Đua nhau rao bán khách sạn trăm tỉ
Kinh doanh thua lỗ, không thể cầm cự trước tác động của dịch COVID-19, nhiều chủ khách sạn tại TP HCM buộc phải rao bán tài sản.
Trước ảnh hưởng của dịch COVID-19, dù các chủ khách sạn từ nhỏ lẻ đến khách sạn lớn đã cố gắng kích cầu, giảm giá nhưng vẫn ế khách. Chi phí được tiết giảm tối đa để duy trì hoạt động nhưng thua lỗ kéo dài buộc họ phải rao bán cả khách sạn để thu hồi vốn.
Rao bán khách sạn từ lớn đến nhỏ
Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên tình hình kinh doanh của lĩnh vực dịch vụ lưu trú bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khách quốc tế không có trong khi khách trong nước sụt giảm nặng nề.
Từ các đô thị lớn như TP HCM, Hà Nội đến các TP du lịch như Nha Trang, Phan Thiết, Đà Lạt…, thị trường khách sạn đối mặt với khủng hoảng vì kinh doanh thua lỗ.
Thời gian gần đây, thông tin rao bán khách sạn tại trung tâm TP HCM ngày càng nhiều hơn. Từ những khách sạn nhỏ lẻ giá vài chục tỉ đồng đến những khách sạn 3-4 sao giá hàng trăm tỉ đồng đua nhau chào bán.
Trong vai người mua, chúng tôi hỏi thông tin một khách sạn ba sao ở phường Bến Nghé, quận 1 được rao bán giá 190 tỉ đồng. Khách sạn này có 10 tầng, hơn 30 phòng và khách thuê dài hạn chiếm tới 40%. Tuy nhiên, do chủ khách sạn chịu áp lực lãi vay nhiều nguồn nên buộc phải bán ra. Đây được xem là mức giá khá hời cho người đang có nhu cầu đầu tư.
Một khách sạn bốn sao khác ở gần khu vực chợ Bến Thành, quận 1 cũng được rao bán. Chủ nhân cho biết kinh doanh ế ẩm nhiều tháng nay. Khách sạn này có 12 tầng với hơn 100 phòng và giá bán là hơn 900 tỉ đồng.
Ông Nguyễn Đức Tuấn, đại diện một công ty vận hành chuỗi khách sạn ở TP Đà Lạt, chia sẻ không chỉ khách sạn nhỏ mà nhiều khách sạn 4-5 sao ở Đà Lạt cũng gặp khó khăn. Tỉ lệ lấp đầy phòng ở mức dưới 20%, thấp kỷ lục từ trước tới nay.
“Mỗi tháng chi phí vận hành rất lớn, vừa mới phục hồi đón khách lại 1-2 tháng thì dịch lại bùng phát. Chủ nào xác định không thể duy trì thì tất yếu phải bán ra để thu hồi vốn” – ông Tuấn nói.
Video đang HOT
Ông Quốc Đạt, chủ đầu tư một khách sạn tại TP Nha Trang, cũng cho biết đang rao bán một khách sạn ông mới xây cuối năm 2019. “Chi phí đầu tư xây dựng quá lớn, hiện nay còn phải trả lương nhân viên cộng thêm trả lãi vay ngân hàng nên khó mà gánh nổi. Rao bán thời điểm này cũng rất khó kiếm người mua” – ông Đạt lo lắng.
Theo ông Đạt, khách sạn nhỏ lẻ ở Nha Trang cũng rao bán khá nhiều, giá 15-50 tỉ đồng.
Các khách sạn ở trung tâm quận 1, TP.HCM đìu hiu vì ảnh hưởng của dịch COVID-19. Ảnh: HOÀNG GIANG
Thị trường sẽ càng khó khăn
Theo TS Lê Bá Chí Nhân, chuyên gia bất động sản, thực trạng nhiều khách sạn rao bán do kinh doanh khó khăn chủ yếu ở các TP du lịch. Tình trạng này ở những nơi như TP HCM sẽ lạc quan hơn vì vẫn có hy vọng khi khách quốc tế quay trở lại sau dịch.
