Dưa môn xào tỏi, ớt
Dưa môn chua dịu hòa cùng vị mặn của muối, ngọt từ đường và bột ngọt cho món xào thêm đậm đà. Tỏi thơm nồng nàn cùng ớt cay làm ấm lòng ngày mưa lạnh.
Sau những ngày mưa, ruộng đồng chìm sâu trong biển nước mênh mông. Những liếp rau xanh trong vườn héo rũ và dần thối rữa. Bữa cơm thường ngày “khó nuốt” vì thiếu rau. Thế là người dân quê tôi mang dao lên gò đồi cắt bẹ môn mang về muối dưa để chế biến món ăn. Thân khoai môn hình dáng giống bạc hà nhưng lá xanh cùng bẹ màu tim tím. Môn mang về rửa sạch rồi cắt khúc cỡ ngón tay và chẻ dọc. Tránh tiếp xúc với nhựa của khoai môn nên thường nhúng tay vào nước để khỏi bị ngứa da. Tiếp đến, rửa sạch rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Sau đó, cho môn vào chum, đổ nước vo gạo vào rồi dùng vỉ tre chèn lên trên và đậy kín. Chừng 2 – 3 ngày thì môn chua, tỏa hương thơm dịu khi mở nắp.
Nguyên liệu chủ yếu chế biến món dưa môn xào tỏi, ớt.Dưa môn có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã đậm đà tình quê. Trong đó phải kể đến món môn chua xào tỏi, ớt với phương pháp chế biến khá đơn giản. Vớt dưa ra khỏi chum rồi dùng tay vắt nhẹ cho ráo nước. Lột vỏ dăm bảy tép tỏi lớn rồi đập giập và cho một phần vào chảo dầu phụng đang sôi trên bếp. Khi dầu và tỏi tỏa hương thơm phức thì cho dưa vào chảo cùng gia vị: Muối hầm, bột ngọt và đường rồi dùng đũa đảo đều. Dưa vừa chín thì cho phần tỏi còn lại cùng ớt xắt mỏng vào đảo nhẹ. Tiếp đến, cho ít tiêu xay nhuyễn lên trên, nhấc chảo xuống khỏi bếp rồi gắp dưa xào ra đĩa.
Dưa môn chua dịu hòa cùng vị mặn mà của muối, ngọt từ đường và bột ngọt cho món xào thêm đậm đà. Tỏi thơm cùng ớt cay làm ấm lòng ngày mưa lạnh. Cơm gạo lúa mới gặt từ đồng làng dẻo thơm hơn thường ngày. Con trẻ đưa chén xin cha mẹ xúc thêm cơm rồi gắp dưa ăn ngon lành, mặc cho ớt, tỏi cay nồng khiến miệng hít hà và mồ hôi rịn ra trên trán bé xinh.
Dưa môn đạm bạc phảng phất hương vị làng quê và giàu lòng thơm thảo. Dân quê thường mang sang cho nhau mớ dưa môn vừa muối chua cho bữa cơm bớt “khô khan” sau bao ngày mưa gió. Môn chua đậm đà tựa sợi dây gắn kết yêu thương giữa xóm làng yên bình sau bão giông.
Thầy giáo ở Hà Tĩnh chia sẻ về món cá rô kho ngày mưa bão và công thức cá rô đồng kho khế mềm rục xương, thơm ngon chuẩn nhất
Những ngày mưa bão món cá rô đồng kho khế nhừ xương say lòng biết bao người. Nhưng món cá rô đồng kho khế vùng nào chuẩn nhất, kho đơn giản mà vẫn ngon nhất vịnh Bắc bộ?
Thơm ngon món cá rô đồng ngày mưa bão
Thầy giáo Lê Văn (Hà Tĩnh) kể rằng, ngày bé ở quê vào dịp tháng 8 - 10 âm lịch nhiều bão lũ lắm, mỗi khi nghe đài báo có mưa bão lớn là cha thầy lo việc chằng chống nhà cửa. Bọn trẻ chưa ý thức được sự thiệt hại do bão lũ gây ra, chỉ mong có lũ để đánh bắt cá với những dụng cụ cổ truyền, thô sơ như vó, mơm... chứ chưa có điện để chích, chưa có lưới, có chài, có bát quái... đánh bắt cá như bây giờ.
Nguyên liệu làm món cá rô đồng kho khế. Ảnh minh họa.
Những trận mưa rào như trút khiến cá rô sinh sôi nảy nở thì nhà nhà bắt đầu đan rọ đánh cá. Người khỏe thì dùng vó để kéo, dùng nơm để úp.
Bọn trẻ con chủ yếu dùng cái đó để bắt cá. Mới mưa xuống thì đơm đó ngược, tức là đặt miệng đó xuôi chiều dòng nước - ấy là lúc cá bơi ngược nước để tìm chỗ sinh sản. Vài ba ngày sau, quay miệng đó lại để đón cá xuôi dòng.
