Đưa nhạc cổ điển đến gần hơn với giới trẻ
Với mong muốn đưa nhạc cổ điển đến gần với công chúng, một nhóm bạn trẻ tại TP. HCM đã thành lập nhóm Germer Team. Nhóm thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn hoặc và các hoạt động tìm hiểu về âm nhạc cổ điển.
“Gieo mầm” cho nhạc cổ điển
Lâm Thạnh Hào (trường ĐH Fulbright Việt Nam), Trưởng nhóm Germer Team, cho biết: “Germer lần đầu được thành lập vào năm 2014. Nhóm được thành lập và điều hành ban đầu bởi anh Dương Nguyên Khang, một học sinh từng theo học tại Nhạc viện TP. HCM, cũng là người đam mê văn hóa Pháp và nền âm nhạc cổ điển châu Âu. Nhận thấy ở Việt Nam các giá trị của âm nhạc cổ điển chưa được phát huy và tiếp cận với giới trẻ nên Germer Team được thành lập với sứ mệnh mang âm nhạc cổ điển đến gần với giới trẻ hơn. Thành viên ban đầu của nhóm cũng chỉ là một nhóm bạn chơi thân cùng học chuyên về âm nhạc cổ điển tại Nhạc viện TP. HCM nhưng sau thì được mở rộng đến nhiều bạn trẻ làm nhiều ngành nghề khác nhau tại TP. HCM”.
Các thành viên của Germer Team. Ảnh: Germer Team.
Germer hiện nay có vài chục thành viên chia thành 7 ban hoạt động: Nội dung, Truyền thông, Tài trợ, Media, Hậu cần, Nghệ sĩ và Nhân sự. Germer đã từng tổ chức từ những salon âm nhạc quy mô nhỏ tại những không gian ấm cúng như quán cafe cho đến những chương trình concert hòa nhạc trang trọng tại không gian lớn. Và cũng có khi là những chương trình thưởng thức âm nhạc cổ điển thông qua các buổi chia sẻ âm nhạc của những diễn giả nhiều kinh nghiệm.
Những buổi hòa nhạc được Germer Team tổ chức chu đáo ở tất cả các khâu. Ảnh: Germer Team.
Thạnh Hào cho biết, “Germer” trong tiếng Pháp có nghĩa là nảy mầm. Nhóm tin rằng một khi đã có tình yêu với nhạc cổ điển thì chắc chắn sẽ có điều kiện vươn mình tốt tươi. Và tính đến nay, Germer đã tổ chức thành công 80 buổi hòa nhạc đến công chúng và bạn trẻ yêu thích nhạc cổ điển.
Video đang HOT
Những buổi hòa nhạc do Germer Team tổ chức thu hút rất đông khán giả tham dự. Ảnh: Germer Team.
Giai đoạn đầu thành lập, Germer Team cũng gặp phải không ít khó khăn về truyền thông, địa điểm và nghệ sĩ biểu diễn. “Nhạc cổ điển không như những loại hình khác, muốn nhạc cổ điển được thưởng thức đúng với giá trị đòi hỏi phải có một không gian nghe nhạc tốt, đàn tốt và nghệ sĩ biểu diễn phải luyện tập nhiều năm. Thêm nữa, việc lựa chọn dòng nhạc này để theo đuổi đã là một thử thách khi Pop, Rock, Dance… hiện nay đang lên ngôi và thu hút giới trẻ. Trong 6 năm hình thành và phát triển của mình nhóm tưởng chừng phải bỏ cuộc khi nhiều lần xin tài trợ không thành do đặc thù loại hình âm nhạc “cực kén” khán giả”, Thạnh Hào tâm sự.
Nhiều tài năng âm nhạc được Germer Team mời về trong các show mà nhóm tổ chức. Ảnh: Germer Team.
Phần thưởng quý giá nhất là niềm vui của khán giả
Buổi hòa nhạc “Vũ khúc” lần đầu tiên tổ chức vào tháng 9/2014, thu hút hơn 200 người tham dự. Sau lần đầu, nhóm tiếp tục tổ chức các buổi hòa nhạc định kỳ mỗi tháng với các chủ đề khác nhau… “Một trong những chương trình ấn tượng mà mình và nhóm đã tổ chức là chương trình Carol of the Bells kỉ niệm dịp Giáng sinh năm 2019. Chương trình do Germer Team phối hợp với khoa Harp của nhạc viện TP. HCM thực hiện. Đàn Harp là một nhạc cụ chưa quá phổ biến với mọi người tại Việt Nam. Có được một buổi thưởng thức giai điệu nhẹ nhàng và trong trẻo của đàn Harp phối hợp với các nhạc cụ guitar, violin là sự cố gắng của cả nhóm”, Thạnh Hào nhớ lại. Tháng 1/2018, Germer Team từng tổ chức chương trình “Spring Buds” nhằm gây quỹ cho trẻ em khuyết tật. Chương trình có sự tham gia trình diễn của thần đồng âm nhạc Evan Lê. Germer Team cũng tổ chức những chương trình “bonding” nội bộ, phát cơm cho người vô gia cư hoặc đóng góp cho một số quỹ từ thiện.
Germer Team quy tụ ngày càng đông các bạn trẻ tham gia nhóm. Ảnh: Germer Team
Không chỉ mời các nghệ sĩ, Germer Team thường xuyên mời và phối hợp biểu diễn với các bạn sinh viên, giảng viên nhạc viện cũng như các nghệ sĩ tự do, nghệ sĩ chuyên nghiệp tại Nhà hát Giao hưởng HBSO.
