Đưa mẹ lên thành phố chăm sóc, một lần đột ngột về nhà, tôi bật khóc khi nhìn thấy bà ngồi xổm trong góc
Vừa bước vào cửa, tôi đã thấy mẹ ngồi xổm trong góc nhà, trên khuôn mặt đẫm nước mắt. Nhưng khi vừa nhìn thấy tôi đi vào, mẹ lại vội vàng lau nước mắt đi.
Là con một trong gia đình nên tôi được bố mẹ rất quan tâm, cho ăn học đàng hoàng, tử tế. Điều khiến tôi cảm thấy may mắn hơn nữa là mình được sinh ra và lớn lên trong ngôi nhà luôn đầy ắp tình yêu thương của bố mẹ. Mặc dù, gia đình không quá giàu có nhưng từ nhỏ đến giờ tôi không bao giờ phải chịu khổ và mọi thứ đến với tôi cũng rất thuận lợi, suôn sẻ.
Học xong, tôi xin được vào làm ở một công ty lớn trên thành phố, lương lậu cũng khá ổn. Đi làm được 3 năm, tôi quen vợ mình hiện tại. Cô ấy là người khôn khéo và có lối sống khá hiện đại. Sau một năm tìm hiểu thì chúng tôi quyết định kết hôn. Hai đứa dự định mua một căn nhà trên thành phố để tiện việc đi làm và cũng là để cho các con có điều kiện sống, học hành tốt hơn sau này.
Nhưng dù đã dồn hết tiền tiết kiệm mấy năm đi làm, tôi vẫn còn thiếu hơn nửa tiền căn nhà. Khi bố mẹ biết chuyện này thì chẳng do dự bán ngay nửa miếng đất đưa tiền cho tôi, kèm câu nói: ” Bố mẹ luôn ủng hộ con!” khiến tôi xúc động và biết ơn vô cùng. Nhờ có số tiền của bố mẹ, vợ chồng tôi đã có một ngôi nhà ưng ý trên thành phố. Sau đó, chúng tôi có đề nghị đưa bố mẹ lên ở cùng nhưng ông bà không đồng ý vì sợ làm phiền con cái.
Năm ngoái, khi tôi kết hôn được hơn 1 năm thì bố bị bệnh nặng qua đời. Lo mẹ sống lủi thủi một mình nên vợ chồng tôi bàn nhau đón mẹ lên ở cùng cho tiện chăm sóc. Nhưng dù đã nói với mẹ nhiều lần nhưng lần nào mẹ cũng từ chối với lý do “mẹ đã quen với cuộc sống ở quê” khiến vợ chồng tôi đành bất lực.
Mấy hôm trước, nghe bác hàng xóm gọi điện báo tin mẹ bị ngã thâm tím mặt khiến tôi hốt quá, đứng không vững, và quyết tâm phải đưa mẹ lên thành phố cho bằng được. Dù gì mẹ cũng ngoài 60 tuổi rồi, lần này bị ngã ở nhà, còn có hàng xóm phát hiện ra, chứ nếu mẹ bị ngã ở chỗ vắng vẻ thì không hiểu chuyện tệ hại gì sẽ xảy ra nữa. Sau một hồi thuyết phục, tôi thấy mẹ vẫn phân vân lắm nên đã nhắc vợ “đừng chỉ đứng đó, hãy giúp anh thuyết phục mẹ đi”. Thật không ngờ chỉ vài lời vợ nói mà mẹ đã đồng ý theo chúng tôi lên thành phố ngay. Đúng là lời nói của “nóc nhà” có uy thật mọi người ạ!
Vì sợ mẹ thay đổi quyết định nên tối hôm đó tôi đã đưa mẹ lên thành phố ngay. Từ lúc mẹ lên ở cùng, tôi cảm thấy gia đình mình như trọn vẹn hơn. Vợ tỏ ra rất hiếu thảo với mẹ nên tôi cũng yên tâm phần nào. Nhưng dù đã lên đây được 2 tuần rồi mà tôi thấy mặt mày mẹ vẫn ủ rũ lắm. Lúc đó, tôi cứ ngỡ mẹ mới lên đây còn chưa quen với môi trường lại không có bạn bè mới có biểu hiện như thế. Vì vậy, tôi tranh thủ trò chuyện với mẹ nhiều hơn mỗi khi ở nhà để giúp mẹ thoải mái tinh thần, đỡ nghĩ ngợi mà sinh ra buồn chán.