Ngày trước cứ mưa lũ là cá rô đồng rất rẻ, người dân hay mua về nấu với khế và lá nghệ.
Cá đồng không có nghệ chả khác chi thịt chó không có mắm tôm. Một phần do thiếu đói phần nữa là cá sạch nên ăn thấy ngon ghê gớm là ngon.
Món mẹ thầy giáo Lê Văn hay làm nhất sau mỗi trận mưa lũ là nồi cá hầm khế.
Video đang HOT
Nồi cá hầm khế bà làm rất công phu. Đầu hôm những chú cá rô béo ngậy vàng ươm được mang về.
Bà chọn hầm/kho là những con cá rô mới trưởng thành, nhỏ chừng 2-3 đầu ngón tay - vì kho mới nhanh nhừ, ăn được cả xương.
Khế thì vặt hoặc nhặt 2-3 quả khế chua gió mưa giập rụng.
Gia vị kho sẵn có nhất là củ giềng, nước mắm, bột ngọt, đường, muối, kẹo đắng, mỡ lợn... và đặc biệt là phải dùng nồi đất và đốt trấu thì mới đúng điệu.
Cá rô đồng làm xong bà tẩm ướp rồi cho vào nồi đất. Cái nồi đất hầm/ kho cá không nấu theo cách thông thường - mà được đặt giữa bếp, chất củi xung quanh, nhóm lửa.
Khi lửa cháy rồi, bà đổ trấu phủ kín nồi. Sáng ra, bà dậy sớm dỡ nồi cá ra. Mở vung nồi cá hầm khế thì mùi thơm dễ cả xóm ngửi được.
Có người nghe nói cá rô đồng hầm/kho khế rất ngon nên tính kho thử, nhưng không làm được như người miền Trung hầm, và rất nhiều người miền Trung tự hào vì món cá rô đồng kho khế vùng quê mình là ngon nhất, đủ cay, đủ chua, mặn, ngọt... và hương vị thì ngon nhất vịnh Bắc Bộ.
Không có khế chua thì món cá rô đồng kho khế không thể ngon. Ảnh minh họa.
Ngày đó tôi chưa thấy ai bán cá như bây giờ, với những dụng cụ thô sơ thì cũng chẳng mấy ai bắt được số lượng lớn để bán, nên bắt được mớ nào về xào ăn ngay.
Giờ mỗi đợt mưa lũ nhiều người không phải đi bắt cá đồng, việc "bắt" cá đồng do các bà đảm nhận. Ngày hôm trước mưa to, sáng ra các bà đi một loáng xách về vài kí cá, hầm ngon thôi rồi.
Giờ nghe miền Trung có bão, nghe dự báo là vùng ảnh hưởng hoàn lưu chi đó mà mưa to lắm. Hy vọng mưa vừa thôi để bà con lại có những nồi cá hầm khế nức mùi thơm như thủa xưa.
Kiểu hầm/kho cá rô đồng trên là cách của người miền Trung. Nhưng giờ người ta ít hầm/ kho cá rô đồng bằng nồi đất. Các loại cá rô, cá mè Vinh và các loại cá có nhiều xương dăm được hầm bằng nồi áp suất, lót mía cây chẻ mỏng ở đáy nồi, đổ thêm một ly nước mía ép, xương mềm rục, các cụ rụng hết răng cũng ăn được, ngon tuyệt.
Kho/ hầm cá có nhiều cách, người có kiến thức Đông y thì hầm nồi cá đồng rất công phu, và tùy khẩu vị của từng vùng mà cách hầm, gia vị... có khác nhau.
Một số nơi vẫn dùng nồi đất mới chuẩn. Nhưng gia vị thì không thể thiếu là khế chua, nghệ (củ giã nhỏ và lá cắt nhỏ), muối, mắm, tiêu... Có nhà còn cho thêm ít lát riềng. Cách kho/hầm quan trọng là phủ kín trấu, hầm lâu ở nhiệt độ vừa phải, thời gian phải suốt đêm cá mới rục nhừ xương.
Còn đa số bây giờ cứ cho cá vô nồi áp suất, hoặc nồi hầm bằng điện mà hầm cho kỹ cũng ngon hơn cả cá rô hầm làng nghề.
Nhưng nhiều người vẫn thèm lắm món cá rô hầm trong nồi đồng, nồi đất xưa ăn với cơm nóng và rau luộc thì ngon tuyệt vời.
Ngày nay người ta hay kho/hầm bằng thịt ba chỉ, nhưng rất nhiều người chỉ khoái dùng mỡ lợn để làm món ăn dân dã này.