Huỳnh Phạm Bảo Khánh, Phó Chủ nhiệm kiêm trưởng ban Hậu cần chuyên phụ trách sự kiện, cho biết: “Nhóm còn tạo nên những không gian salon âm nhạc để gợi lên không khí thưởng thức và bình luận âm nhạc hoài cổ. Tại đây, với môi trường biểu diễn ấm cúng, nghệ sĩ sẽ nâng cao kỹ năng biểu diễn. Khán giả sẽ có cơ hội củng cố kiến thức thông qua trò chuyện thân mật với khách mời là những giảng viên, sinh viên đến từ Nhạc viện TP. HCM cũng như các trung tâm giáo dục âm nhạc có uy tín khác”.
Những không gian salon âm nhạc ấm cúng, gần gũi là đặc trưng trong các chương trình do Germer Team tổ chức. Ảnh: Germer Team
Thạnh Hào “bật mí” về hướng đi tiếp theo của Germer Team: “Đối với nhóm, những buổi hòa nhạc kín người và niềm vui trên gương mặt nghệ sĩ biểu diễn cùng khán giả đã là phần thưởng quý giá nhất. Vì vậy, nhóm sẽ nỗ lực để duy trì mang được nhiều chương trình hay về nhạc cổ điển đến gần hơn với công chúng”.
Vào ngày 27/06, Germer Team sẽ phối hợp dàn nhạc The Mai House Philharmonic tổ chức chương trình nhân kỉ niệm 6 năm thành lập nhóm. Chương trình sẽ trình diễn các tác phẩm của các nhà soạn nhạc lớn như Bach, Schumann, đồng thời chuyển soạn những tác phẩm trong các bộ phim anime Nhật Bản của tác giả Joe Hisaishi.
Nhạc sĩ viết nhiều giao hưởng nhất Việt Nam qua đời
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng vào rạng sáng 17/5. Ông ra đi vì tuổi cao, sức yếu, hưởng thọ 88 tuổi.
Theo nguồn tin của Zing, nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam qua đời vào lúc 5h50 ngày 27/5 tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi. Sự ra đi của ông khiến gia đình, đồng nghiệp và học trò thương tiếc.
Trên trang cá nhân, đạo diễn Thanh Hiệp gửi lời chia buồn tới gia quyến.
Ông chia sẻ: "Thầy Nguyễn Văn Nam là tấm gương sáng cho thế hệ học trò tiếp bước trên con đường âm nhạc. Thầy là người viết giao hưởng nhiều nhất Việt Nam hiện nay. Tôi còn nhớ thầy nói về nhạc trẻ hôm nay, đó là thị hiếu không cấm cản với số đông hướng đến nhạc thị trường. Có người nghe thì có người viết, nhưng đã mang danh nhạc sĩ, thì hãy nhớ trong đầu, thời kỳ khởi điểm của tân nhạc Việt, các tiền nhân đã chắt chiu, tìm kiếm lời ca rất đẹp để đưa vào sáng tác của mình".
Đạo diễn Thanh Hiệp (trái) quý trọng nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam (phải) về tình yêu với âm nhạc.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam (sinh năm 1932) tại Vĩnh Kim, Châu Thành, Tiền Giang. Năm 1947, ông tham gia kháng chiến, hoạt động trong Ban tuyên truyền tỉnh Mỹ Tho. Đến năm 1954, nhạc sĩ tập kết ra Bắc và làm việc tại đây 5 năm.
Ông học sáng tác nhạc tại trường Âm nhạc Việt Nam (tiền thân của Nhạc viện Hà Nội sau này). Nhạc sĩ sinh năm 1932 tốt nghiệp loại xuất sắc và được cử đi học tại Nhạc viện Leningrad, nay là Nhạc viện Sankt-Peterburg (Nga) vào năm 1966. Ông hoàn tất chương trình học và tốt nghiệp vào năm 1973.
Năm 1991, nhạc sĩ Nguyễn Văn Nam về Việt Nam, ông tham gia công tác giảng dạy bậc đại học và cao học chuyên ngành sáng tác, lý luận tại Nhạc viện TP.HCM. Trong 26 năm làm việc tại đây, ông được phong hàm Giáo sư vào ngày 20/11/2015 vì những đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông có thể kể đến như giao hưởng số 5 Mẹ Việt Nam, Tưởng nhớ, Liên khúc mùa xuân (1994), số 6 Kỷ niệm Sài Gòn 300 năm (1998), số 7 Chuyện nàng Kiều, overture Vầng trời đông đón chào ngày mới (2000) và số 8 Quê hương đất nước tôi với lời đề tặng đất mẹ Tiền Giang (2002)... Ngoài ra ông còn viết kịch múa, nhạc thính phòng, hợp xướng, ca khúc nghệ thuật...
Sinh thời, ông sống trong một chung cư cũ ở quận 1 (TP.HCM) do Nhà nước cấp. Cuộc sống vất vả nhưng người nghệ sĩ già vẫn luôn yêu đời và tâm huyết với sự nghiệp sáng tác.
Ẩn tình phía sau nhạc phẩm "Hoa mười giờ" của Đài Phương Trang Nhạc sĩ Đài Phương Trang thường vay mượn cảm xúc của người khác để sáng tác nhạc. Những bài hát buồn của ông đều có câu chuyện từ bạn bè hoặc những người xa lạ. Và, "Hoa mười giờ" cũng không ngoại lệ, khi nhạc sĩ viết cho chuyện tình buồn của một thiếu nữ. Nhạc sĩ Đài Phương Trang "Thương phận con...