Đưa môn học Ngoại giao đa phương vào giảng dạy trong thực tiễn
Ngày 2/10, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao phối hợp với Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) tổ chức Hội thảo về chuyển giao và phổ biến môn học Ngoại giao đa phương. Tham dự Hội thảo có TS. Phạm Lan Dung – Phó Giám đốc phụ trách Học viện Ngoại giao; ông Peter Girke, Trưởng đại diện Quỹ KAS tại Việt Nam; đại diện Bộ Ngoại giao; các giáo sư, các nhà khoa học về chính trị – quan hệ quốc tế đến từ 18 trường đại học và viện nghiên cứu trong nước.
Toàn cảnh buổi Hội thảo.
Phát biểu khai mạc Hôi thảo, TS. Phạm Lan Dung, Phó Giám đốc phụ trách Học viện Ngoại giao khẳng định, chú trọng đối ngoại đa phương là chủ trương nhất quán của Việt Nam kể từ khi Đổi mới; đối ngoại đa phương Việt Nam đã đóng góp vào xây dựng môi trường ổn định, hòa bình, tận dụng ngoại lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong năm 2020, đối ngoại đa phương càng có vai trò quan trọng khi Việt Nam cùng lúc đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN.
TS. Phạm Lan Dung (bên phải), Phó Giám đốc phụ trách Học viện Ngoại giao, phát biểu tại Hội thảo.
Để phục vụ cho trọng trách của ngành Ngoại giao trong giai đoạn mới, nhiệm vụ đặt ra hiện nay là phải đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng về đối ngoại đa phương.
Trong bối cảnh đó, Học viện Ngoại giao đã phối hợp với KAS xây dựng môn học Ngoại giao đa phương để đưa vào chương trình đào tạo cử nhân chuyên ngành Quan hệ Quốc tế, mong muốn là môn học này không chỉ trở thành cốt lõi trong chương trình đào tạo Quan hệ Quốc tế của Học viện, mà còn được phổ biến tại nhiều trường đại học ở Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng của đất nước trong tình hình mới, đó là nâng tầm đối ngoại đa phương theo tinh thần Chỉ thị 24 của Ban Bí thư.
Video đang HOT
Ông Peter Girke, Trưởng đại diện Quỹ KAS tại Việt Nam phát biểu tại Hội thảo.
Dự Hội thảo, ông Peter Girke, Trưởng đại diện Quỹ KAS tại Việt Nam cho rằng, chương trình học về Ngoại giao đa phương này rất đặc biệt nên dù có quy mô nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhắc lại quá trình triển khai chương trình từ những ngày đầu, ông Peter Girke khẳng định sau giai đoạn thử nghiệm thành công, đã đến lúc HVNG đưa môn học vào giảng dạy trong thực tế.
Đặc biệt, ông Girke cho rằng trong bối cảnh hiện nay, khi Việt Nam đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ và Chủ tịch ASEAN, môn học nói trên sẽ càng thiết thực hơn bởi quá trình giảng dạy sẽ được bổ sung những kinh nghiệm, tình huống thực tế phát sinh trong triển khai ngoại giao đa phương Việt Nam thời gian qua.
Cũng tại Hội thảo, các giảng viên, nhà quản lý, nhà nghiên cứu về công tác đối ngoại đã chia sẻ về quá trình xây dựng chương trình, giáo án của môn học Ngoại giao đa phương; quá trình triển khai chương trình thử nghiệm, mô phỏng các nội dung giảng dạy môn học, và nhiều nội dung khác liên quan…
Các đại biểu và khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.
Đối ngoại đa phương đang ngày càng trở thành xu thế nổi bật trong quan hệ quốc tế hiện nay, và đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị – kinh tế – đối ngoại của thế giới. Trong những năm qua, đối ngoại đa phương Việt Nam được mở rộng và đi vào chiều sâu ở tất cả các kênh đối ngoại Đảng, Nhà nước và ngoại giao nhân dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đóng góp to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần củng cố, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Để đảm bảo chất lượng, hiệu quả của công tác đối ngoại trong bối cảnh mới, nhiệm vụ xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách, có bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, kỹ năng đa phương… là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định.
Đối ngoại đa phương của Việt Nam năm 2020 với nhiệm vụ kép: Thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN năm 2020. Với tầm quan trọng đó, Ngoại giao đa phương thậm chí còn đứng trước yêu cầu trở thành một môn học đối với những người học ngành Ngoại giao và Quan hệ quốc tế, góp phần cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết để đóng góp vào sự nghiệp đối ngoại đa phương của Việt Nam.
Thông điệp của đối tác tin cậy và có trách nhiệm
Tháng 10-2020, thế giới kỷ niệm 75 năm thành lập Liên hợp quốc (LHQ) - diễn đàn đa phương lớn nhất toàn cầu. Đây là dịp để chúng ta nhìn lại thành tựu đối ngoại đa phương của Việt Nam, nhất là trong năm 2020 khi lần đầu tiên Việt Nam đồng thời đảm nhiệm "vai trò kép" là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Chủ tịch ASEAN 2020.
Việt Nam được thế giới coi là hình mẫu trong xóa đói, giảm nghèo
Dấu mốc lịch sử trong đối ngoại đa phương
Sự kiện Việt Nam bước vào năm 2020 với việc cùng một lúc bắt đầu đảm nhiệm chức trách Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch ASEAN 2020 có thể coi là dấu mốc lịch sử trong lịch sử ngoại giao Việt Nam. Tuy nhiên, sự trùng hợp hai vai trò này trong cùng một thời điểm này không phải là điều bất ngờ bởi đây là kết quả tất yếu từ những nỗ lực không mệt mỏi trong hàng thập kỷ của Việt Nam.
