichel (Đan Mạch); Patrice Evra (Pháp), Nemanja Vidic (Serbia), Rio Ferdinand (Anh), Antonio Valencia (Ecuador); Ryan Giggs (Wales), Roy Keane (CH Ireland), Park Ji-Sung (Hàn Quốc), Cristiano Ronaldo (Bồ Đào Nha); Ruud van Nistelrooy (Hà Lan), Dwight Yorke (Trinidad&Tobago).
Sơn Tùng
Top 10 cầu thủ máu lửa nhất của MU Trong lịch sử của MU luôn có những cầu thủ được xem là những chiến binh trên sân cỏ. Họ luôn thi đấu máu lửa ở trên sân và không e ngại việc đổ máu trong khi chơi bóng. Nemanja Vidic Với lối chơi lăn xả, quyết liệt, Vidic đã nhiều lần đổ máu trên sân. Tuy nhiên lối chơi của anh đã...