Đưa sản phụ lên bàn mổ lấy thai, mổ xong không thấy em bé chỉ vì…
Nghe câu chuyện sinh mổ này, dù không phải nhân vật chính nhưng chắc chắn bạn sẽ ngã ngửa, khi bác sỹ đã đưa một phụ nữ lên bàn mổ rốt cuộc chỉ để…
Sinh mổ không phải là chuyện gì lạ lùng, nhiều người thậm chí còn thích sinh mổ hơn với suy nghĩ đảm bảo an toàn cho em bé và không gây đau đớn cho mẹ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người mong muốn những gì đến tự nhiên, và nhiều chuyên gia vẫn muốn khuyên người làm mẹ chỉ nên chọn sinh mổ nếu em bé và mẹ có vấn đề về sức khỏe, không thể đảm bảo cho việc sinh thường.
Liên quan đến chuyện sinh thường – sinh mổ, nghe xong câu chuyện này, dù không phải là nhân vật chính nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ ngã ngửa, khi bác sỹ đã đưa một phụ nữ lên bàn mổ rốt cuộc lại không tìm thấy em bé đâu. Chuyện đi xa đến mức hai vợ chồng người phụ nữ này đã làm đơn kiện bệnh viện vì sự tắc trách.
Amber phải sống cùng một vết sẹo vô nghĩa cùng ký ức không bao giờ phai về cú sốc tưởng mất con.
Và đó là vợ chồng Amber và Daniel Hughes ở Leicester, nước Anh. Khi đang vui mừng chờ đón đứa con thứ 4 chào đời thì các bác sỹ cảnh báo Amber có thể sẽ sinh non. Quả thật khi được 30 tuần thai, vào tháng 6/2015, cô có dấu hiệu chuyển dạ. Sau 37 tiếng trong bệnh viện, bác sĩ chỉ định mổ để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con.
Amber chia sẻ, “Tôi đã mong muốn có thể sinh thường như ở ba lần trước, nhưng họ nói rằng không còn lựa chọn nào khác, vì bé Olly không thể tự chào đời và cứ chờ đợi thêm thì sẽ rất nguy hiểm”.
Nhưng điều tiếp theo xảy ra trong phòng sinh mới thật sự kỳ lạ! Các bác sỹ tiến hành mổ, Amber vẫn còn tỉnh táo để nhận biết. Mọi chuyện diễn ra êm xuôi cho đến khi cô nhận thấy các bác sỹ có dấu hiệu hoảng hốt, nguyên nhân vì không thể tìm thấy em bé Olly. Cô nhớ lại cảm giác lúc đó, “Thật kinh khủng, tôi đang trông đợi được ôm tình yêu của mình vào lòng thì thay vào đó, phải chứng kiến sự hoảng loạn trên khuôn mặt tất cả mọi người”.
Đột nhiên, khi tất cả mọi người trong phòng đều hoang mang và rối loạn thì họ nghe thấy có tiếng khóc, và nhờ vậy bác sỹ mới giở tấm phủ và phát hiện ra Amber đã sinh con theo cách tự nhiên thông thường, em bé đang nằm giữa hai chân mẹ… Lúc này, Amber không thể kìm được nước mắt.
Video đang HOT
Do sinh non, bé Olly chỉ nặng khoảng 1,5kg lập tức được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt trước khi được về với vòng tay bố mẹ một tiếng sau đó.
Bé Olly được đưa đến phòng chăm sóc đặc biệt trước khi được về với vòng tay bố mẹ.
Amber phải sống cùng một vết sẹo vô nghĩa cùng ký ức không bao giờ phai về sự kinh hoàng khi tưởng rằng đã mất con. Cảm giác lúc đó lạ lùng đến nỗi người mẹ này nghĩ rằng mình có lẽ đã bị ảo giác do tác dụng của thuốc tê.