Video đang HOT
Mỗi buổi sáng, vợ tôi sẽ chuẩn bị rất nhiều món ăn cho cả nhà, đa số mẹ đều khen ngon. Thấy mẹ ăn uống hợp khẩu vị, tôi rất vui, thầm nghĩ trong lòng ” vợ mình đúng là một người con dâu hiếu thảo và rất hiểu chuyện”.
Hôm nay, sau khi ăn sáng xong, tôi cầm túi tài liệu và điện thoại đi ra phía cửa phòng, miệng vẫn không quên dặn vợ không cần nấu bữa tối hôm nay vì tôi có một cuộc họp quan trọng ở công ty. Nhưng khi vừa đến công ty, chợt nhận ra mình quên mang theo tập tài liệu chuẩn bị cho cuộc họp ở nhà nên tôi vội vàng xin về nhà lấy. Vừa bước vào cửa, tôi đã thấy mẹ ngồi xổm trong góc giặt quần áo, khuôn mặt còn đẫm nước mắt. Nhưng khi vừa nhìn thấy tôi đi vào, mẹ lại vội vàng lau nước mắt đi. Không hiểu chuyện gì đang xảy ra, thấy mẹ khóc, mắt tôi cũng đỏ hoe theo.
Khi tôi còn chưa kịp hỏi mẹ rõ mọi chuyện thì vợ đã bước ra. Nhìn thấy tôi, mặt cô ấy biến sắc, ấp úng hỏi: “ sao anh về giờ này?”. Tôi gạt ngang không trả lời và hỏi lại vợ: ” Anh đưa mẹ lên thành phố để mẹ được con cái chăm sóc, an hưởng lúc tuổi già, tại sao em lại đối xử với mẹ như vậy? Thảo nào mẹ không vui khi lên thành phố, hóa ra là sau lưng anh, em đã đối xử tệ bạc với mẹ như vậy. Nếu em không chăm sóc được mẹ thì chúng ta ly hôn đi”.
Vợ thấy tôi nói vậy thì khóc thút thít xin lỗi và hứa sẽ không bao giờ làm điều này nữa. Mẹ cũng nói đỡ cho vợ là do mẹ tự nguyện làm vậy nhưng tôi không tin. Nếu như hôm nay tôi không về đột xuất và phát hiện ra sự thật này thì liệu vợ có biết sai mà sửa đổi không hay cô ấy còn bắt mẹ phải làm thêm nhiều việc khác nữa. Mẹ tôi đã vất vả cả đời rồi, tôi không muốn về già mẹ phải chịu khổ thêm nữa. Tôi phải làm sao để vợ yêu thương và chăm sóc mẹ chồng như chính người thân ruột thịt của mình đây?
Xin giấu tên
Coi thường chiếc chăn rẻ tiền mẹ chồng tặng hôm cưới nhưng 2 năm sau tôi kinh ngạc thấy thứ bên trong
Với nhà người ta, khi con trai lấy vợ thì mẹ thường tặng vàng bạc, trang sức... còn mẹ chồng tôi chỉ tặng chúng tôi một chiếc chăn loại xoàng.
Tôi lớn lên trong tình yêu thương của bố mẹ. Gia đình tôi khá giả, bố mẹ tôi lại chỉ sinh được hai con gái nên điều ông bà luôn trăn trở là lo cho chị em tôi ăn học đàng hoàng.
Năm 25 tuổi, tôi quen Trí. Anh hơn tôi 3 tuổi, là một người đàn ông tâm lý, chịu khó và cũng có máu làm giàu. Bạn bè tôi ai cũng khen anh chững chạc, đàng hoàng khiến tôi rất vui và cảm thấy may mắn có được người yêu như vậy.
Trí kể quê anh ở một vùng nông thôn, anh lớn lên trong sự khó khăn và vất vả nên từ nhỏ đã tự nhủ phải cố gắng học thật tốt để sau này có cơ hội báo hiếu bố mẹ và lo cho vợ con. Bố mẹ làm nông nghiệp là chính lại nuôi 3 đứa con ăn học nên nhà anh rất nghèo khó.
Mẹ tôi kịch liệt phản đối tình yêu của tôi và Trí vì lo gia cảnh, hoàn cảnh sống của chúng tôi quá khác nhau, sợ tôi sẽ là người thiệt thòi, không hạnh phúc.
Sau đó, bố tôi biết chuyện thì cũng phản đối bởi ông lo con gái làm dâu nhà nghèo sẽ khổ lắm.
Thế nhưng, hôm tôi đưa Trí về ra mắt, bố tôi hỏi về con người anh rồi cảm thấy hài lòng, thậm chí ông còn khen Trí thật thà và bản lĩnh.
