Đua ngựa ở Vũ Hán
Ngoài Covid-19, Vũ Hán còn được biết đến là nơi tổ chức giải đua ngựa có truyền thống hơn 150 năm.
Thoạt nhìn, Giải đua ngựa mở rộng Vũ Hán bắt đầu hoạt động lại từ tháng 10 sau khi thành phố dỡ phong tỏa, giống như môn đua ngựa ở những nơi khác trên thế giới.
Giải đấu có những con ngựa thuần chủng mang tên “ Chiến binh tự do”, hay “Tuyệt mỹ”, nài ngựa mặc áo đua đủ màu, còn khán giả cầm bảng lựa chọn con sẽ thắng. Nhưng có một điểm khác biệt quan trọng với những nơi khác trên thế giới, đó là Trung Quốc đại lục cấm cá cược.
Một trận đấu trong Giải đua ngựa mở rộng Vũ Hán hôm 21/11. Ảnh: AFP
Thay vào đó, người dân sẽ quét mã QR trên điện thoại và chọn con thắng. Nếu con ngựa họ chọn về đích đầu tiên, họ sẽ được nhận phần thưởng. Trong trường đua Thành phố Đông phương May mắn hôm 12/12, giải thưởng là một cái đệm.
Ngoài ra, phần thưởng còn có thể là dầu ăn, thẻ nạp điện thoại hoặc nồi cơm điện hay ô tô. Không có giải thưởng bằng tiền mặt. Ông Zhang, một khán giả trong trường đua, cảm thấy không thành vấn đề khi không được cá cược.
“Ở đây khác nước ngoài, điều vui nhất là được xem đua ngựa và hòa mình vào bầu không khí”, người đàn ông 65 tuổi sống gần trường đua, nói. Đây là lần thứ hai ông đi xem đua ngựa.
Jin Lei, người tới xem cùng hai người bạn, cho hay đây là lần đầu anh đi xem đua ngựa và rất hồi hộp khi “ở gần và cảm nhận được sức mạnh của ngựa”.
Video đang HOT
“Tôi đến xem vì cảm giác mới lạ”, Lei, 27 tuổi, làm nghề tư vấn y tế, nói.
Vé vào cửa giá 50 tệ (8 USD). Ít nhất hai người được hỏi cho biết họ được phát vé miễn phí.
Thời tiết ẩm ướt và lạnh lẽo tác động tới những ngày đua cuối cùng của mùa đua ngựa tại Vũ Hán. Thành phố 11 triệu dân phải rút ngắn mùa đua vì Covid-19, hạn chế số lượng khán giả ở vài trăm. Đa số người tới xem là các gia đình trẻ.
Jacky Wu, chủ tịch Tập đoàn Đua ngựa Đông phương May mắn, công ty xây dựng và điều hành trường đua, cho biết bình thường có từ 3.000 tới 5.000 khán giả.
Ở những nước khác, khán giả có thể sử dụng bia rượu trong trường đua. Còn ở Vũ Hán, chỉ có trà, nước hoa quả, trái cây.
Wu cho biết Vũ Hán có lịch sử đua ngựa lâu đời, bởi người Anh từng đến đây buôn bán.
“Trường đua ngựa đầu tiên ở Vũ Hán hoạt động năm 1864 và từng có thời điểm 4 trường đua cùng hoạt động”, ông nói trong văn phòng nhìn ra đường đua toàn cát.
Theo Wu, dù ở những khu vực khác của Trung Quốc cũng có đua ngựa, đặc biêt ở những vùng xa xôi như Tân Cương hay Nội Mông Cổ, nhưng Vũ Hán là “trung tâm của đua ngựa tiêu chuẩn phương Tây” của cả nước.
Tuy nhiên, giống mọi môn thể thao khác trên toàn cầu, Covid-19 đã tấn công mạnh vào môn đụa ngựa ở Vũ Hán, khiến mùa giải phải ngừng 4 tháng.
Thành phố bị phong tỏa từ ngày 23/1 tới đầu tháng 4 và giải đua chỉ được cấp phép lại vào tháng 10. Xiang Yan, một nài ngựa, cảm thấy cực kỳ nhẹ nhõm khi được trở lại yên ngựa sau 76 ngày phong tỏa.