Các khách sạn 4-5 sao rao bán sẽ hiếm hơn vì chủ thường có quỹ dự phòng và kế hoạch kinh doanh dài hạn nên ít bị ảnh hưởng. Chỉ có các khách sạn nhỏ lẻ 1-3 sao sẽ được rao bán nhiều vì đa số chủ đầu tư đều vay ngân hàng để kinh doanh. Khi không có nguồn thu, họ sẽ không thể trụ được.
Theo báo cáo quý II-2020 của Công ty Cung cấp dịch vụ bất động sản Savills Việt Nam, phân khúc khách sạn ở thị trường TP HCM có nhiều diễn biến không mấy tươi sáng. Thị trường sáu tháng đầu năm 2020 hoạt động kém nhất từ trước đến nay. Sau quý I đầy biến động, công suất quý II chỉ đạt 12%, giá phòng khách sạn trung bình chỉ đạt 60 USD/phòng/đêm.
Ông Nhân dự báo với diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, từ nay đến cuối năm, lượng khách sạn mà chủ đầu tư đi vay ngân hàng được rao bán sẽ còn nhiều hơn. Cơ hội sẽ dành cho những “cá mập” là nhà đầu tư nước ngoài nhảy vào thâu tóm.”Khó khăn chủ yếu rơi vào phân khúc khách sạn từ một đến ba sao, còn phân khúc cao hơn vẫn cầm cự được. Một phần vì phân khúc dưới ba sao tại các TP du lịch đang có dấu hiệu dư thừa. Khách du lịch hiện chuộng các phân khúc cao hơn” – ông Nhân nói.
Từ đầu quý II-2020, thị trường ghi nhận có sự gia tăng nhu cầu tìm mua khách sạn. Tuy nhiên, theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, khó có cơ hội cho các nhà đầu tư mua khách sạn với giá hời. Lý do là nhiều chủ khách sạn, bất động sản nghỉ dưỡng đều kêu khó khăn nhưng chưa chấp nhận bán rẻ. Ông Khương cho rằng thị trường khách sạn thời gian tới sẽ càng khó khăn vì phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch bệnh.
Nhà đầu tư “cá mập” chờ mua khách sạn bán lỗ
Theo Sohovietnam – đơn vị chuyên tư vấn các thương vụ M&A bất động sản, nhu cầu của nhiều nhà đầu tư đặt mua khách sạn tăng lên trong thời gian gần đây. Chỉ riêng lĩnh vực khách sạn và khu nghỉ dưỡng, tổng số tiền sẵn sàng đầu tư nằm trong khoảng 8.000 tỉ đến 10.000 tỉ đồng. Tiêu chí đầu tư tập trung vào các tài sản đã xây xong, đang vận hành hoặc xây dựng dở dang, đất dự án.
Khách sạn được tìm mua chủ yếu có quy mô 100-500 phòng tại các địa điểm như TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc, Hội An, Hạ Long, Huế, Quy Nhơn, Vũng Tàu…
Mua nhượng quyền khách sạn thời chớm dịch, giờ khóc ròng vì thu về 0 đồng, chi cả trăm triệu mỗi tháng
Mua nhượng quyền khách sạn tại Đà Lạt với giá 28 triệu đồng/tháng hồi cuối năm 2019 (âm lịch) khi Covid19 đang bùng phát ở Trung Quốc, giờ anh Nguyễn Thịnh đang gồng gánh mỗi tháng cả trăm triệu vì dịch bệnh.
Khóc ròng vì "bay" cả trăm triệu mỗi tháng, thu về 0 đồng
Anh Nguyễn Thịnh chia sẻ, anh chi 28 triệu/tháng để mua nhượng quyền khách sạn ở Đà Lạt. Cụ thể anh Thịnh sẽ thay chủ trước kinh doanh. Nội thất và cơ sở vật chất tại khách sạn anh được sử dụng luôn. Khách sạn 4 tầng và một tầng áp mái, vị trí gần bệnh viện, trường học, đường giao thông thuận tiện tại Đà Lạt.