Năm tuần sau, Amber và bé Olly được xuất viện, khỏe mạnh, nhưng vợ chồng Hughes không thể hài lòng với thái độ của các bác sỹ và đội ngũ y tế – những người chỉ đơn giản nói rằng em bé đã tự xuống đường sinh khi người mẹ được mổ chứ không một lời xin lỗi hay giải thích dành cho người mẹ bị mổ chẳng để làm gì, và em bé bị bỏ mặc trong hai phút đầu đời.
Vợ chồng Amber và Daniel cùng 4 đứa con.
Laine Broughton, trưởng hộ lý tại bệnh viện Leicester sau đó cho hay, “Chúng tôi đã thật sự lo lắng về tình trạng của cô Amber và thai nhi, do thai đã có những dấu hiệu nhiễm trùng và cô Amber đã vỡ ối được một thời gian nhưng vẫn không thấy dấu hiệu có thể sinh. Quyết định mổ không được đưa ra một cách tùy tiện mà chúng tôi nghĩ rằng đó là quyết định tốt nhất trong trường hợp này”.
“Nhưng rõ ràng là trong khoảng thời gian giữa lúc quyết định được đưa ra với khi ca mổ được tiến hành thì tự nhiên đã nhanh hơn. Chúng tôi sẽ kiểm tra lại mọi việc và thông báo cho gia đình những phát hiện của mình. Chúng tôi xin lỗi về điều này nhưng rất mừng vì cả hai mẹ con đều khỏe”.
Theo Luna / Trí Thức Trẻ
Ốc phóng sinh đội giá gấp 8 trong ngày rằm tháng Giêng
Lợi dụng tâm lý đầu năm thả vật phóng sinh cầu may của người dân, các tiểu thương thừa cơ tăng giá. Từ 10.000 đồng/kg, giá ốc đội lên 80.000 đồng/kg, rùa cốm 30.000 đồng.
Rằm tháng giêng (Tết Nguyên tiêu) được xem là ngày lễ rất quan trọng trong tín ngưỡng của người Việt. Trong ngày này, ngoài việc cúng thần linh, gia tiên, người Việt còn thả vật phóng sinh với mong muốn được một năm nhiều sức khỏe, an lành và may mắn.
Theo quan sát của PV, ngay từ sáng sớm, một số tiểu thương đã tấp nập bày bán đồ phóng sinh tại các chùa trên địa bàn Hà Nội. Ốc, cá vàng, rùa cốm, lươn, chim được bày bán với nhiều mức giá khác nhau song phần lớn cao hơn bình thường.
Ở chùa Trấn Quốc (Tây Hồ, Hà Nội), một số người bán ốc phóng sinh với gấp 8 lần giá bán lẻ ở chợ đầu mối. Tại đây, một chậu ốc 1 kg có giá 80.000 đồng, chậu lớn hơn 150.000 đồng/kg, cá vàng loại nhỏ từ 7.000 đến 10.000 đồng một con, rùa cốm giá 25.000 đến 30.000 đồng một con.
Ngoài ốc, nhiều loại dùng để phóng sinh như lươn, cá, rùa cũng có giá tương đối cao. Ảnh: Cường Ngô.
Chị Nguyễn Thị Lan, một tiểu thương bán hàng hàng phóng sinh cho biết, trong buổi sáng chị bán được gần 200 con cá vàng, 50 kg ốc. Những mặt hàng này được chị nhập chủ yếu ở chợ Đồng Xuân, Thanh Hà. "Mấy năm gần đây, vàng mã ít người mua vì đắt và sợ cháy nổ. Cho nên, tôi chủ yếu buôn cá và ốc phóng sinh. Năm nay, giá có đắt hơn nhưng rất nhiều người mua", chị Lan chia sẻ.
Tại chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm, Hà Nội), giá của những mặt hàng phóng sinh khá rẻ. Ôc đá có giá 8.000-10.000 đồng/kg, cá vàng loại nhỏ 2.000 đồng một con, rùa cốm giá 10.000 đồng. Thế nhưng, các tiểu thương bán rong tại chùa lại bán với giá khá "chát", gấp 3-8 lần so với giá ở chợ đầu mối. Như vậy, 1 kg ốc, họ lãi 70.000 đồng. Nếu tính trung bình trong ngày rằm tháng riêng như thế này, tiểu thương có thể kiếm tiền triệu.
