Dưa hấu – ngon, bổ nhưng hãy coi chừng
Dưa hấu – loại quả phổ biến bổ dưỡng được nhiều người lựa chọn để giải nhiệt trong mùa hè. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng trong một số trường hợp có thể bị ngộ độc cấp tính từ những loại hoa quả ngon ngọt như dưa hấu.
Trong thành phần chính của dưa hấu chứa khoảng 90% là nước, 10% còn lại là các loại đường tốt cho tiêu hóa như: glucose, fructose và sucrose, nhiều vitamin: B1, B2, C, axit folic, caroteen pantothenic và các loại khoáng chất: magie, kali, sắt… Tất cả các chất này có lợi cho quá trình tiêu hóa của chúng ta và thanh lọc cơ thể loại bỏ các độc tố thông qua tuyến mồ hôi.
Dưa hấu cũng là vị thuốc lợi tiểu tốt nhất. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Dưa hấu cũng là vị thuốc lợi tiểu tốt nhất, khi dùng nước ép dưa hấu sẽ làm giảm độc tố trong gan, thận và góp phần làm giảm nguy cơ tạo thành sỏi trong gan và thận. Dưa hấu làm giảm chứng khó tiêu, làm trung hòa axit dư thừa trong dạ dày. Ngoài ra, nó cũng rất có ích đối với những người bị bệnh tim mạch, bệnh gút, xơ cứng và viêm khớp.
Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng trong một số trường hợp có thể bị ngộ độc cấp tính từ những loại hoa quả ngon ngọt như dưa hấu. Để giải thích điều này có lẽ những người trồng, kinh doanh dưa hấu và các nhà khoa học mới cho chúng ta biết rõ được. Làm gì để dưa hấu chín sớm hơn? Người trồng dưa sẽ có nhiều cách để ruộng dưa của mình chín sớm mà không phụ thuộc vào giống dưa đó chín sớm hay muộn. Họ dùng các loại phân bón với hàm lượng cao của nitơ-nitrate (muối axit nitric, nitrate natri…). Việc bón phân có hàm lượng nitrate cao vào đất sẽ tích tụ chất này trong ruột của quả dưa. Bản thân nitrate rất độc hại mà nó còn là tiền chất của các hợp chất N-nitroso có khả năng gây ung thư cao.
Khi chúng ta ăn dưa hấu, việc chuyển đổi nitrate thành nitrite xảy ra ở đường tiêu hóa có sự tham gia của một số vi khuẩn. Nitrite không giống nitrate là những hợp chất độc hại nhưng nó làm giảm chức năng vận chuyển của máu, ảnh hưởng đến hemoglobin vận chuyển oxy đến các mô. Trong trạng thái bình thường của máu người có chứa khoảng 2% methemoglobin, nếu nó tăng lên đến 30% thì xuất hiện các triệu chứng của ngộ độc cấp tính (cảm giác mệt mỏi, nhức đầu, khó thở) và nó tăng lên đến 50% thì có thể gây tử vong.
Dưa hấu có vết nứt ăn vào dễ bị nhiễm trùng đường ruột. (Ảnh minh họa)
Một nguy hiểm nữa chúng ta có thể thấy, trong quá trình vận chuyển vỏ của dưa hấu có những vết nứt nhỏ. Vì thế người ta sẽ cắt nhỏ quả dưa đó ra và bán theo từng miếng nhỏ. Đó chính là cơ hội lý tưởng để cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào dưa hấu và gây ra nhiễm trùng đường ruột cấp tính. Ngoài ra, vỏ dưa hấu lại hấp thụ nhiều chất độc hại từ khí thải môi trường đặc biệt là chì. Vì vậy, khoảng cách giữa ruộng dưa với đường quốc lộ tối thiểu cũng phải là 10m. Và khi mua dưa hấu về nhà bạn nên rửa kỹ vỏ của nó bằng nước ấm để có được cảm giác ngon miệng và an toàn.
Theo SKDS
Thực phẩm giải độc cho cơ thể
Những loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp bạn giải được độc chất cho cơ thể trong những ngày hè này.
Cách ăn uống không đúng, môi trường ô nhiễm, cuộc sống nhiều áp lực khiến cho cơ thể của chúng ta bị tích tụ rất nhiều độc chất. Những thực phẩm nào có thể hóa giải điều đó.