Về phần gia đình Trí, tôi đã nhiều lần về nhà anh. Gia đình anh tuy khó khăn nhưng luôn vui vẻ hạnh phúc, mọi người thương yêu nhau. Biết mẹ tôi không ủng hộ nên chúng tôi bảo nhau phải cố gắng nhiều hơn.
Ảnh minh họa
Chứng kiến sự kiên trì của chúng tôi, cuối cùng thì mẹ tôi cũng đồng ý cho chúng tôi kết hôn. Thế nhưng, quả thật, khi chuẩn bị ăn hỏi và làm đám cưới thì tôi mới thấm vì sao mẹ tôi từng phản đối gay gắt như vậy.
Mẹ chồng tôi là nông dân nên tư duy của bà cũng hết sức nông dân, cái gì cũng tiết kiệm và tiết kiệm hết mức. Bà bảo chúng tôi chụp ảnh cưới nhiều làm gì cho tốn tiền, chỉ cần vào hiệu ảnh chụp hai tấm và phóng lớn để ở hai bên gia đình là được rồi. Tôi nói với Trí rằng cả đời chỉ cưới có một lần nên chụp ảnh cưới cũng phải đàng hoàng giống mọi người khiến mẹ chồng không hài lòng.
Ngay cả tráp ăn hỏi bà cũng quá tiết kiệm khiến tôi phát cáu. Bà nói thời đại này chẳng còn ai thích kẹo bánh hay nước ngọt, tráp ăn hỏi cũng là hình thức tốn tiền nên chỉ cần 5 tráp là được, thậm chí chỉ để một lượt đồ thật ở ngoài còn bên trong là xốp kê đệm cho nhẹ. Vậy nhưng gia đình tôi lại muốn có 7 tráp lễ như các nhà hàng xóm từng làm cho trang trọng một chút. Có mỗi chuyện đó mà hai bên cũng cãi nhau mấy ngày mới quyết được.
Điều khiến tôi sốc nhất là khi nhà người ta có con trai lấy vợ, mẹ tặng vàng bạc, trang sức... còn mẹ chồng tôi lại tặng chúng tôi nhõn một chiếc chăn loại xoàng. Vậy mà hôm cưới bà còn mang chăn lên tận sân khấu trao cho vợ chồng tôi làm tôi ngượng với đám bạn.
Mang chiếc chăn ấy về, tôi chán chẳng buồn mở ra xem, nhìn cái màu gì mà hồng hồng hồng tím tím, đúng là hàng chợ. Tôi ném chiếc chăn vào tủ rồi bảo chồng lấy chiếc chăn hôm trước tôi mua ra để dùng.
Kể từ đó tôi không vừa ý với mẹ chồng chút nào cả nên mỗi khi có giỗ chạp gì tôi mới về quê chồng. Tôi chán ngán bài ca mà mẹ chồng nhắc nhở "con nên tiết kiệm hơn"....
Gần 2 năm sau khi tôi sinh con đầu lòng thì mẹ chồng lên thành phố để giúp tôi trông con. Đúng lúc này công việc của chồng gặp biến cố, tôi phải bán cả số vàng mẹ đẻ cho hôm cưới để đưa cho chồng nhưng vẫn không đủ.
Thấy vợ chồng tôi túng thiếu chưa biết vay ai, mẹ chồng mới hỏi xem chiếc chăn bà cho hôm cưới tôi đã dùng lần nào chưa. Lúc ấy tôi mới lôi chiếc chăn từ trên tủ xuống, thì ra trong đó mẹ chồng có để 200 triệu. Bà bảo hồi đó cho chúng tôi để làm vốn nhưng muốn tạo bất ngờ, tránh khoe mẽ nên để vào trong chăn.
Cầm số tiền 200 triệu trong tay, tôi hiểu cuộc sống nông dân như bố mẹ chồng đã rất vất vả để có số tiền này, và tất nhiên phải rất tiết kiệm mới có. Tôi nghĩ mình đúng là phải tiết kiệm hơn để dự phòng cho những lúc biến cố thế này.
Vợ bỏ đi biệt tích, tôi hận nên đã khóa trái phòng cưới lại và 2 năm sau, tôi phát hiện ra túi tiền cùng lá thư đẫm nước mắt Cầm số tiền 1 tỷ trong tay mà lòng tôi day dứt và thương vợ cũ vô cùng. Tôi từng có cuộc hôn nhân rất hạnh phúc, vợ chồng sống với nhau được 4 năm. Cho đến một ngày vợ đột ngột bỏ đi biệt tích và để lại tờ đơn ly dị đã có chữ ký sẵn của cô ấy. Hận vợ...