Đưa máy siêu biến áp 500kV phục vụ dự án điện Mặt Trời
Trungnam Group đã phối hợp tiến hành bốc dỡ, vận tải hai máy siêu biến áp 500kV có công suất tổng 1.800MVA cùng với các thiết bị truyền tải điện về công trường phục vụ nhà máy điện Mặt Trời Thuận Nam.
Vận chuyển các thiết bị truyền tải điện về công trường phục vụ dự án Nhà máy điện mặt trời Thuận Nam. (Ảnh: Công Thử/TTXVN)
Sáng 11/5, tại Cảng Quốc tế Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Tập đoàn Trung Nam (Trungnam Group) cùng với đơn vị của cảng đã tiến hành bốc dỡ, vận tải hai máy siêu biến áp 500kV có công suất tổng 1.800MVA với tổng trọng lượng 1.500 tấn cùng với các thiết bị truyền tải điện về công trường phục vụ dự án nhà máy điện Mặt Trời Thuận Nam công suất 450 MW, kết hợp trạm biến áp 220/500kV Thuận Nam.
Dự án được thực hiện tại xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Theo lãnh đạo Tập đoàn Trung Nam, sau bước đàm phán thành công với hãng thiết bị điện Siemens (Cộng hòa Liên bang Đức), Trungnam Group đã xúc tiến việc nhập khẩu các thiết bị máy biến áp quan trọng nhất của hãng để đưa về thực hiện dự án nhà máy điện Mặt Trời Thuận Nam công suất 450 MW, kết hợp trạm biến áp 220/500kV Thuận Nam. Qua đó, khẩn trương tiến hành thi công, sớm đưa dự án về đích trong quý 3/2020.
Video đang HOT
Đây là các thiết bị quan trọng nhất của dự án, đóng vai trò như “trái tim” của các dự án điện năng lượng tái tạo khi thực hiện nhiệm vụ tăng áp để truyền tải điện năng hòa vào lưới điện Quốc gia, từ đó, đảm bảo phù hợp nhu cầu tiêu thụ điện.
Đối với dự án nhà máy điện Mặt Trời Thuận Nam công suất 450 MW, hai máy biến áp công suất tổng 1.800MVA có đủ khả năng thực hiện cung ứng điện cho hai tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận.
Dự án nhà máy điện Mặt Trời Thuận Nam, công suất 450MW kết hợp đầu tư trạm biến áp 500kV Thuận Nam và các đường dây 500kV, 220kV đấu nối vào hệ thống điện Quốc gia là một dự án cấp thiết chiến lược phục vụ phát triển hệ thống truyền tải điện của tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực duyên hải miền Trung nói chung và xa hơn là toàn bộ hạ tầng truyền tải điện Quốc gia.
Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp tư nhân được đứng ra mua, nhập khẩu và triển khai lắp đặt máy biến áp cho hệ thống truyền tải công suất lớn (500 kV).
Dự án được Trungnam Group triển khai với tổng vốn đầu tư 12.000 tỷ đồng; quy mô thực hiện gồm nhà máy điện Mặt Trời 450MW, kết hợp với trạm biến áp 220/500kV và hơn 17Km hệ thống đường dây truyền tải 500kV, 220kV kéo dài từ xã Phước Minh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận đến xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận./.
Đề xuất đưa 3.400MW điện gió Kê Gà vào Quy hoạch Điện quốc gia
Việt Nam có tiềm năng gió lớn với tổng công suất gió ước tính đạt khoảng 513.360 MW, lớn nhất khu vực Đông Nam Á và điện gió sẽ là một thế mạnh.
"Thăng Long-Wind" là dự án điện gió có công suất lớn nhất hiện nay được Bộ Công Thương chấp thuận thực hiện khảo sát, nghiên cứu để tiến tới đầu tư xây dựng tại Việt Nam. Dự án này vốn được biết đến với tên "điện gió Kê Gà" - một dự án điện gió ngoài khơi có công suất thiết kế lên tới 3.400MW, với tổng số vốn lên đến 11,9 tỷ USD.
Theo các tính toán của chuyên gia, nếu dự án có thể đảm bảo mốc tiến độ theo Quyết định 39 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế giá ưu đãi 9,8 cent/kWh đối với các dự án điện gió xa bờ (đối với dự án hoàn thành trước thời điểm tháng 11/2021) thì khả năng sẽ có hiệu quả kinh tế. Vì vậy, mong muốn lớn nhất của nhà đầu tư là sớm được cơ quan chức năng thẩm định, bổ sung dự án vào Quy hoạch Điện lực Quốc gia, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
Điện gió sẽ là một thế mạnh của Việt Nam.
"Hiệu quả của điện gió ngoài khơi gấp rất nhiều lần so với điện mặt trời, có thể phát điện 24/24h chứ không phải chỉ phát ban ngày, ban đêm không phát. Mà Việt Nam là đất nước có bờ biển dài trên 3.200 cây số, nếu chúng ta khai thác được nhiều dự án điện gió ngoài khơi như ThangLong-Wind thì có thể tạo ra hàng trăm tỷ kWh mỗi năm. Do vậy, nên nghiên cứu phát triển điện gió ngoài khơi trở thành mũi nhọn, trở thành nòng cốt để thay thế dần cho các năng lượng hóa thạch như điện than, điện khí..." - ông Trần Viết Ngãi nói.Ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, nếu sớm được triển khai, năm 2023 sẽ hoàn thành giai đoạn 1 của dự án, đóng góp cho hệ thống điện quốc gia khoảng 600MW, điện lượng có thể sản xuất lên tới 4 tỷ kWh/năm. Khi hoàn thành dự kiến vào năm 2027, toàn bộ dự án với tổng công suất 3.400 MW có thể đóng góp lên tới 20 tỷ kWh điện mỗi năm.
Việt Nam có tiềm năng gió lớn với tổng công suất gió ước tính đạt khoảng 513.360 MW, lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam mới đưa vào một số dự án điện gió với tổng công suất hơn 300 MW, còn chậm so với mức 800 MW vào năm 2020 theo thiết kế tại Quy hoạch Điện VIIđiều chỉnh. Hơn thế, với vị trí của dự án ở Bình Thuận, Dự án điện gió Thanglong-Wind nếu được triển khai thành công ngoài việc sẽ cung cấp một lượng điện năng sạch rất lớn cho hệ thống điện Việt Nam, góp phần bù đắp được lượng năng lượng thiếu hụt của Việt Nam, đặc biệt tại khu vực phía Nam.
Theo ông Hà Lê Thành Chung, Phó giám đốc Sở Công Thương Bình Thuận cho rằng, việc đầu tư các dự án điện gió là phù hợp với định hướng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch và phù hợp với mục tiêu đưa Bình Thuận trở thành trung tâm năng lượng sạch của đất nước./.
Theo Nguyên Long/VOV
Miền Trung đẩy mạnh phát triển điện mặt trời trên mái nhà Với chủ trương khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai nhiều biện pháp tích cực, đến nay tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã có trên 5.000 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà. Hệ thống điện mặt trời áp mái được lắp đặt trên sân thượng...