Đưa hoạt động Hội Nông dân đáp ứng xu thế mới
Ngày 27/9, tại Bắc Ninh, Trung ương Hội Nông dân việt Nam (T.Ư Hội NDVN) tổ chức hội nghị học tập, quán triệt và triển khai thực hiện 3 nghị quyết của Ban Chấp hành T.Ư Hội NDVN (khóa VII) cho các cấp lãnh đạo Hội ND của 11 tỉnh, thành thuộc cụm thi đua số 3.
Cụm thi đua số 3 gồm các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương và Hải Phòng.
Quyết tâm với tinh thần đổi mới
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Hội NDVN Phạm Tiến Nam cho biết, hiện 3 nghị quyết của BCH T.Ư Hội NDVN khóa VII có nội dung rất quan trọng, quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện tinh thần đổi mới của Đại hội VII Hội NDVN.
Những nghị quyết này thể hiện sự quyết tâm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội NDVN, đáp ứng yêu cầu công tác hội và phong trào ND thời kỳ hội nhập quốc tế và xu thế của giai cấp ND trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các đại biểu tham dự hôii nghị. Nguyễn Quỳnh
Các nghị quyết cũng hướng tới xây dựng Hội NDVN ngày càng vững mạnh, phát huy vai trò trung tâm và nòng cốt của Hội trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, ND giàu có, nông thôn văn minh hiện đại. Với hơn 10 triệu hội viên, Hội NDVN các cấp đã thành lập được 683 chi hội ND nghề nghiệp với 33.700 hội viên tham gia; 15.106 tổ hội ND nghề nghiệp với gần 290.000 hội viên tham gia.
Các chi, tổ hội hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của hội viên ND, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa các hội viên theo 3 loại hình chi hội ND – hợp tác xã – doanh nghiệp. Trình độ sản xuất, kinh doanh; nhận thức chính trị, pháp luật; tinh thần đoàn kết; ý thức bảo vệ môi trường nông thôn, xây dựng nông thôn mới của hội viên ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ hội gương mẫu, nói đi đôi với làm và sâu sát cơ sở, có trách nhiệm cao với ND, có phương pháp lãnh đạo hiệu quả, sáng tạo, tạo nên những mô hình tiêu biểu về nâng cao hiệu quả công tác hội và phong trào ND.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Phạm Tiến Nam khẳng định: Việc ban hành và thực hiện 3 nghị quyết là giải pháp quan trọng góp phần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội NDVN cho phù hợp yêu cầu hiện nay, cũng là tiền đề quan trọng để tham mưu cho T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành các nghị quyết và chính sách mới liên quan đến nông nghiệp, ND, nông thôn.
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe báo cáo viên trình bày 3 nghị quyết gồm: Nghị quyết 4 về đẩy mạnh xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội ND nghề nghiệp; Nghị quyết 5 về tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên Hội NDVN; Nghị quyết 6 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội NDVN đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
3 nghị quyết cụ thể hóa quan điểm, chủ trương của Đảng đối với việc công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, phát triển hội viên, công tác tổ chức Hội NDVN trong tình hình mới. Việc học tập, quán triệt 3 nghị quyết này tới lãnh đạo Hội các cấp có ý nghĩa quan trọng nhằm sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống để tiếp tục củng cố, phát triển vững mạnh tổ chức Hội NDVN.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Hữu Quất – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Bắc Ninh cho biết, Bắc Ninh rất vinh dự khi được T.Ư Hội NDVN lựa chọn là nơi tổ chức hội nghị học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết Hội. Đây là những nghị quyết có ý nghĩa hết sức quan trọng với việc củng cố, xây dựng tổ chức Hội trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội VII Hội NDVN đề ra.
Truyền đạt thông tin về Nghị quyết 06-NQ/HNDTW của BCH T.Ư Hội NDVN về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới tại hội nghị, ông Vũ Ngọc Bình – Hiệu trưởng Trường Cán bộ Hội NDVN cho biết, mục tiêu đề ra là xây dựng đội ngũ cán bộ hội các cấp, nhất là cán bộ chủ chốt từ T.Ư đến cấp xã có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, uy tín, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có cơ cấu hợp lý về giới tính, dân tộc, ngành nghề, vùng miền; bảo đảm sự kế thừa liên tục và vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Hội NDVN.