Trước hết, đó là kết quả của chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đúng như đánh giá của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nêu trong thông điệp ngay sau khi Việt Nam trúng cử Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ với số phiếu kỷ lục 192/193. Tổng bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh đây là "vinh dự lớn lao, khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta".
Đường lối đối ngoại rộng mở do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) đề ra đã được các Đại hội và các Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị từ khóa VI đến khóa XII tiếp tục bổ sung, phát triển thành đường lối đối ngoại "Đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế". Đường lối đó đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Trên cơ sở thông điệp "là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế", Việt Nam đã tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực, đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, đồng thời hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn vào các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương. Kết quả của chính sách đúng đắn đó là hiện nay chúng ta có quan hệ ngoại giao với 187 quốc gia, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với 25 nước, trong đó bao gồm cả 5 thành viên thường trực HĐBA LHQ...
Việc Việt Nam được bầu là Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, giữ vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 còn là sự ghi nhận quan trọng, đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp xứng đáng của Việt Nam vào công việc quốc tế và khu vực; thể hiện vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế.
Các nước tin cậy Việt Nam vì Việt Nam được biết đến là một đất nước phải trải qua 2 cuộc chiến tranh, hiểu rất rõ giá trị của hòa bình và yêu chuộng hòa bình, luôn phấn đấu hết mình đóng góp cho sự tiến bộ của nhân loại trên thế giới. Không những thế, Việt Nam còn được quốc tế coi là hình mẫu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.
Chủ trương lớn, giàu tính nhân văn trong mục tiêu xóa đói giảm nghèo không chỉ thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, mà còn là một trong những nỗ lực thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ, phát triển bền vững mà LHQ thúc đẩy trên toàn cầu. Chính bằng quyết tâm đó, Việt Nam đã sớm hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ về xóa nghèo vào năm 2006, về đích trước 10 năm so với thời hạn mà LHQ đề ra là năm 2015.
Tâm thế của một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đổi mới và hội nhập
Đảm nhiệm vai trò thành viên không thường trực Hội đồng bảo an LHQ và Chủ tịch ASEAN 2020 là một vinh dự lớn lao, song cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề. Trước những nhiệm vụ quan trọng cộng đồng quốc tế giao phó, Việt Nam luôn nỗ lực hết mình để hoàn thành trọng trách, đúng như lời khẳng định của Tổng bí thư, Chủ tịch nước
Nguyễn Phú Trọng: "Việt Nam đã và sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; thúc đẩy tuân thủ Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, góp phần tích cực vào những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển".
Với chủ đề "Việt Nam: Đối tác tin cậy vì hòa bình bền vững" trong nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA LHQ 2020-2021, Việt Nam muốn truyền đi thông điệp sẽ nỗ lực thúc đẩy hợp tác đa phương, tăng cường hiệu quả phương thức giải quyết các vấn đề toàn cầu. Mục tiêu trước tiên là đóng góp phát huy vai trò hàng đầu của HĐBQ LHQ là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, ưu tiên thúc đẩy các nỗ lực ngăn ngừa xung đột, giải quyết khủng hoảng.
Mục tiêu đó sẽ được thực hiện thông qua việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể gồm: Ngăn ngừa xung đột, ngoại giao phòng ngừa, giải quyết hòa bình tranh chấp; Cải cách phương pháp làm việc của HĐBA, tăng cường vai trò của các tổ chức khu vực; Bảo vệ thường dân, các cơ sở dân sự trong xung đột vũ trang; Bảo vệ và thúc đẩy vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh, trẻ em và xung đột vũ trang; Giải quyết hậu quả xung đột, phục vụ tái thiết và phát triển kinh tế xã hội; Tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ; Ứng phó với biến đổi khí hậu đối với hòa bình và an ninh quốc tế.
Với khu vực ASEAN, trong bối cảnh xu hướng đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ gia tăng trên thế giới cùng những biến động bất ngờ như đại dịch Covid-19, Việt Nam đã chủ động đưa ra chủ đề "Gắn kết và Chủ động thích ứng" cho năm Chủ tịch ASEAN 2020. Mục tiêu của Việt Nam là sẽ thúc đẩy các ưu tiên gồm: Phát huy vai trò và đóng góp tích cực của ASEAN vào công cuộc duy trì môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực; Thúc đẩy liên kết và kết nối khu vực, nâng cao khả năng thích ứng và tận dụng các cơ hội của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư; Thúc đẩy ý thức cộng đồng và bản sắc ASEAN; Đẩy mạnh quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới...
Những trọng trách đa phương mà Việt Nam đảm nhiệm trong năm 2020 là cơ hội để chúng ta khẳng định tâm thế của một Việt Nam yêu chuộng hòa bình, đổi mới, hội nhập quốc tế sâu rộng. Đó cũng là thời cơ để Việt Nam đóng góp chủ động, tích cực, có trách nhiệm vào hòa bình, an ninh và thịnh vượng chung của khu vực và thế giới; đồng thời tạo ra những động lực mới cho phát triển và nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam.
Trung Quốc dọa tẩy chay hộ chiếu Anh cấp cho người Hong Kong Trung Quốc dọa không công nhận hộ chiếu hải ngoại Anh để đáp trả việc London muốn cấp quyền công dân cho ba triệu người Hong Kong. "Vì Anh là bên đầu tiên vi phạm cam kết, Trung Quốc sẽ xem xét không công nhận hộ chiếu hải ngoại Anh (BNO) là giấy tờ thông hành hợp lệ và bảo lưu quyền thực...