Đưa tiền bồi dưỡng là quy định bất thành văn ở Vinalines
Trả lời câu hỏi HĐXX về việc đưa 340 triệu đồng cho Phó tổng giám đốc Trần Hữu Chiều để bồi dưỡng vào việc gì, bị cáo Trần Hải Sơn cho biết tại Vinalines có những quy định bất thành văn, tức không nói nhưng người khác phải tự hiểu.
Theo bị cáo Sơn, quy định bất thành văn này diễn ra trong bối cảnh “bản thân được nắm dự án có những khoản vốn lớn” nên việc đưa tiền bồi dưỡng không cần phải giải thích.
Bị cáo Trần Hải Sơn cho biết, đưa tiền bồi dưỡng là quy định bất thành văn ở Vinalines – Ảnh: Thái Sơn
Tuy nhiên, bị cáo này cũng tỏ ra mâu thuẫn, khi không nhớ khoản tiền bồi dưỡng này cụ thể là bao nhiêu, 500 triệu hay 340 triệu như lời khai trước đây. “Bị cáo rất tin tưởng anh Chiều nên nếu anh nói 340 triệu thì chắc là đúng”, Sơn nói và giải thích, có thể trong quá trình mang đi đủ 500 triệu nhưng rút đi tiêu pha nên chỉ còn 340 triệu.
“Chắc bị cáo nhiều tiền quá nên không kiểm soát nổi”, chủ tọa thốt lên.
Trước tòa, bị cáo Trần Hải Sơn tiếp tục khẳng định đã đưa 10 tỉ đồng cho Dương Chí Dũng. 3 lần đưa cho Mai Văn Phúc tổng cộng 10 tỉ đồng. Nguồn tiền các lần đưa này là do em gái Sơn chuẩn bị hoặc do bị cáo rút ra từ ngân hàng.
Tuy nhiên, khi HĐXX hỏi cụ thể thì Sơn tiếp điệp khúc “không nhớ” cụ thể về thời điểm, bối cảnh đưa tiền. Kể cả việc rút tiền từ Ngân hàng cổ phần Hàng Hải tại Hà Nội hay Hải Phòng thì bị cáo này cũng không nhớ.
Bị cáo này từ chối các câu hỏi của luật sư bào chữa cho Dương Chí Dũng và nói bảo lưu các lời khai tại cơ quan điều tra.
Video đang HOT
Theo TNO
Vụ án giết vợ trong ngày cưới con gái: "Nó hiền lắm!"
Ly thân hơn 3 năm, hai vợ chồng mới lại gặp nhau trong ngày cưới con gái. Giữa lúc gia đình cố gắng vận động, nối kết lại tình cảm, người chồng bất ngờ giết vợ.
Ông Ngô Đức Hỷ, ông ngoại Nguyễn Văn Thành.
Án mạng kinh hoàng
Bà con xóm 4 Quỳnh Bá, Quỳnh Lưu (Nghệ An) vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ án chồng giết vợ trong ngày cưới con. Cùng trong một gia đình mà đám cưới, đám tang liền kề nhau khiến ai nấy nhắc đến đều chua xót.
Bên bàn thờ đầy khói hương, ông Ngô Đức Hỷ (86 tuổi, ông ngoại của Nguyễn Văn Thành) ngồi thẫn thờ. Dường như vẫn chưa tin hết vào những chuyện vừa xảy ra, ông Hỷ cứ lắc đầu khi nhìn vào bức di ảnh.
"Lúc ấy khoảng hơn 4h chiều, tôi đang ngồi trong nhà thì con Chanh rước dâu về vào nhà chào tôi. Tôi vừa đi ra giếng múc nước thì nghe tiếng thét lớn từ ngoài sân.
Tôi rùng mình chạy ra thì thấy con Chanh nằm giữa sân, xung quanh toàn thấy máu. Thằng Thành vẫn đang cầm chiếc dao nhọn trên tay" - cụ ông bần thần kể lại.
Cùng chứng kiến sự việc kinh hoàng còn có bà Nguyễn Thị Tâm (mẹ đẻ Thành). Bà Tâm khóc lịm trước cảnh tan cửa nát nhà, con dâu chết thảm, con trai bị bắt.