Phó Chủ tịch Phạm Tiến Nam cho rằng, thông qua các nghị quyết mỗi cán bộ hội và hội viên, ND sẽ nghiên cứu, hiểu và nhận thức sâu sắc những quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã được nghị quyết đề ra để thực hiện có hiệu quả nhằm xây dựng Hội NDVN trong sạch, vững mạnh, phát huy vai trò trung tâm và nòng cốt của Hội trong việc xây dựng và phát triển nông thôn văn minh, hiện đại.
Theo Danviet
An Giang: Trồng thứ cây ra quả chỉ để ăn vặt mà "nhặt" được khối tiền
Là người tiên phong trong chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây cà na Thái, bà Ngô Thị Hai (sinh năm 1952, ngụ ấp Hòa Tân, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) đang sở hữu 5 công cà na đang vào vụ thu hoạch và 10 công vừa mới ươm cây con...
Cà na, dù có vị chua chát nhưng loại cây ấy đã gắn liền với ký ức tuổi thơ của biết bao đứa trẻ vùng quê nghèo. Giờ đây, không còn là loại cây mọc hoang cũng không hẳn là loại cây chỉ để ăn chơi với cách chế biến dân dã, mà cà na bây giờ đã trở thành loại cây... hái ra tiền trong hình hài giống mới - cà na Thái.
Là người tiên phong trong chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây cà na Thái, bà Ngô Thị Hai (sinh năm 1952, ngụ ấp Hòa Tân, xã Định Thành, Thoại Sơn) đang sở hữu 5 công cà na đang vào vụ thu hoạch và 10 công vừa mới ươm cây con. Hớn hở chia sẻ kinh nghiệm cũng như nhiệt tình dẫn chúng tôi thăm vườn cà na Thái, bà Hai không ngại bày tỏ đây là loại cây "hái ra tiền" và là cây trồng chủ lực của gia đình.
Cà na Thái mang lại thu nhập ổn định cho gia đình bà Hai.
"Cũng do nhu cầu của thị trường ngày càng nhiều mà cà na giờ "hút" hàng lắm. Thời điểm trái rộ, 1 ngày tôi hái bán gần 100kg trái mà vẫn không đủ cung cấp cho bạn hàng. Đặc biệt, cây cà na Thái cho trái quanh năm, mình cứ luân phiên bẻ hết cây này đến cây khác nên hầu như ngày nào cũng có trái để bán....", bà Hai khẳng định.
Theo bà Hai, ngày thường, giá cà na Thái từ 40.000 - 50.000 đồng/kg. Đến mùa nước nổi, nhường thị trường cho trái cà na đồng nên cà na Thái chỉ còn 30.000 đồng/kg. Dù "rớt" giá đôi chút nhưng giá trị kinh tế cây cà na Thái mang lại không hề nhỏ.
Ông Lê Văn Đông (sinh năm 1950, chồng bà Hai) chia sẻ, trước đây, gia đình trồng lúa 3 vụ nhưng hiệu quả kém, cộng với giá lúa bấp bênh nên kinh tế khó khăn. Nghe vợ bàn nên chuyển đổi cây trồng, 2 vợ chồng nhất trí là trồng cây cà na. Nhưng lúc đó cũng chưa biết đến giống cà na Thái, ông Đông bèn thử chiết cành cây cà na đồng ươm, trồng được một thời gian thì thất bại.
Rồi đến khi tìm hiểu, biết được giống cà na Thái, vợ chồng nông dân cần cù ấy xuống tận Vĩnh Long mua cây giống với giá 50.000 đồng/nhánh. Với vài cây trồng thử nghiệm ban đầu, nào ngờ kết quả vượt ngoài mong đợi vì cây cho trái rất sai và liên tục.