Mặc dù giá đắt, nhưng người mua hàng phóng sinh vẫn rất đông, thậm chí, có khách hàng chi vài triệu đồng để mua hàng chục kg ốc, lươn, rùa thả xuống sông, hồ.
Anh Nam (Quán Thánh, Hà Nội) vừa thả xuống hồ Tây hai tải ốc, một thùng lươn và 1 xô cá vàng cho biết, tổng số tiền chi mua cá để phóng sinh lên tới gần 3 triệu đồng. "Phóng sinh mang ý nghĩa cứu vớt chúng sinh khỏi giam cầm hoặc cái chết. Với ý nghĩa này, nên cứ vào rằm tháng Giêng và rằm tháng 7, gia đình tôi đều mua số lượng lớn vật phóng sinh", anh Nam tâm sự.
Giá ốc phóng sinh ngày rằm tháng Giêng đắt rất nhiều so với bình thường. Ảnh: Cường Ngô.
Còn bà Hoa (đường Phạm Văn Đồng, Từ Liêm, Hà Nội) cho hay: "Cứ vào dịp đầu năm là giá cả lại bị đẩy lên cao, nên tôi cũng quen rồi. Chỉ có điều, mặt hàng phóng sinh năm nay so với năm ngoái chênh lệch hơn quá khiến cho gia đình mua nhiều như chúng tôi cũng phải suy nghĩ, đắn đo. Mọi năm, gia đình tôi thường mua khoảng 100-150 con cá vàng, giá chỉ khoảng 300.000-500.000 đồng nhưng năm nay chắc chỉ mua bằng nửa năm ngoái thôi vì giá cao".
Mặc dù phóng sinh là một hành động ý nghĩa với ước muốn có một năm thuận lợi, bình an nhưng vài năm gần đây, hoạt động này bị biến tướng. Những ngày người dân chuộng phóng sinh cũng là thời điểm cho các chủ buôn hay tiểu thương chặt chém.
Theo Đại đức Thích Giác Tính (chùa Khai Nguyên), hiện nay có nhiều người dùng kích điện săn những con cá vừa thả phóng sinh để bắt lại và bán cho người khác, làm xa rời và mất đi ý nghĩa ban đầu của tục phóng sinh.
Chân lý của việc phóng sinh chân chính Theo Đại đức Thích Giác Tính, mỗi con người sinh ra đều có một số phận, có người giàu sang, phú quý, công danh sự nghiệp tốt nhưng sức khỏe kém, hay xảy ra những tai ương, chính vì vậy, với tinh thần thương xót, khởi phát lòng từ bi và hóa giải sát nghiệp. Ở góc độ đạo Phật, việc phóng sinh giúp tăng lòng từ bi đối với muôn loài và thiên nhiên. Với góc độ xã hội, những con vật còn thường xót thì giữa người với người rất cần sự yêu thương, đùm bọc nhau. Đối với góc độ tâm linh, việc phóng sinh giúp hóa giải sát nghiệp. Sách cổ có câu: "Trời đất có đức hiếu sinh, vạn vật đều yêu sự sống". Cho nên, đầu xuân, ai cũng muốn là một việc phúc, hạn chế vấn đề ăn uống, giết mổ để tích phúc, hóa giải sát nghiệp.
Theo Zing News
Tiễn Táo quân, hội phụ nữ khốn khổ dọn rác Đã 5 năm nay, cứ đến lễ cúng ông Táo, các bà, các cô ở chi hội phụ nữ cụm 3, phường Xuân La (Tây Hồ - Hà Nội) lại tất bật thu dọn rác do người dân đến hồ Tây phóng sinh xả bừa bãi trên đường ven hồ. Năm nào cũng vậy, cứ đến dịp lễ cúng ông Táo vào 23/12...