Dứa rừng – trái cây “bỏ đi” bổng trở nên đắt hàng, sốt giá
Thời gian gần đây trái dứa rừng bỗng trở nên đắt hàng, được người dân miền núi săn tìm để bán nhờ công dụng chữa được khá nhiều bệnh.
Dứa rừng còn có nhiều tên gọi khác, như: dứa gai, dứa gỗ… Ở Quảng Ngãi, trái dứa rừng mọc và phát triển tự nhiên khá nhiều ở một số khu vực rừng miền núi các huyện: Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà… Khi còn non trái dứa rừng có màu xanh đậm. Nhưng khi chín thì chuyển sang màu vàng nhạt.
Người dân miền núi trong tỉnh cho biết: “Dứa rừng ra trái quanh năm, thế nhưng nhiều nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 10-12 âm lịch. Số lượng dứa rừng tìm hái được trong thời điểm này từ 4-7 trái/ngày/người. Tuy nhiên gặp chỗ mọc nhiều thì được 8-10 trái/ngày/người.”
Video đang HOT
Cây dứa rừng có chiều cao khoảng 1-2m, lá hình dải hẹp, cứng và mọc tập trung ở ngọn. Qua quan sát thì các múi dứa rừng liền khít với nhau không có khe nứt. Khi còn non, nhỏ có màu xanh đậm; lúc chín chuyển sang màu vàng hơi nhạt và có mùi thơm như loại dứa mà người dân thường trồng để ăn.
Khác với dứa thường có phần thịt bên trong liền khối, cấu trúc bên trong của trái dứa rừng lại có từng múi. Thay vì liền khối như dứa ăn thông thường, thịt dứa rừng gồm những múi to cỡ ngón tay út. Trọng lượng của dứa rừng thường từ 0,6-1kg/trái.Theo nhiều tài liệu y học, cùng với một số bộ phận khác như: rễ, lá… trái được dùng làm thuốc.
Với vị ngọt, tính bình nên trái dứa rừng có tác dụng ích huyết, cường tâm, bổ tỳ vị, tiêu đờm…Vì thế dứa rừng thường được người dân mua về bổ ra và bóc tách lấy các múi, rồi phơi khô, ngâm rượu và uống để chữa các bệnh, như: Kiết lỵ, viêm gan siêu vi, tiêu đờm, giải độc rượu, bồi bổ cơ thể… Sau khi hái, mua dứa về thì dùng dao bổ và bóc tách các múi để phơi khô.
Ruột dứa rừng thường dùng ngâm rượu với chuối hột để chữa đau lưng, bồi dưỡng sức khỏe.
Từ chỗ không ai để ý, hiện dứa rừng đang được nhiều người tìm kiếm mua về để làm thuốc chữa bệnh. Dứa rừng được người dân miền núi Quảng Ngãi săn tìm, mang về bán với giá từ 10.000 -20.000 đồng/trái.
Theo_Kiến Thức
Me Thái đắt ngang nho Mỹ
Giá bán lên tới 170.000 đồng một kg song me Thái vẫn được nhiều khách hàng tại TP HCM tìm mua thời gian gần đây. Lãnh đạo chợ đầu mối Bình Điền cho biết, hơn một tháng nay sản lượng me nhập về chợ có nguồn gốc Thái Lan tăng cao.
Tại các con đường TP HCM, me dốt bột xếp thành hàng. Ảnh: Hồng Châu.
Hơn 2 tuần nay, trên các tuyến đường ở TP HCM như Nguyễn Tất Thành (quận 7), Nguyễn Văn Cừ (quận 5), Điện Biên Phủ (Bình Thạnh)..., me dốt bột nhập từ Thái Lan, Campuchia được bày bán rất nhiều.
Chỉ một đoạn ngắn trên đường Nguyễn Văn Cừ nhưng có tới cả chục xe đẩy xếp thành hàng bán rầm rộ. Thậm chí me còn được đóng bọc gọn gàng 0,5-1kg. Hầu hết các xe đẩy ở đây đều bán với giá 100.000 đồng một kg.
Chị Hạnh, chủ xe đẩy trên đường này cho biết, me dốt bột được chị lấy từ chợ đầu mối, xuất xứ Thái Lan. "Loại này được khá nhiều khách ưa chuộng, một ngày tôi bán ít nhất là 50kg. Nhiều hôm bán cả tạ vì có khách hàng mua sỉ làm mứt", chị Hạnh nói.
Cũng khá đắt hàng, anh Hoàng, người bán sản phẩm này trên đường Điện Biên Phủ cho biết, năm nay số lượng me Thái về Việt Nam nhiều hơn mọi năm nên việc bán hàng mới trở nên ồ ạt. Nếu năm ngoái, giá sản phẩm này chỉ dao động 70.000-80.000 đồng một kg thì nay lên tới 100.000 đồng. Tại các cửa hàng, giá còn cao hơn, từ 140.000 đến 170.000 đồng một kg, đắt hơn rất nhiều so với me trong nước, thậm chí còn bằng với nho Mỹ (150.000 -170.000 đồng một kg).
"Me Việt Nam khách không chuộng vì trái không đẹp, lại quá chua chứ không dôn dốt ngọt như của Thái Lan và Campuchia. Đa phần me trong nước thường để chín và bán chung với đồ nấu canh chua", anh Hoàng cho hay.
Bán cả hai loại sản phẩm có nguồn gốc Thái Lan và Campuchia, chủ cửa hàng trái cây ở quận 3 cho hay, thực chất các loại me này cũng là giống Thái, chỉ khác nơi trồng. Loại này Việt Nam cũng trồng được nhưng số lượng không nhiều, chất lượng không bằng 2 quốc gia trên nên ít được thị trường biết đến.
Theo_PLO
Nguy hiểm các loại chất cấm gây hại trong chăn nuôi Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện các loại chất cấm được sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm khiến người dân hoang mang. Các đại biểu tại Hội thảo "Loại bỏ chất cấm trong chăn nuôi" diễn ra tại TP.HCM sáng 28/10. (Ảnh: VOV) Được biết, chất tạo nạc Salbutamol và Clenbuterol được trộn cùng...