“Cưỡi ngựa là thói quen hàng ngày của tôi và tôi rất nhớ khi không được cưỡi ngựa trong thời gian dài”, nài ngựa 24 tuổi nói.
Khán giả đeo khẩu trang phòng ngừa Covid-19 xem đua ngựa ở Vũ Hán hôm 21/11. Ảnh: AFP
Sau một năm khắc nghiệt, Wu tỏ ra lạc quan về tương lai của môn đua ngựa ở Vũ Hán. Quan điểm này càng được củng cố nhờ sự hậu thuẫn của giới lãnh đạo.
“Năm nay là một năm khó khăn cho chúng tôi để tổ chức đua ngựa ở Vũ Hán. Đại dịch thì vẫn chưa kết thúc”, Wu nói. “Nhưng bây giờ các giải đua đã được tổ chức, cho thấy môn thể thao này rất được coi trọng ở Vũ Hán”.
Nhờ sự thành công của chính phủ Trung Quốc, hạn chế Covid-19 lây lan ở mức thấp, nhiều kế hoạch lớn hơn và tốt hơn cho ngành công nghiệp đua ngựa ở Vũ Hán năm 2021 đang khởi động.
“Nếu mọi việc diễn ra đúng kế hoạch, chúng tôi dự kiến sẽ tăng mức độ cạnh tranh, giá trị phần thưởng, số lượng nài ngựa nước ngoài cũng như chất lượng ngựa”, Wu nói.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư trong vài năm tới và rất tin tưởng vào tương lai của đua ngựa Trung Quốc. Nhiều thành phố khác đã phải dừng đua ngựa, nhưng Vũ Hán thì không”.
Trung Quốc có thể lập cơ quan kiểm soát dịch bệnh mới
Trung Quốc đang xem xét thành lập cơ quan chuyên đối phó đại dịch tương lai trong đợt cải cách y tế hậu Covid-19, theo quan chức giấu tên.
Hãng tin Trung Quốc Caixin hôm nay dẫn lời hai quan chức chính phủ giấu tên và ba chuyên gia y tế cấp cao cho biết Bắc Kinh đang xem xét kế hoạch thành lập một cơ quan chuyên ứng phó và kiểm soát dịch bệnh mới, nhằm kiểm soát các dịch bệnh mới nổi và phòng chống nguy cơ bùng phát đại dịch trong tương lai.
Nhân viên tại một chốt kiểm soát ở Vũ Hán, Trung Quốc, hồi cuối tháng 3. Ảnh: AFP .
Cơ quan này chưa có tên chính thức và được các quan chức gọi là "cục kiểm soát dịch bệnh lớn", có thể được gộp từ nhiều đơn vị trực thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia cùng Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống Dịch bệnh Trung Quốc. Đây là một phần trong kế hoạch cải cách ngành y tế Trung Quốc sau đại dịch Covid-19.
Trung Quốc, nơi Covid-19 khởi phát cuối năm ngoái, gần như đã kiểm soát được dịch bệnh nhưng gần đây báo cáo một số đợt bùng phát cục bộ ở một số thành phố. Nước này đã ghi nhận gần 87.000 ca nhiễm, trong đó hơn 4.600 người chết.
CNN hôm 30/11 công bố 117 trang tài liệu được phân loại là "tài liệu nội bộ, xin giữ bí mật" của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, cho thấy hệ thống thống kê dường như đã hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát trong những tuần đầu đầy hỗn loạn của đại dịch.
Các tài liệu từ tháng 10/2019 đến tháng 4/2020 cũng cho thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe không linh hoạt, nhiều hạn chế và không được trang bị tốt để đối phó với cuộc khủng hoảng.
Bí ẩn chưa có lời giải về bệnh nhân đầu tiên mắc Covid-19 Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra có thể những hiểu biết của y học về người đầu tiên mắc Covid-19 trên thế giới và nguồn gốc virus là không chính xác. Cách đây gần một năm, mùa đông giá lạnh phủ khắp Trung Quốc. Đó cũng là lúc tin đồn về một loại cúm lạ bắt đầu lan truyền ở Vũ Hán....