Đưa hòn đá bị nhốt về trưng bày ở bảo tàng
Giám đốc Bảo tàng Gia Lai Mai Thị Cúc ngày 29.10 cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh và Sở VH-TT-DL Gia Lai, bảo tàng đã nhận bàn giao hòn đá mà UBND H.Chư Sê tịch thu của bà Nguyễn Thị Sắc về bảo quản và trưng bày.
Theo biên bản bàn giao, đây là loại đá silic chalcedon, kiến trúc vi hạt, hạt tỏa tia, ẩn tinh có chiều dài 3,2 m, rộng bình quân 1,2 m, chiều cao bình quân 0,85 m với tổng khối lượng 3,2 m3. Hiện hòn đá đang được để trước sân Bảo tàng Gia Lai.
Theo TNO
Bảo tàng nghìn tỷ 'rỗng ruột' sau 2 năm mở cửa
Đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng nhưng Bảo tàng Hà Nội - công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long vắng khách vì nội dung trưng bày tạm bợ. Dự kiến năm 2015, bảo tàng mới hoàn tất khâu trưng bày hiện vật trị giá 875 tỷ đồng.
Video đang HOT
Bảo tàng Hà Nội được đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng, khánh thành tháng 10/2010nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Đây là công trình văn hóa nổi bật của thành phố với kiến trúc độc đáo, hiện đại, nằm gần Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Tuy nhiên, việc khánh thành bảo tàng mới hoàn tất giai đoạn 1 của dự án, và tạm thời mở cửa trưng bày khoảng 4.000 hiện vật, phần lớn là các hiện vật cổ qua các thời đại. Do vậy, hiện Bảo tàng Hà Nội vẫn vắng khách tham quan do số lượng hiện vật trưng bày khá ít ỏi, đơn điệu.
Ông Ngọc cũng cho hay, khâu chuẩn bị kịch bản trưng bày cũng mất nhiều thời gian khi cần ý kiến của các chuyên gia văn hóa, lịch sử, bảo tàng học... Nhưng đây là quy trình không thể thiếu được khiến quá trình triển khai nội dung chậm.Lý giải nguyên nhân chậm trưng bày hiện vật, ông Đồng Huyền Ngọc, Giám đốc Ban quản lý dự án Bảo tàng Hà Nội (Sở Xây dựng) cho biết, quá trình xây dựng bảo tàng có nhiều thay đổi khiến việc chuẩn bị nội dung cũng thay đổi. Trước đây, dự án được thành phố giao Sở Văn hóa làm chủ đầu tư, song năm 2008 lại giao cho Sở Xây dựng. Khi lập dự án, đã tính đến đề cương trưng bày hiện vật, song do thay đổi địa giới hành chính (Hà Tây sáp nhập Hà Nội năm 2008) nên đơn vị soạn thảo đã phải thay đổi toàn bộ nội dung, chỉnh lý đề cương chi tiết.
Bảo tàng hiện trưng bày tạm khoảng 4.000 hiện vật . Ảnh: Phương Sơn
Cuối năm 2011, thiết kế tổng thể nội dung trưng bày bảo tàng Hà Nội mới được UBND Hà Nội phê duyệt với tổng kinh phí đầu tư hơn 870 tỷ đồng. Ban quản lý dự án đã tiến hành mời thầu tư vấn thiết kế chi tiết khâu trưng bày. Công đoạn thi công các hạng mục của bảo tàng sẽ tiến hành trong năm 2013 - 2014.
Theo kịch bản trưng bày, ý tưởng sông Hồng xuyên suốt quá trình phát triển thủ đô. Rất nhiều bối cảnh như cầu Thê Húc, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Đền Cổ Loa, cầu Long Biên, phố cổ Hà Nội hay cánh rừng nhiệt đới... nhằm tái hiện lịch sử, văn hóa kinh thành Thăng Long, thiên nhiên và con người Hà Nội. Cùng với đó là các thiết bị đa phương tiện, đồ họa cỡ lớn giúp người xem tiếp cận thông tin lịch sử và tạo hiệu ứng hình ảnh.
* Công viên hiện đại nhất thủ đô xuống cấp nhanh
Ông Nguyễn Tiến Đà, Phó giám đốc Bảo tàng Hà Nội cho biết, vì các hiện vật hiện nay được trưng bày tạm thời, bảo tàng không sử dụng mô hình, sa bàn tốn kém mà chủ yếu thể hiện bằng phương pháp truyền thống nên chưa thu hút du khách tham quan. Mỗi tháng, Bảo tàng này đón khoảng 6.500 khách đến xem, trong đó có khoảng 10% là khách nước ngoài. Vì chưa chính thức hoạt động nên chưa thu phí tham quan của du khách.
Ông Đà cũng cho biết, hiện Bảo tàng Hà Nội có hơn 60.000 hiện vật, tài liệu đang lưu trữ trong kho và vẫn tiếp tục sưu tầm theo các chủ đề theo phương án thiết kế đã được thành phố phê duyệt. "Thời gian tới, Bảo tàng Hà Nội sẽ tổ chức nhiều sự kiện phù hợp với văn hóa, cuộc sống người Hà Nội xưa để thu hút khách đến tham quan", ông Đà nói.
Việc Bảo tàng Hà Nội chậm hoàn thiện khâu trưng bày gây thất vọng cho không ít du khách tham quan muốn tìm hiểu về lịch sử thủ đô. Dù bỏ thời gian đến bảo tàng nhưng thông tin du khách thu nhận được lại quá ít ỏi và nhàm chán.
Trao đổi với VnExpress.net, GS sử học Lê Văn Lan cho rằng, chúng ta hì hục xây dựng một bảo tàng chi phí hàng nghìn tỷ mà không tính đến cái ruột của nó là điều vô lý. Để bây giờ bảo tàng đã mở cửa song rất ít người đến thăm, trong khi vẫn phải có một bộ máy quản lý, bảo quản các hiện vật.
Theo kết luận thanh tra của Bộ Xây dựng, UBND thành phố Hà Nội cần rút kinh nghiệm trong việc giao chủ đầu tư xây dựng Bảo tàng Hà Nội. Việc thay đổi chủ đầu tư do lựa chọn không đúng đã gây ra nhiều vướng mắc trong triển khai xây dựng, dẫn đến hoàn thành công trình nhưng tổng dự toán chưa được phê duyệt. Công trình này được dự toán thiết kế tính sai hơn 5,6 tỷ đồng, chủ đầu tư cần phải thu hồi số tiền đã thanh toán.
Theo Dantri
Trưng bày gì ở siêu bảo tàng 11 nghìn tỷ? Khi Bảo tàng lịch sử quốc gia mới hoàn thành vào năm 2016 thì số phận Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng hiện nay sẽ ra sao? Dự kiến sẽ có bao nhiêu triệu hiện vật sẽ được huy động để lấp đầy bảo tàng 11.000 tỉ? Liên quan đến siêu bảo tàng 11.000 tỉ, PV đã có cuộc trao...