Đưa kim ngạch Việt – Đức lên trên 9 tỉ USD
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các nhà đầu tư Đức đầu tư mạnh mẽ hơn vào Việt Nam gắn với sản xuất thay vì tập trung vào tiêu thụ sản phẩm
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức làm việc tại Đức nhân dịp dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, chiều 6-7 (giờ địa phương), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Brigitte Zypries.
Tại cuộc tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Brigitte Zypries đã trao đổi về các biện pháp tăng cường hợp tác thương mại và đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng vốn là thế mạnh của Đức và Việt Nam đang có nhu cầu để phục vụ phát triển bền vững. Bộ trưởng Brigitte Zypries khẳng định sẽ nỗ lực khuyến khích doanh nghiệp Đức đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam và phấn đấu đưa kim ngạch thương mại giữa hai nước đạt 15-20 tỉ euro vào năm 2020, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) sắp ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA).
Nhằm khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Đức vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực thế mạnh của Đức như công nghiệp phụ trợ, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế, du lịch, đào tạo nghề, năng lượng tái tạo, hai bên nhất trí cần đẩy mạnh việc trao đổi đoàn cấp bộ, ngành, nhất là các đoàn doanh nghiệp tham dự những hội chợ, triển lãm hàng hóa, dịch vụ của nhau.
Sau cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Brigitte Zypries đã cùng dự và phát biểu tại lễ khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt – Đức với sự tham dự của khoảng 600 doanh nghiệp Đức và trên 100 doanh nghiệp Việt Nam; chứng kiến lễ trao 28 văn bản hợp tác giữa các cơ quan và doanh nghiệp hai nước với tổng giá trị trên 1,5 tỉ euro.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Liên bang Đức Brigitte ZypriesẢnh: VGP
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc gặp gỡ, đối thoại với một số doanh nghiệp hàng đầu của Đức trong nhiều lĩnh vực như công nghệ thông tin, tài chính, y tế, nông nghiệp, công nghiệp công nghệ cao… Tại buổi đối thoại, thông tin đến các doanh nghiệp Đức về điểm đến đầu tư hấp dẫn Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam là một nền kinh tế năng động, tăng trưởng nhanh, vĩ mô ổn định, môi trường đầu tư kinh doanh đang không ngừng được cải thiện ngày càng thuận lợi.
Video đang HOT
Nhấn mạnh Đức là một trong những đối tác ưu tiên của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Thủ tướng cho biết có nhiều doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam hiệu quả, góp phần đưa kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Đức lên trên 9 tỉ USD.
Tại buổi làm việc, theo TTXVN, lãnh đạo các doanh nghiệp Đức đều bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong những lĩnh vực là thế mạnh của nền công nghiệp hàng đầu châu Âu và thế giới, trong đó có các ngành công nghiệp 4.0, y tế, giáo dục – đào tạo, nông nghiệp công nghệ cao, các dự án năng lượng tái tạo, giải pháp thông minh tiết kiệm điện cho thành phố và người dân…Thủ tướng đề nghị các nhà đầu tư Đức đầu tư mạnh mẽ hơn vào Việt Nam gắn với sản xuất thay vì tập trung vào tiêu thụ sản phẩm.
Chính phủ Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện, quan tâm đến nguyện vọng chính đáng của nhà đầu tư, xem thắng lợi của các nhà đầu tư là thắng lợi của Việt Nam. Ngay sau cuộc gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp Đức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới tham quan nhà máy sản xuất turbine khí của Tập đoàn Siemens, một doanh nghiệp đang có dự định tăng cường đầu tư vào Việt Nam.
Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân đã có cuộc làm việc với Thủ hiến bang kiêm Thị trưởng thủ đô Berlin Michael Mller. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị chính quyền TP Berlin ủng hộ dự án nhà trẻ song ngữ Đức – Việt “Bên gốc cây hạt dẻ” và hỗ trợ các trung tâm thương mại của người Việt cũng như các dự án hợp tác, đầu tư của Việt Nam tại Đức như Trung tâm Đồng Xuân, Viethaus và chi nhánh VietinBank tại Berlin.
Hoàng Phương
Theo NLDO
Mỹ muốn hợp tác với Nga ở Syria
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm 5-7 tuyên bố Mỹ sẵn sàng thảo luận với Nga một số hoạt động chung nhằm ổn định tình hình ở Syria, kể cả khu vực cấm bay.
Nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ cũng nhấn mạnh Mỹ bàn bạc với Nga việc triển khai các nhà quan sát ngừng bắn trên mặt đất và phối hợp viện trợ nhân đạo cho người dân Syria.
Trước ngưỡng cửa cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa 2 tổng thống Donald Trump và Vladimir Putin bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Hamburg - Đức trong tuần này, ông Tillerson nói về các khả năng tương tác giữa Mỹ và Nga ở Syria.
Hiện vẫn chưa rõ 2 nhà lãnh đạo Mỹ-Nga sẽ thảo luận vấn đề gì khi gặp nhau ngày 7-7 tới nhưng cuộc nội chiến ở Syria gần như chắc chắn sẽ được đề cập đến.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nói về các khả năng tương tác giữa Mỹ và Nga ở Syria. Ảnh: THE HILL
"Nếu 2 đất nước chúng ta hợp tác với nhau để tạo ra sự ổn định trên mặt đất, điều đó sẽ là nền tảng để việc dàn xếp tương lai chính trị của Syria đạt được tiến bộ" - ông Tillerson khẳng định.
Tuy nhiên, ông đã không đả động gì đến tương lai của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, người đã bị Mỹ cáo buộc gây ra cuộc nội chiến kéo dài 6 năm ở nước này và vẫn kêu gọi ông này từ chức.
Ngoài ra, ông Tillerson cũng xác nhận Nga có bổn phận ngăn chặn chính phủ Assad sử dụng bất cứ loại vũ khí hóa học nào cũng như có trách nhiệm đặc biệt để bảo đảm sự ổn định ở Syria.
Trong khi đó, tai cuộc đàm phán ở Astana, thủ đô Kazakhstan hôm 5-7, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã không thể nhất trí về việc tạo ra 4 khu vực xuống thang xung đột ở Syria.
Đặc phái viên Liên Hiệp Quốc tại Syria Staffan de Mistura tham dự vòng đàm phán ở Astana - Kazakhstan hôm 5-7. Ảnh: REUTERS
Nga và Iran ủng hộ chế độ của ông Assad, còn Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ một số nhóm nổi dậy ở Syria. Giới chuyên môn nhận định chuyện không đạt được sự đồng thuận nêu trên là thất bại đối với Moscow, kiến trúc sư chính của kế hoạch này.
"Phía Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ cần thêm thời gian để đưa ra quyết định thích hợp" - nhà thương lượng Nga cấp cao Alexander Lavrentyev cho biết.
Theo ông Lavrentyev, nếu đạt được sự nhất trí về các khu vực xuống thang xung đột, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran sẽ có thể nhanh chóng - trong vòng vài tuần - triển khai các lực lượng của họ, chẳng hạn như cảnh sát quân sự, ở vùng tiếp giáp với các khu vực này.
Cuối cùng, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã thành lập nhóm công tác để hòa hợp các lập trường của họ trước khi diễn ra cuộc họp kế tiếp ở Astana vào tuần cuối tháng 8 tới.
Hoài Vy (Theo Reuters, The Hill, Newsru)
Hàn Quốc tập trận tấn công hải-không quân Trong thời gian tại Đức, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở TP Hamburg với chủ đề "Định hình một thế giới kết nối" Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Frankfurt, bang Hessen sáng 5-7 (giờ địa phương), bắt đầu...