"Tôi nghe tiếng thằng Thành kêu to: "Trời ơi tôi đâm chết vợ tôi rồi", liền chạy ra. Thấy cảnh đó tim tôi như muốn dừng lại, không mở miệng nói được lời nào" - bà Tâm nhớ lại.
Ông Hỷ cho biết thêm, lúc chị Chanh bước vào nhà thì Thành đang ở trong buồng. Ngay sau đó, Thành chạy ra kéo vợ để lôi ra ngoài. Trong lúc chị Chanh kháng cự, Thành đã dùng con dao nhọn đâm xuyên ngực vợ. Chị Chanh đổ gục tại chỗ còn Thành thì chạy ra ao vườn rửa ráy và bảo người thân gọi công an đến bắt.
"Nó hiền lắm!"
Nguyễn Văn Thành và chị Nguyễn Thị Chanh kết hôn năm 1994, đã có với nhau 3 mặt con. Từ ngày lấy nhau, giữa hai người có nhiều mâu thuẫn, rất hay cãi vã. Nhiều lần, chị Chanh trách chồng hay uống rượu và cờ bạc.
Bức di ảnh chị Nguyễn Thị Chanh, người bị sát hại ngay sau đám cưới con gái.
Năm 2010, chị Chanh cùng con gái đầu bỏ vào miền Nam làm thuê, để lại chồng cùng hai đứa con ở nhà. Từ đó hai vợ chồng sống ly thân. Nguyễn Văn Thành cùng 2 con sống cùng ông ngoại đã 86 tuổi.
Suốt 3 năm, chị Chanh không hề liên lạc về cho chồng. Bực tức vì vợ bỏ đi, cách đây hơn một năm Nguyễn Văn Thành có làm đơn ly hôn để gửi lên cơ quan chức năng, thông báo cho vợ trở về để ra tòa giải quyết nhưng chị Chanh vẫn không về.
Cho đến khi con gái đầu là Nguyễn Thị Loan cưới chồng (ngày 17/7), chị Chanh mới về nhà đúng lúc gia đình sắp đưa dâu. Tại đám cưới, người thân khuyên nhủ chị Chanh ở lại làm hòa, sống chung với chồng con và chị cũng đã đồng ý.
Bà Nguyễn Thị Hoa, mẹ ruột nạn nhân đau xót trước cái chết tức tưởi của con gái.
Sau buổi rước dâu, chị Chanh đi thăm hỏi người thân. Khi đến chào ông Hỷ cũng đúng lúc Thành đang ở trong buồng nhà, và xảy ra vụ việc đau lòng sau đó.
"Nó là đứa ngoan hiền. Ai nói nó rượu chè cờ bạc nhưng tôi thấy cũng bình thường. Chắc do uất ức dồn nén lâu ngày, khi gặp vợ không kiềm chế được nên mới hành xử ra nông nỗi như vậy" - ông Hỷ nói về cháu ngoại.
Thông tin từ công an xã Quỳnh Bá, Nguyễn Văn Thành chưa có tiền án tiền sự, sống rất hòa đồng với lối xóm. Do đó vụ án mạng khiến dư luận địa phương rất đỗi bất ngờ
Trước đó, như đưa tin, chiều ngày 17/7, tại xã Quỳnh Bá xảy ra vụ án mạng hết sức nghiêm trọng. Nạn nhân là chị Nguyễn Thị Chanh (SN 1974), bị chính chồng của mình là Nguyễn Văn Thành (SN 1974) sát hại ngay sau đám rước dâu của con gái.
Công an huyện Quỳnh Lưu ngay sau đó đã tạm giữ hình sự Nguyễn Văn Thành, và tiến hành phong tỏa hiện trường, điều tra làm rõ vụ án mạng nghiêm trọng này.
Theo Xahoi
Chồng chết, con vào tù chỉ vì "ông ma men" Từ nhỏ, Nguyên đã phải chứng kiến cảnh người bố nát rượu đánh đập, hành hạ mẹ hết ngày này sang tháng khác. Nguyễn Phú Nguyên thẫn thờ trước vành móng ngựa Mỗi lần nhìn bà đau đớn, nhẫn nhục hứng chịu đòn roi, ngọn lửa oán hờn trong Nguyên lại tích tụ ít nhiều. Để rồi vào đúng ngày Lễ tình yêu,...