Vậy là gia đình ông Đông quyết định trồng 1 công cà na Thái. Dần dần chuyển sang trồng 2 công, 3 công rồi 5 công cà na. Hiện, toàn bộ diện tích đất lúa kém hiệu quả còn lại (10 công) đã được lên liếp và trồng tiếp cây cà na Thái.
Phải chăng do người trồng yêu cây nên cây cũng không phụ người. Dù không phân thuốc nhưng cây cà na Thái không hề bị sâu bệnh, cứ vài ngày tưới 1 lần cũng chẳng sao. Gặp vài trận mưa xuống coi như vợ chồng bà Hai khỏe vì khỏi phải mất công tưới nước cho cây.
Theo những người "sành ăn" cà na thì trái cà na Thái to tròn, vẫn vị chua chát nhưng vỏ mỏng và dày cơm. Hết "mê" trái, giờ đây vợ chồng bà Hai tập tành nghiên cứu kỹ thuật chiết cành, bán cây giống. Bán "nhẹ" với giá vài chục ngàn đồng/nhánh, gia đình bà Hai "bỏ túi" thêm một khoản kha khá.
Một năm nay, gia đình bà đã bán được hàng trăm cây nhánh cho nông dân ở khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Hóa ra, loại cây xứ lạ ấy lại khá thương đất và người nơi đây.
Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Định Thành Khưu Bá Chắc cho biết: "Cà na Thái là giống cây dễ trồng lại sai trái nên đã giúp gia đình bà Ngô Thị Hai ổn định, phát triển kinh tế hiệu quả. Ngoài cà na Thái, địa phương còn có nhiều loại cây trồng được chuyển đổi trên diện tích lúa kém hiệu quả như: cam, ổi, xoài... giúp người nông dân vươn lên làm giàu".
Trước đây, nói đến cà na, ai cũng nghĩ ngay đến mùa nước nổi. Bởi loại cây đồng mọc dại, dễ tính ấy chỉ cho trái ngay dịp mùa nước tràn đồng. Nhờ cây không khó tính nên trái quê ấy cũng ít sâu bệnh. Cùng với bông điên điển, bông súng đồng hay con cá linh ánh bạc đã là biểu tượng không thể thiếu của mùa nước tràn đồng ở miền Tây.
Ngày ấy, cà na chính là món quà quê mà thiên nhiên ban tặng cho bọn trẻ quê nghèo. Dù không phải món cao lương mỹ vị, nhưng trái cà na chín có thể chế biến thành những món ăn quê, in đậm trong hoài niệm rất nhiều người.
Nào là cà na đập, cà na ngào đường hay chỉ đơn giản là hái trái tươi rồi chấm muối ớt ăn. Ấy vậy mà món ăn quê này không hề ngán, trái lại còn có thể "gây nghiện" rất tài tình. Cứ dăm đứa trẻ tụm năm, tụm ba dưới gốc cây cà na ở mé sông là phút chốc đã hết rổ cà na.
Dẫu có vị chua chát nhưng thật kỳ lạ, từ người lớn đến trẻ nhỏ ai ai cũng thích. Phải chăng đó cũng là vị của ký ức, của tuổi thơ đẹp của biết bao thế hệ ở miền Tây sông nước.
Ngày nay, đã không còn cảnh muốn ăn cà na phải đợi đến mùa nước nổi. Bởi đã có giống cà na Thái ở khắp nơi. Cũng như cà na đồng, cà na Thái rất dễ trồng, nếu không muốn nói là chỉ ghim cành xuống đất, để cây tự sinh và chờ "quả ngọt".
Theo Phương Lan (Báo An Giang)
Miền Tây xây dựng chiến lược cho thủ phủ trái cây 29.000 tỷ đồng Xác định trái cây sẽ mang lại nguồn lợi lớn, thậm chí vượt mặt cây lúa, các tỉnh ĐBSCL đã lên kế hoạch xây dựng chiến lược cho ngành hàng này. Ông Nguyễn Văn Mẫn - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Tiền Giang cho biết, từ năm 2009, giá trị sản lượng ngành hàng cây ăn trái đã vượt mặt cây lúa, vươn...