Đua nhau mua “đất nền” nghĩa trang
Có người dám bỏ ra hàng chục tỉ đồng đầu tư vào đất nghĩa trang với hy vọng khi bán lại sẽ lời gấp đôi
Trong khi thị trường đất nền, căn hộ ở TP HCM và các tỉnh lân cận có dấu hiệu chững lại vì giá tăng quá cao, nhiều người đã tìm đến một phân khúc đầu tư nhỏ hơn là đất nghĩa trang.
Mua sỉ mới bán
Xuôi theo đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và Quốc lộ 51 khoảng 35 km, chúng tôi tìm đến dự án Nghĩa trang công viên Sala Garden (xã Tân Biên, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) vào đầu tháng 11. Theo quảng cáo, dự án này có quy mô 50 ha, vị trí đắc địa, đầy đủ tiện ích và dịch vụ của một hoa viên nghĩa trang cao cấp hàng đầu tại Việt Nam như: nhà tang lễ, tịnh xá, đền trình, quảng trường trung tâm, đồi tự tại, hồ tịnh tâm, hồ cân bằng, khu công viên, nhà xưởng sản xuất… Có hệ thống ngầm theo công nghệ mới của châu Âu, giúp nghĩa trang sinh thái luôn có mùi thơm cây cỏ.
Tại đây, phóng viên ghi nhận cơ sở hạ tầng của dự án đã hoàn thiện khoảng 50%, hằng ngày có khoảng 100 công nhân thi công các hạng mục cảnh quan, xây dựng huyệt mộ… được bố trí theo 8 khu vực, bao gồm khu mộ đơn, mộ đôi, mộ gia đình – gia tộc… Trong đó, khu mộ đơn M3, M4, M5, M6 được bố trí ở địa thế cao nhất, có thể nhìn được toàn cảnh dự án và đã xây dựng xong hàng ngàn huyệt mộ nhưng chưa được chôn cất.
Nhiều khách hàng đến tìm hiểu để đầu tư vào “đất nền” nghĩa trang
Tại khu M5, giá bán phần mộ đơn diện tích 4,05 m từ 58 – 63 triệu đồng (bao gồm giá đất và kim tĩnh bê-tông cốt thép đã đúc sẵn) tùy theo vị trí mặt tiền, giao lộ, gần hoặc xa các công trình văn hóa. Khu M6 có giá bán từ 6 triệu đến 75 triệu đồng là đích ngắm của các nhà đầu tư.
Khi chúng tôi ngỏ ý mua 2 phần mộ để sử dụng thì nhân viên của Công ty Phú Thiện Phát (chủ đầu tư dự án Sala Garden) khuyên mua thêm vài “miếng” để dành bán lại cho người khác, tỉ suất sinh lời có thể lên tới 100%.
Theo người này, dự án Sala Garden mở bán vào tháng 6-2017. Lúc đó, hồ sơ pháp lý của dự án chưa hoàn thiện, toàn bộ diện tích dự án là khu đất hoang vắng. Thế nhưng, thông qua hình thức góp vốn, trong hơn 1 năm qua, nhiều người nhanh tay mua toàn bộ các khu mộ đơn với giá 27,5 – 30 triệu đồng/phần mộ và nay đã sinh lời gấp đôi. Nói tới đây, người này mở điện thoại cho tôi xem thông tin một nhà đầu tư đã bỏ ra 20 tỉ đồng mua hàng trăm phần mộ, đồng thời đưa hợp đồng góp vốn 1,1 tỉ đồng mua 38 phần mộ của một nhà đầu tư khác.