Củ đậu: Củ đậu chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt, có lợi cho đại tiện. Bình thường thì mọi người hay ăn sống, nhưng bạn có thể chế biến thành xào, nấu hoặc là nướng. Nướng thì giữ nguyên cả vỏ, khi ăn sẽ thấy ngọt và rất mát.
Đậu xanh: Đậu xanh thanh nhiệt giải độc, rất lợi tiểu và có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa cảm nắng và giải khát. Nên ăn nhiều chè, cháo đậu xanh thì sẽ giải độc và tiêu viêm rất tốt. Tuy nhiên, khi chế biến đậu xanh bạn không nên nấu lâu quá, vì lâu quá sẽ làm cho hàm lượng acid hữu cơ cũng như là vitamin bị mất đi và giảm bớt tác dụng vốn có của nó.
Đậu xanh thanh nhiệt giải độc, rất lợi tiểu và có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa cảm nắng và giải khát.
Yến mạch: Yến mạch có tác dụng giúp dạ dầy co bóp tốt, nhuận tràng, thông đại tiện nên giải độc rất tốt. Bạn hãy nghiền yến mạch nấu chín thành nước để uống hoặc khi uống cho thêm một số nước hoa quả khác như là táo nho, vừa cung cấp được thêm nhiều thành phần dinh dưỡng, vừa lợi đại tiểu tiện.
Đậu đỏ: Đậu đỏ có tác dụng thúc đẩy sự co bóp của dạ dầy, giảm táo bón, lợi tiểu. Bạn hãy ngâm đậu đỏ một tối sau đó vớt ra rửa sạch cho vào nồi ninh nhừ thành chè không đường. Cứ cách một ngày ăn một bát chè không đường này thì giải độc rất tốt.
Cà rốt: Cà rốt có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón của cơ thể. Cà rốt có chứa hàm lượng carontine- phong phú, có thể bài trừ được chất độc. Tuy nhiên, khi chọn lựa cần chú ý rằng cà rốt tươi mới có tác dụng giải độc tốt nhất. Bạn có thể chế biến thành nước ép cà rốt, nếu thích thì cho pha thêm mật ong, nước chanh...vừa ngon vừa giải khát lại vừa giải độc.
Củ sen: Củ sen có tác dụng lợi tiểu, và đẩy các chất phế thải ra ngoài cơ thể để làm sạch máu. Củ sen được chế biến nóng lạnh tùy thích. Có thể ép thành nước và cho thêm một ít mật ong để uống, cũng có thể nấu lên thành chè rồi uống, hoặc nấu canh xương...
Củ sen có tác dụng lợi tiểu, và đẩy các chất phế thải ra ngoài cơ thể để làm sạch máu.
Củ cải: Củ cải có tác dụng lợi tiểu rất tốt. Củ cải chứa nhiều chất xơ nên rất tốt cho những người hay bị táo bón, đồng thời củ cải còn có tác dụng làm giảm béo. Nếu muốn củ cải giải độc có hiệu quả tốt nhất là ăn sống, có thể ép thành nước hoặc là làm sa lát.
Cải cúc: Cải cúc chứa nhiều vitamin a, có tác dụng bảo vệ gan và đào thải các chất độc ra ngoài cơ thể. Bạn có thể chế biến thành các món canh hợp khẩu vị để ăn hàng ngày
Giấm: Giấm ăn có tác dụng tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể, thải các chất acid có hại ra ngoài và giải tỏa mệt mỏi, ngoài ra cũng có tác dụng lợi tiểu, thông ruột. Sáng tối mỗi ngày sau khi ăn cơm thì nên uống một chút giấm ăn, như vậy sẽ rất có ích cho sức khỏe.
Theo SKDS
Thực phẩm lợi tiểu từ thiên nhiên Có nhiều cách khác nhau giúp loại bỏ bớt lượng nước dư thừa, trong đó, thuốc lợi tiểu là một phương pháp được nhiều người lựa chọn dùng. Tình trạng giữ nước bên trong cơ thể có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: sự thay đổi bất thường của hoóc môn ở phụ nữ trước khi có kinh nguyệt,...