Đưa tỉnh Bạc Liêu phát triển theo hướng xanh và bền vững
Hiện nay, Bạc Liêu là điểm sáng trong thu hút và mời gọi các nhà đầu tư trong, ngoài nước, đặc biệt là các dự án điện gió, điện Mặt Trời và điện khí.
Điện gió hòa Bình 5 tại huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. (Ảnh: Nhật Bình/TTXVN)
Việc phát triển các dự án điện gió khu vực ven biển là rất phù hợp với điều kiện sẵn có và định hướng phát triển của Bạc Liêu, đồng thời góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đặc biệt phù hợp với chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đưa “Bạc Liêu phát triển theo hướng xanh,” chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Đây là phát biểu của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều tại Lễ Khánh thành Nhà máy điện gió Hòa Bình 5 giai đoạn 1 công suất 80MW của Công ty cổ phần Đầu tư Hacom Holdings tại xã Vĩnh Thịnh, xã Vĩnh Hậu, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu ngày 29/4.
Video đang HOT
Ông Phạm Văn Thiều khẳng định sẽ hỗ trợ tối đa và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tất cả các dự án năng lượng trên địa bàn tỉnh nói chung và dự án điện gió Hacom nói riêng vận hành ổn định, thành công. Đồng thời, đề nghị các sở, ngành cần tích cực hỗ trợ nhà đầu tư rà soát kỹ toàn bộ hồ sơ, thủ tục pháp lý để đảm bảo đúng, đủ theo quy định. Trường hợp chưa hoàn chỉnh thì hướng dẫn bổ sung nhanh nhất, đủ nhất, đúng nhất.
Cùng với đó, tỉnh giao Ủy ban Nhân dân huyện Hòa Bình chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an, Biên phòng đảm bảo an ninh trật tự, an toàn tuyệt đối cho các công trình trọng điểm này, nhất là không để xảy ra tình trạng trộm cắp làm ảnh hưởng đến hoạt động của các dự án.
Về phía Công ty cổ phần Đầu tư Hacom Holdings, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu yêu cầu kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận hành nhà máy (nếu có) để các sở, ngành và chính quyền địa phương giải quyết, xử lý kịp thời.
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều tại Lễ khánh thành Nhà máy Điện gió Hòa Bình 5. (Ảnh: Nhật Bình/TTXVN)
Mặt khác, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu tiếp tục kế thừa, phát huy những điều kiện, thế mạnh sẵn có của công ty để tiếp tục tham gia đầu tư nhiều dự án lớn khác trên địa bàn tỉnh không chỉ trong lĩnh vực năng lượng, mà các lĩnh vực khác mà tỉnh đang có nhu cầu, nhất là việc phát triển thành công quy hoạch khu đô thị 860ha phía Tây Nam, thành phố Bạc Liêu.
Hiện nay, Bạc Liêu là điểm sáng trong thu hút và mời gọi các nhà đầu tư trong, ngoài nước, đặc biệt là các dự án điện gió, điện Mặt Trời và điện khí.
Trên địa bàn tỉnh có 8 dự án điện gió với tổng công suất là 469,2 MW (lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ ba trong cả nước; trong đó có 6 dự án điện gió trên biển (công suất 349,2 MW), 2 dự án điện gió trong đất liền (công suất 120MW)), sản lượng điện gió hàng năm khoảng 1,4 tỷ kWh, giúp giảm phát thải khoảng 806.960 tấn CO2/năm, tăng thu ngân sách tỉnh hàng năm gần 300 tỷ đồng.
Tiêu biểu nhất là Dự án Nhà máy nhiệt điện khí LNG Bạc Liêu 3.200MW, với tổng mức đầu tư khoảng 4 tỷ USD (tương đương 93.600 tỷ đồng), sản lượng điện khí hàng năm khoảng 19 tỷ kWh, phấn đấu khởi công Dự án vào năm 2022, vận hành tổ máy đầu tiên công suất 800 MW vào năm 2024 và hoàn thành toàn bộ dự án với công suất 3.200MW vào năm 2027./.
Đề xuất dừng cấp chủ trương đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời chưa triển khai
Bộ Công Thương vừa đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tạm dừng cấp chủ trương đầu tư với các dự án điện gió, điện mặt trời đã có trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia được phê duyệt nhưng chưa triển khai tính tới ngày 26/1/2022, để chờ kết quả rà soát trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo chỉ đạo của Chính phủ.
Lắp đặt cánh quạt trụ điện tại Dự án điện gió Đông Hải 1 (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Ảnh minh họa: Chanh Đa/TTXVN
Đối với các dự án đã được phê duyệt, đã có chủ trương đầu tư đến thời điểm 26/1/2022 và chưa đủ điều kiện áp dụng cơ chế giá bán điện cố định (FIT) theo quyết định 13/2020/QĐ-TTg và quyết định 39/2018/QĐ-TTg, Bộ Công Thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ đầu tư được đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để xác định giá mua bán điện nằm trong khung giá phát điện do Bộ Công Thương ban hành, với quy trình theo quy định.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, công suất các dự án điện gió đã được bổ sung quy hoạch hiện là 11.921MW. Trong số này, có 146 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với công suất là 8.171,475MW.
Các dự án và phần dự án đã đi vào vận hành thương mại (COD) trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết ngày 31/10/2021 là 84 dự án với tổng công suất là hơn 3.980 MW. Trong số này có 15 dự án đã COD được một phần công suất là hơn 325 MW và tổng công suất chưa COD là hơn 1.031 MW.
Đối với các dự án điện mặt trời, tình hình cũng không có gì đặc biệt khi tới hết ngày 31/12/2020 đã có 148 dự án đã được công nhận COD với tổng công suất là hơn 8.652 MW. Con số này cũng còn kém xa tổng số công suất điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch là 15.400 MW.
Xung đột Ukraine khiến tích trữ năng lượng trở thành điểm then chốt nhất Ngay trước khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, thị trường năng lượng toàn cầu đã phải vật lộn với vấn đề nguồn cung, trong khi chính phủ nhiều nước rốt ráo triển khai dịch chuyển năng lượng. Châu Âu lắp đặt công suất điện gió cao kỷ lục. Ảnh: Innovation News Network Giá dầu mỏ, khí đốt tiếp tục tăng...