Mỗi khi kho cá, hầm cá bằng là vùi vào tro bếp đun bằng rơm rạ (nếu có tro trấu, hoặc tro que củi thì càng tốt). Các gia vị cao cấp hồi đó đâu có, nhưng món cá rô đồng hầm khế dân dã vẫn ngon tuyệt đỉnh.
Cá rô đồng kho khế bằng nồi đất đun trên bếp củi và ủ trấu qua đêm mới nhừ xương. Ảnh minh họa.
Cá rô đồng kho khế, món dân dã khó quên
Sau đây là cách làm cá rô đồng kho khế dân dã, dễ làm nhất. Còn tùy mỗi nơi, mỗi nhà có khẩu vị riêng, cách thưởng thức ẩm thực riêng có thể tùy biến để hợp với khẩu vị và vùng miền.
Nguyên liệu
- Cá rô đồng: 500gram.
- Thịt ba chỉ (ba rọi): 100gram.
- Khế chua: 1 trái
- Giềng xay, ớt trái.
- Gia vị: Mắm, đường, hồ tiêu, dầu ăn, bột ngọt, hạt nêm.
Cách làm
- Cá rô đồng mổ bụng, cắt bỏ mang, đánh sạch vảy, rửa sạch sau đó lấy muối ăn xát khắp thân cá rồi rửa lại bằng nước sạch cho hết nhớt.
- Sơ chế cá xong ướp cá với gia vị (giềng xay nhuyễn, nước mắm, hạt nêm, bột ngọt) khoảng 30 phút thì cho lên bếp (lưu ý hầm cá rô đồng kho khế ngon phải đảm bảo nêm đầy đủ gia vị, tuân thủ đúng thời gian ướp cá). Liều lượng ướp có thể là 1 thìa muối, 2 thìa nước mắm, kẹo đắng, 1 thìa bột ngọt, 1 thìa đường và 3 thìa mỡ lợn.
Ướp cá 30 phút cho cá ngấm gia vị rồi mới kho (có thể kho bằng nước dừa mà không cho đường, vị càng ngon ngậy hơn).
- Khế chua rửa sạch, cắt bỏ phần đầu, cuống, bỏ viền cánh khế, rồi xắt thành từng miếng dày chừng 1 cm (nhất định là khế chua cá mới nhanh nhừ), thái lát lót xuống đáy nồi.
- Giềng (ở quê hay chọn giềng nếp) thái lát lót cùng mới thơm ngon.
- Thịt ba chỉ (ba rọi) rửa sạch, xắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Ớt xắt từng lát nhỏ.
Ướp cá xong đổ nước đầy sắp sắp mặt cá, đun trên bếp củi cho sôi khoảng 10 phút thì lấy trầu (ở quê hay đi xát thóc nên có trấu để kho cá ngon tuyệt), ở thành phố không có trấu thì dùng bếp gas đun nhỏ lửa - nhưng kho bếp ga cá không được nhừ, bắt buộc phải kho 2 nước cá mới nhừ ăn được cả xương.
Mỗi nồi đất chỉ nên hầm 0,5 kg cá rô đồng kho khế chua. Ảnh minh họa.
Cách hầm cá rô đồng kho khế
- Bắc nồi đất định hầm/kho lên bếp. Đổ thêm 3 muỗng đường và bật lửa đun tới khi đường tan hết thì đổ chút nước lọc đun sôi thì dùng đũa xếp thịt ba chỉ trải đều dưới đáy nồi.
- Tiếp đến xếp những con cá rô đồng lên trên thịt, trên cùng xếp những lát khế và ớt xắt nhỏ (nồi đất chỉ kho 0,5 kg cá là ngon).
- Tiếp tục đun nồi cá trên lửa vừa khoảng 5 phút để cá ngấm đều gia vị.
- Đổ nước lọc ngập mặt cá. Nêm lại các loại gia vị cho hợp khẩu vị và đun tiếp tới khi nước sệt lại.
Để món cá rô đồng kho khế hấp dẫn hơn thì khi nước kho cá sệt lại nên đổ thêm chút nước nữa và đun tiếp đến khi nước trong nồi gần cạn lại thì mở nắp nồi và đun thêm ít phút để thịt cá săn chắc lại, cá thật nhừ xương thì khi ăn càng ngon hơn.
Khi nào chuẩn bị tắt bếp nên rắc thêm một ít bột hồ tiêu vào cho thơm.
Cách làm cá lòng tong kho tiêu thơm ngon, hấp dẫn đậm đà Cá lòng tong kho tiêu là món ăn được rất nhiều người yêu thích bởi hương vị đặc biệt, không thể nhầm lẫn với các món ăn khác. Cùng đồng hành với Bếp 360 để khám phá cách làm cá lòng tong kho tiêu thơm ngon, hấp dẫn cực đơn giản tại nhà nhé! Nguyên liệu làm cá lòng tong kho tiêu Nguyên...