Video đang HOT
Cũng theo nhân viên này, do chủ dự án đã hết hàng nên thời điểm này người đến sau phải mua lại của những người trước. Tuy nhiên, chủ đầu tư chỉ bán sỉ tối thiểu 5 phần mộ theo yêu cầu của một số người ký gửi. Còn hầu hết những người mua trước đều chưa muốn bán vì kỳ vọng khi dự án này hoàn thành, mở cửa (tháng 5-2019) sẽ bán được giá cao hơn. “Hiện tại, anh chỉ có thể chọn mua các phần mộ mà khách hàng gửi, được thể hiện bằng mã số màu đỏ trên sơ đồ phân lô” – nhân viên dự án vừa nói vừa mở sổ chỉ cho chúng tôi xem.
Từ Sala Garden, chúng tôi di chuyển theo Quốc lộ 51 khoảng 5 km đến dự án Nghĩa trang Hoa viên Bình An (xã Bình An, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Dự án này đang được thi công nhiều hạng mục, trong đó có 30 ha đã hoàn thiện cơ sở hạ tầng, được phân chia thành các khu mộ đơn tiêu chuẩn – cao cấp, mộ đôi… 70 ha còn lại đang được chủ đầu tư gấp rút hoàn thiện các công trình văn hóa theo thiết kế. Theo tìm hiểu của phóng viên, khu vực mà nhiều nhà đầu tư quan tâm ở dự án này là 200 mộ đơn có giá bán 57 – 90 triệu đồng/phần mộ tùy theo ví trí “mặt tiền hay trong hẻm” (bao gồm diện tích đất 5,5 m2, kim tĩnh và tiền công chăm sóc 50 năm). Tuy nhiên, điều kiện mà chủ dự án đưa ra là khách phải mua ít nhất 10 phần mộ. Sau đó, nhà đầu tư tự bán từng phần mộ hoặc ký gửi cho công ty bán lại nhưng phải trả phí hoa hồng.
Còn tại Nghĩa trang Hạc cảnh viên (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An), một nhân viên tên Thanh giới thiệu chúng tôi mua mộ đơn với giá 180 triệu đồng/phần mộ. Theo đó, bên mua thanh toán đợt đầu 50% và đến đầu năm 2019, chủ nghĩa trang bàn giao phần mộ, khách hàng sẽ trả 50% còn lại. Trong thời gian này, nhà đầu tư có thể chuyển nhượng cho người khác. Khi đó, chủ nghĩa trang thanh lý hợp đồng với người mua trước, chuyển sang ký hợp đồng với người mua sau.
Chủ đầu tư làm môi giới
Tại dự án Sala Garden, ngày 10-11, chúng tôi ghi nhận có khoảng 30 nhà đầu tư khảo sát thực tế từng khu mộ, tìm hiểu chức năng, tính pháp lý của dự án, trong đó có 3 người đã đặt cọc và thanh toán tiền mua 22 phần mộ.
Lê Văn Tiến – người đã mua 7 phần mộ đơn tại khu M6 – cho biết anh ký hợp đồng chuyển nhượng góp vốn thông qua chủ đầu tư chứ không rõ người bán là ai. Nội dung hợp đồng chỉ thể hiện giá bán là 30 triệu đồng/phần mộ (mức giá ban đầu khi mở bán) nhưng anh phải thanh toán tới 70 triệu đồng/phần mộ, tổng cộng 490 triệu đồng.
Trong khi đó, những người còn lại có tâm lý e ngại việc mua đi bán lại phần mộ là kinh doanh đất dành cho người đã chết nên rất khó bán lại cho các nhà đầu tư khác. Vì vậy, họ chưa dám bỏ vốn vào.
