Đưa tàu áp sát đảo tranh chấp, TQ muốn thử phản ứng Trump
Ba tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Trung Quốc ngày 6.2 đã đi vào vùng biển nằm trong chuỗi đảo Senkaku/Điếu Ngư, điểm nóng tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc trên biển Hoa Đông.
Tàu hải cảnh Trung Quốc.
Theo CNN, vụ việc trên diễn ra chỉ vài ngày sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tái khẳng định cam kết bảo vệ đồng minh Nhật.
Đài truyền hình NHK đưa tin, Nhật Bản đã gửi thông điệp phản đối đến đại sứ quán Trung Quốc ở Tokyo và Bắc Kinh thông qua đại sứ quán Nhật.
Căng thẳng Trung-Nhật đã bùng phát nhiều lần trong những năm qua, liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Các máy bay, lực lượng hải quân hai nước không ít lần xua đuổi nhau trong khu vực này.
Video đang HOT
Cục Hải dương Trung Quốc, cơ quan giám sát Lực lượng Bảo vệ Bờ biển nước này, gửi thông cáo vào cuối ngày 6.2, khẳng định 3 tàu tuần tra “hoạt động bên trong vùng lãnh hải quần đảo Điếu Ngư của Trung Quốc”.
Trên trang web chính thức, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đăng một thông điệp xác nhận vụ việc. Trong khi đó, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật thông báo, các tàu của Trung Quốc hoạt động 2 tiếng đồng hồ ở lãnh hải Nhật.
Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là điểm nóng trong tranh chấp Nhật Bản, Trung Quốc.
Cơ quan này cho biết, đây là lần thứ 4 tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển của Nhật trong năm nay. Năm 2016 có tổng cộng 36 vụ việc như vậy.
“Với việc đưa tàu đến vùng biển tranh chấp, Trung Quốc đã gửi tín hiệu khẳng định không lùi bước trong việc bảo vệ yêu sách hàng hải, cũng như muốn thử phản ứng của chính quyền Trump”, Carl Schuster, Giáo sư tại Đại học Thái Bình Dương Hawaii, cựu giam đôc chiên dich tai Trung tâm tinh bao hôn hơp thuôc Bô chi huy Thai Binh Dương nhận định.
Cuối tuần trước, tại một cuộc họp báo ở Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mattis tuyên bố, Mỹ sẽ giúp bảo vệ các đảo tranh chấp cùng với Nhật Bản. Bắc Kinh sau đó đáp trả bằng thông điệp, nói lập trường của Washington gây bất ổn trong khu vực.
Cam kết của Mỹ đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư là chính sách mà người tiền nhiệm Barack Obama đã duy trì trong nhiều năm.
Theo Danviet
"Mỹ sẽ đứng về phía Nhật trong tranh chấp ở Hoa Đông"
Trong chuyến thăm Nhật Bản hôm qua 3/2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis khẳng định, chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ giữ nguyên cam kết bảo vệ Nhật Bản với tư cách một đối tác theo hiệp ước, báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trong cuộc gặp hôm 3/2 với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo. (Ảnh: AFP)
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc hội đàm vào hôm qua với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng cho biết, cam kết phòng vệ chung cũng được mở rộng với quần đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản ở biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku, Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
"Tôi không muốn có bất cứ sự hiểu lầm nào trong giai đoạn chuyển giao chính quyền ở Mỹ, chúng tôi chắc chắn 100% sẽ vai kề vai với chính phủ và người dân Nhật Bản. Tôi muốn đảm bảo rằng Khoản 5 trong hiệp ước quốc phòng chung hiện nay vẫn được giữ nguyên như 1 năm trước, hay 5 năm trước, 1 năm tới hay thậm chí 10 năm tới", Bộ trưởng Mattis nói.
Theo Khoản 5 trong hiệp ước phòng vệ chung, lực lượng của Mỹ và Nhật Bản sẽ phối hợp đáp trả bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào lãnh thổ do Nhật Bản kiểm soát.
Phát biểu sau cuộc hội đàm riêng với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mattis, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida cũng tái khẳng định cam kết này.
Zhou Yongsheng, giáo sư Viện quan hệ quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc, nhận định: "Tuyên bố Senkaku/Điếu Ngư cũng thuộc diện theo Khoản 5 (cam kết phòng vệ chung Mỹ - Nhật) là dấu hiệu cho thấy chính quyền của Tổng thống Trump sẽ tiếp tục chiến lược xoay trục sang châu Á từ thời chính quyền tiền nhiệm, và đó là tin xấu cho Bắc Kinh. Điều này có nghĩa là chính quyền Tổng thống Trump sẽ không chỉ thừa hưởng chiến lược xoay trục sang châu Á mà thậm chí còn đưa nó lên một tầm mới".
Chiến lược xoay trục sang châu Á của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama được coi là một trong những nỗ lực của Washington nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở khu vực.
Minh Phương
Tổng hợp
Tàu Trung Quốc mang 4 khẩu đại bác vào gần đảo tranh chấp với Nhật Bản Đây là lần đầu tiên Nhật Bản phát hiện tàu tuần tra của Trung Quốc trang bị vũ trang ở gần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông. Tàu hải cảnh 31239 của Trung Quốc được cho là có trang bị vũ trang khi vào gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông ngày 22/12. (Ảnh: AP) Lực lượng tuần duyên Nhật...