Đứa trẻ mang hai trọng bệnh với hy vọng sống mong manh
Được người nhà bệnh nhân cùng các y, bác sĩ ở bệnh viện hỗ trợ từng miếng ăn, hộp sữa, hai tuần qua bé trai 5 tuổi Vương Tấn Nam cận kề cái chết với hai căn bệnh hiểm nghèo: tim bẩm sinh và Abcess não.
Lặng nhìn con nằm trên giường bệnh ở khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi, hơi thở yếu ớt, người mẹ – chị Huỳnh Thị Cương nghẹn ngào buồn lo, nước mắt lăn dài trên gò má xanh xao . Bệnh tật hoành hành nên hiện bé Nam đã 5 tuổi nhưng cơ thể tong teo, da tím ngắt, nặng chưa được 11 kg nằm lọt thỏm giữa giường bệnh.
Bé Nam 5 tuổi với cái nhìn đầy lo lắng khi mẹ đau khổ vì bệnh tật của con. Ảnh: Trí Tín
Suốt hai tuần qua, dõi theo từng hơi thở mệt nhọc, đứt quãng của con mà lòng chị Cương đau đớn ngỡ chừng đứt ra từng khúc ruột. Càng nhớ về những ngày tháng bé Nam mới chào đời, cả nhà mừng vui, hạnh phúc bao nhiêu thì giờ đây người mẹ lại xót xa, đau khổ gấp bội. “Lúc cháu mới chào đời trông bụ bẫm lắm, hàng xóm ai nấy cũng xuýt xoa. Nào ngờ đến 13 tháng tuổi, cháu sốt, da tím tái, bác sĩ chẩn đoán vừa bị tim bẩm sinh vừa Abcess não. Bác sĩ bảo phải đưa cháu ra Bệnh viện TW Huế phẫu thuật, lúc ấy nhà không có tiền nên sau khi con bớt sốt tôi xin bác sĩ cho về”, chị Cương buồn bã nói.
Trở về nhà, bệnh diễn biến nặng hơn, chân tay bé Nam ngày càng ốm yếu, tong teo co rút như que củi. Cuối tháng 5 vừa qua, một lần nữa, cháu được đến Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi trong tình trạng đau đầu dữ dội, sốt cao. Giống như nhận định lần trước, các bác sĩ khoa Hồi Sức Cấp Cứu, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi kết luận: Bé mắc bệnh tim bẩm sinh và Abcess não.
Video đang HOT
“Chúng tôi khuyên chị Cương đưa cháu ra Bệnh viện TW Huế để được phẫu thuật, điều trị dứt điểm hai căn bệnh này, thế nhưng chị đã cầu cứu xin cho cháu nằm lại ở khoa vì gia cảnh quá nghèo”, bác sĩ Lê Nguyễn Thanh Hằng, Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi cho biết.
Theo bác sĩ Hằng, nếu cháu Nam không được điều trị phẫu thuật sớm, nguy cơ tử vong là rất cao. Bác sĩ nói: “Tình cảnh gia đình bệnh nhân thật đáng thương nên những ngày qua vào mỗi ca trực chúng tôi đều mang sữa cho bé Nam uống. Bệnh tình của cháu cần phải chuyển lên tuyến trên, phẫu thuật kỹ thuật cao thì mới chữa bệnh dứt điểm, đảm bảo sức khỏe lâu dài”.
Bác sĩ đang chăm sóc cho cậu bé 5 tuổi ở bệnh viện. Ảnh: Trí Tín
Thương cho hoàn cảnh nghèo khó của mẹ con chị Cương, một số người nhà bệnh nhân cùng các y, bác sĩ cũng góp nhau lúc thì cho hộp sữa, khi chia sẻ vài nghìn đồng bữa đói bữa no lót dạ qua ngày.
Chồng chị Cương bị bệnh câm điếc, quanh năm hai vợ chồng làm thuê quần quật nhưng cái nghèo, cái đói cứ đeo bám mãi. Chị Cương bộc bạch: “Quê nghèo làm lụng không kiếm được nhiều tiền, từ ngày cháu Nam bị bệnh, gia đình tôi càng rơi vào cảnh túng thiếu hơn”.
Trong khi người mẹ ngồi bên giường bệnh thắc thỏm lo âu cho số phận của bé Nam thì ông Vương Ca (chồng chị Cương) cùng con trai Vương Tấn Việt (14 tuổi) ngồi co rúm dưới sàn hành lang khoa Hồi sức cấp cứu cũng căng thẳng không kém. Ông Ca cứ ú ớ chắp hai tay trước ngực như van xin điều gì, rồi đưa hai tay áp bên gò má sạm đen, xong nhắm mắt lại đau đớn như tỏ bày nỗi lòng người cha câm trước số phận mong manh của con mình.
Mọi sự giúp đỡ vui lòng liên hệ bà: Huỳnh Thị Cương ở thôn Hòa Phú, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi); hoặc khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi. Độc giả có thể gửi tiền hỗ trợ vào tài khoản 0271000957578 Vietcombank Quảng Ngãi, tên chủ tài khoản Huỳnh Thị Cương.
Theo VNE
Cẩn thận bị say sắn khi ăn sắn
Sau khi ăn sắn tôi hay bị buồn rã rời chân tay, đầu choáng váng, bụng đau lâm râm. Mọi người nói đó là say sắn do tôi ăn lúc đói. Xin bác sĩ cho biết, chất gì của sắn gây ra triệu chứng trên và tôi có nên ăn nữa không?
Những gì bạn miêu tả đúng là biểu hiện của say sắn. Nguyên nhân là do chất acid cyanhydric- một chất độc mạnh có trong sắn. Chất này có thể gây tử vong nếu ăn quá nhiều và nạn nhân không được cấp cứu kịp thời.
Thường thì sau khi ăn sắn vài giờ, nếu bị ngộ độc cyanhydric, nạn nhân sẽ thấy mặt nóng bừng, chóng mặt, váng đầu, ù tai, ngứa ngáy, chân tay co giật, có khi sốt, thậm chí tử vong.
Khi chế biến sắn cần phải lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ và mở vung khi đun để chất độc bay hơi bớt (nguồn ảnh: internet)
Khi có người bị ngộ độc sắn cần phải có biện pháp xử lý kịp thời bằng cách: Gây nôn cho nạn nhân, sau đó cho uống nước đường, nước mía và chuyển nạn nhân đến khoa chống độc hoặc khoa cấp cứu hồi sức.
Khi mua và chế biến sắn, muốn không bị ngộ độc cần chú ý: mua sắn tươi vừa mới dỡ về. Khi chế biến sắn cần phải lột sạch vỏ, ngâm vào nước vo gạo ít nhất 1 giờ và mở vung khi đun để chất độc bay hơi bớt. Sắn chưa chế biến thì phải vùi xuống đất.
Không nên ăn sắn luộc vào buổi tối vì nếu ngộ độc sẽ khó xử lý kịp.
(Theo Sức khoẻ & Đời sống)
"Cô Lượm" thật đang ở đâu? Chuyện đời của Lượm đang trở thành một làn sóng bức xúc khi mà hàng triệu khán giả truyền hình "dính" cú lừa ngoạn mục. Tuy nhiên, chuyện Lượm thật có ngoài đời hay không cũng là một ẩn số. Trong một lần tác nghiệp chúng tôi đã được "Lượm giả" trần tình về Lượm thật trong những lời cay đắng. Dương thẳng...