Với khoản tiền đã thanh toán 6 tháng (162 triệu) cùng tiền mua nhượng quyền, anh Thịnh đã thanh toán trả đối tác của anh hơn 300 triệu đồng.
Anh Thịnh cho hay, khi anh mua nhượng quyền, dịch Covid19 mới đang ở Trung Quốc, sau đó 2 cha con người Trung Quốc nhiễm bệnh tại Việt Nam. Anh không nghĩ dịch bệnh có thể diễn biến phức tạp đến vậy.
Trước ngày , trước quy định về cách ly xã hội, khách sạn của anh chỉ lèo tèo vài khách trong khi vẫn phải thuê lao công, trả tiền nước và điện. Hơn nữa, anh cũng lo dịch bệnh nên cũng rất cẩn thận khi nhận khách. Anh không dám nhận khách ở vùng dịch bệnh.
Tuy nhiên, sau theo lệnh cách ly toàn xã hội, anh Thịnh cho biết anh không còn nguồn thu nào trong khi đã thanh toán hết tiền cho đối tác nhượng quyền.
"Khách sạn ở Đà Lạt chỉ là một trong số khách sạn tôi kinh doanh. Ngoài ra, tôi còn vài điểm nữa, cũng trong tình trạng tương tự", anh Thịnh cho biết. Tính ra, con số mà anh Thịnh phải chi đến cả trăm triệu, trong khi doanh thu gần như bằng 0.
Về chuyện thương lượng với đối tác nhượng quyền để có thể giảm bớt gánh nặng về tài chính, anh đã ký hợp đồng 2 năm và cũng đã gọi điện cho đối tác nhượng quyền (người này thuê lại của chủ nhà với giá 20 triệu đồng/tháng) nhưng đối tác đã không còn bắt máy nữa.
Hỏi về kế hoạch thu hồi vốn, bù lỗ sau dịch, anh Thịnh cho hay, hiện giờ anh vẫn chưa biết phải làm sao và mong dịch nhanh qua để kinh doanh phục hồi.
Tình hình kinh doanh của anh Nguyễn Thịnh là một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh chung của ngành du lịch khách sạn hiện nay.
Bức tranh ảm đạm của du lịch, khách sạn
Hàng ngàn công ty lữ hành phải tạm ngừng hoạt động; hàng loạt khách sạn, nhà hàng trên khắp cả nước đóng cửa. Trong quí 1 năm nay, khoảng 17.300 tỉ đồng doanh thu từ dịch vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành đã bị bão dịch bệnh "thổi bay".
Tại trung tâm du lịch lớn cả nước, TPHCM, cũng không ngoại lệ. Đã có những khách sạn đóng vì Covid19 và cũng là để chung tay phòng chống dịch bệnh.
Theo Cục Thống kê TPHCM, trong trong quí 1/2020, doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống của TPHCM giảm 30,3% so với cùng kỳ năm trước, ước tính còn 19.793 tỉ đồng.
Trong khi đó, trong báo cáo cập nhật tác động của Covid-19 đến thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam, Savills Việt Nam, cho biết trong tháng 2-2020, dù công suất phòng khách sạn đã bắt đầu giảm sút do ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng các khách sạn tại TPHCM vẫn có công suất bình quân khoảng 48%. Nhưng đến tháng 3/2020, công suất phòng tại TPHCM sụt giảm nặng nề. Đến tháng 4, sau thông báo cách ly xã hội, công suất phòng chắc hẳn còn ảm đạm hơn.
Thế Trần
Chỉ 50 doanh nghiệp đăng ký nhận hỗ trợ qua Sở Du lịch TP.HCM Sau khi phổ biến Thông tư 01/2020 đến các doanh nghiệp lữ hành, lưu trú trên địa bàn Thành phố, từ tháng 03/2020 đến nay, chỉ có 50 doanh nghiệp đăng ký hỗ trợ qua Sở Du lịch TP.HCM. Theo số liệu của Cục thống kê TP.HCM tính đến cuối tháng 02/2020, trên địa bàn có 1.099 doanh nghiệp đủ điều kiện hoạt...