Đề cập đến rủi ro chôn vốn sau khi mua phần mộ, nhân viên dự án Sala Garden cho biết với vai trò môi giới, công ty luôn hỗ trợ đầu ra cho nhà đầu tư. Theo đó, hàng chục đại lý nhà đất trên toàn quốc đã kết nối bán hàng cho chủ đầu tư. Ngoài ra, công ty còn triển khai bán phần mộ online nhằm tăng thêm tính thanh khoản cho khách hàng. Giao dịch giữa bên bán và bên mua được thực hiện thông qua hợp đồng chuyển nhượng góp vốn có xác nhận của chủ đầu tư. Phí môi giới mà khách hàng trả cho chủ đầu tư 7,5% cho mỗi lần chuyển nhượng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, hầu hết các dự án nghĩa trang công viên đều là các quần thể kiến trúc đậm nét văn hóa…, mỗi dự án có diện tích khoảng 40 ha đến 200 ha, đã được nhà nước giao đất vô thời hạn cho chủ đầu tư, thiết kế, xây dựng bài bản, bảo đảm các yêu cầu về mỹ quan, môi trường… Tuy nhiên, thực tế hầu hết các chủ đầu tư chỉ bỏ vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản rồi phân lô bán phần mộ để huy động vốn làm tiếp dự án. Chủ đầu tư sau đó cũng đứng ra làm môi giới tìm khách hàng bán lại những phần mộ của người mua trước để hưởng hoa hồng.
Theo Thy Thơ
Người lao động
Hưởng lợi từ làn sóng đầu tư công nghiệp, đất nền Phố Nối (Hưng Yên) hút giới đầu tư địa ốc
Những thị trường đất nền vệ tinh Thủ đô Hà Nội đang trở thành "điểm nóng" đầu tư mới của giới đầu tư, đặc biệt những địa phương đang có sự phát triển công nghiệp bùng nổ như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Hưng Yên...
Bùng nổ dòng vốn FDI đổ vào Hưng Yên
Có vị trí chiến lược, quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, Hưng Yên đang là địa chỉ được nhiều tập đoàn lớn tìm đến, bởi địa thế chiến lược khi nằm trên trục đường quốc lộ 5 - tuyến đường huyết mạch kết nối giữa Hà Nội và Hải Phòng, Hải Dương và các tỉnh lân cận khác.
Trong đó, là huyện duy nhất của cả tỉnh Hưng Yên có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng chạy qua, tiến thẳng đến cảng nước sâu Hải Phòng, Phố Nối được đầu tư hệ thống giao thông thuận lợi, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng lên đến 5 nghìn tỷ đồng. Nơi đây còn là điểm kết nối của các trung tâm thương mại, tài chính - ngân hàng, công nghiệp của tỉnh Hưng Yên, cùng mạng lưới Y tế, Giáo dục Phổ thông và Đại học.
Với quỹ đất sạch còn dồi dào, Phố Nối được xây dựng trở thành điểm đóng quân của các khu công nghiệp quy mô và hiện đại. Sự đồng bộ từ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Phố Nối thể hiện từ hệ thống giao thông nội bộ, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải và hệ thống thông tin liên lạc cho đến các hệ thống hạ tầng xã hội và dịch vụ khu công nghiệp như nhà ở cho công nhân, ngân hàng, hải quan, bưu điện...
Đặc biệt, khu công nghiệp Phố Nối đã thu hút được 25 nhà đầu tư nước ngoài như Tập đoàn CJ (Hàn Quốc), Công ty HYUNDAI ALUMINUM (Hàn Quốc), Công ty PULPPY CORELEX (Hồng Kông), Công ty KONISHI (Nhật Bản), Công ty NED DECK MARINE (Hà Lan)... khiến đô thị Phố Nối phát triển sôi động hơn khi có lực lượng lao động chất lượng cao đổ về.
Nhu cầu về nhà ở kèm các dịch vụ thương mại giải trí tăng cao khiến giá nhà đất ở Phố Nối cũng tăng lên đáng kể trong những năm qua, nhằm đáp ứng cho lực lượng công nhân, chuyên gia nước ngoài tại các khu công nghiệp của hơn 9.000 doanh nghiệp chủ yếu từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Vì thế, cũng như một số thị trường vệ tinh Thủ đô khác - nơi có công nghiệp phát triển như Yên Phong (Bắc Ninh), Thái Nguyên, Hà Nam... Phố Nối (Hưng Yên) đang thu hút mạnh dòng tiền từ các nhà đầu tư đất nền đổ vào các dự án khu đô thị mới. Nhiều doanh nghiệp địa ốc cũng nhanh chân đón đầu cơ hội, nhất là khi vùng này chưa có nhiều dự án lớn được đầu tư đồng bộ và bài bản.
Điểm đến đầu tư mới của giới địa ốc
Sức nóng của bất động sản khu vực dần rõ nét với sự xuất hiện của nhiều dự án bất động sản cao cấp, có đầy đủ giấy tờ pháp lý và cũng sở hữu hạ tầng phát triển toàn diện. Bất động sản khu vực dần hồi sinh với sự gia nhập của các tập đoàn lớn với các dự án khu nhà ở liền kề và biệt thự cao cấp hay các dự án với vị trí liền kề các khu công nghiệp phát triển có các công ty nước ngoài.
Những tên tuổi lớn bắt đầu tìm đến Phố Nối để phát triển đồng bộ các khu đô thị mới ở đây như T&T Group, TNR, Hòa Phát...
Bên cạnh đó, đáng chú ý dự án New City Phố Nối có quy mô lên đến hơn 100ha cũng đang rục rịch bung ra thị trường các sản phẩm nhà phố, biệt thự và liền kề. Dự án này nằm trên trục trung tâm kết nối các khu đô thị & khu công nghiệp - đây là đường trục được xây dựng lớn nhất Phố Nối. ... được đầu tư xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội như công viên, hồ điều hòa nhân tạo, trường học, trung tâm thương mại, sân tennis, sân bóng rổ, bể bơi tiêu chuẩn olypic... với 4 phân khu chính: khu biệt thự ven hồ, khu nhà ở chuyên gia, khu nhà ở thương mại, khu nhà ở truyền thống. Trong đó, điểm nhấn của khu đô thị là diện tích cây xanh và mặt nước hơn 20ha với 02 hồ cảnh quan lớn nhất khu vực
Bà Nguyễn Hoài An - Giám đốc bộ phận nghiên cứu CBRE, cho biết đất nền vùng đô thị vệ tinh Thủ đô có sức hút mạnh bởi giá còn khá mềm, lại đang có hệ thống hạ tầng giao thông ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, không phải thị trường nào cũng "nóng", mà chỉ những nơi có công nghiệp phát triển mạnh và hạ tầng xã hội tốt thì đất nền đang được nhà đầu tư quan tâm, và có tính thanh khoản cao nhờ vào nguồn cầu nhà ở cho công nhân và các chuyên gia nước ngoài.
Đồng quan điểm với bà An, các chuyên gia cũng cho rằng hầu hết những khu vực thị trường đất nền đang phát triển là những nơi đứng đầu về thu hút FDI với sự đầu tư của nhiều tập đoàn lớn và thương hiệu toàn cầu như: Toyota (Nhật Bản); Honda (Nhật Bản); Canon (Nhật Bản); Samsung (Hàn Quốc); Nokia (Phần Lan); Pepsico (Hoa Kỳ); ABB (Thụy Điển)... hay thậm chí là những khu vực tập trung các khu sản xuất của những tên tuổi lớn của Việt Nam như Vinamilk, Vinasoy, Kinh Đô...
Bình An
Theo Nhịp sống kinh tế
Giá đất tăng phi mã, nhà đầu tư đổ về Nhơn Trạch (Đồng Nai) Trong một năm qua, giá đất tại Nhơn Trạch (Đồng Nai) liên tục nhảy múa, theo ghi nhận của một số công ty nghiên cứu thị trường mức tăng gấp đôi so với năm ngoái, thậm chí có giai đoạn thị trường còn lên "cơn sốt" khiến nhiều nhà đầu tư đổ xô về khu vực này kiếm lời. Giá nhà đất leo...