Dưa hấu: Món ngon giàu dược tính
Rất nhiều loại hoa trái có tác dụng giải khát, tiêu độc… nhưng đặc biệt hơn vẫn là dưa hấu – một loại quả được trồng ở khắp mọi miền nước ta
Dưa hấu còn có tên gọi là Tây qua, không những ngon ngọt, dễ ăn mà còn cung cấp cho cơ thể một lượng nước khá lớn cùng nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng là những chất cơ thể không tự sinh ra mà phải được hấp thu qua đường ăn uống.
Trong các y thư cổ đều cho rằng dưa hấu có công dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu tiện, được sử dụng để chữa trị mụn nhọt, viêm loét miệng, phù thũng do viêm thận, tiểu đường, cao huyết áp, say nắng, say nóng, lỵ, giải độc rượu… Tuy dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, giải khát và chữa trị nhiều bệnh như vậy, song những người có tỳ vị hư yếu, hay rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không nên ăn quá nhiều.
Dưa hấu được sử dụng cả vỏ và ruột, hạt dùng làm thuốc chữa trị nhiều bệnh chứng khác nhau Ảnh: TẤN THẠNH
Dưới đây xin giới thiệu một số cách chế biến nước giải khát từ dưa hấu tùy theo bệnh chứng mà chọn lựa cho thích hợp:
Làm tiêu khát, thanh nhiệt
Dưa hấu 1.500 g, mật ong 30 g, chanh 100 g, rượu hoa quả 50 ml. Rửa sạch dưa, dùng máy ép lấy nước; vắt chanh và cho mật ong, rượu hoa quả vào nước dưa hấu vừa ép, khuấy đều là được. Có thể phối hợp với nước mía càng tăng tác dụng thanh nhiệt trong mùa hè.
Tiêu phiền, giải độc
Lấy quả dưa hấu 1.500 g và muối ăn vừa đủ. Rửa sạch quả dưa để ráo nước, bổ đôi, nạo lấy hết phần ruột, cho vào một khăn vải sạch ép lấy nước cốt. Riêng vỏ dưa dùng dao cạo bỏ vỏ xanh, sau thái vụn và cũng ép lấy nước cốt (nếu có máy ép càng tốt). Sau đó trộn hai thứ nước ép ấy lại với nhau, cho thêm chút muối ăn là được. Nước dưa này sử dụng thích hợp cho những người mắc các chứng viêm nhiễm, lở loét miệng lưỡi, mụn nhọt, cao huyết áp.
Video đang HOT
Bồi bổ, nhuận tràng thông tiện
Lấy dưa hấu 1 quả, chuối tiêu 3 quả, mật ong 100 g. Rửa sạch dưa, dùng dao cắt ngang trên núm quả dưa một miếng làm nắp. Sau đó lấy thìa đánh nát nhuyễn phần ruột đỏ của quả dưa hấu; chuối bóc bỏ vỏ, thái vụn và cho vào ruột quả dưa hấu cùng với mật ong, lại đánh trộn tiếp cho thật nhuyễn và đậy nắp quả dưa lại cho vào tủ lạnh trong 3 giờ là được.
Thanh nhiệt, lợi tiểu, bổ thận
Dưa hấu 500 g, mía 200 g, đường phèn 20 g. Dưa rửa sạch bỏ vỏ, hạt, thái miếng. Mía róc vỏ, chẻ nhỏ. Sau đó cho cả hai thứ vào máy ép lấy nước rồi cho đường phèn vào khuấy tan và uống. Cần uống hằng ngày vì đây là loại nước giải khát rất tốt, được đông y sử dụng để giải rượu, chống ho, viêm hầu họng và buồn nôn.
Thanh nhiệt, tiêu phiền
Dùng vỏ dưa hấu 150 g, khổ qua (mướp đắng) 50 g, bí đao 50 g. Cạo bỏ vỏ xanh của vỏ dưa hấu, lấy phần cùi trắng thái vụn. Bí đao, khổ qua đều gọt bỏ vỏ ngoài, thái vụn. Tất cả cho vào máy ép lấy nước, cho thêm chút đường phèn hòa tan là dùng được. Loại nước này uống trong những ngày hè rất tốt, đặc biệt là người bị tiểu đường, mụn nhọt, viêm tiết niệu hay béo phì…
Thanh nhiệt, nhuận phế, giải khát
Vỏ dưa hấu 150 g, bách hợp 50 g, lê 100 g, đường phèn 10 g. Vỏ dưa gọt bỏ vỏ xanh. Bách hợp rửa sạch. Lê gọt bỏ vỏ và hạt. Tất cả đều thái vụn. Sau đó cho vào máy ép lấy nước, cho đường phèn vào khuấy tan rồi uống. Đông y thường sử dụng nước loại này cho những người mắc chứng tiểu đường, bị sốt cao mất nước, táo bón, viêm nhiễm đường hô hấp, giải rượu…
Thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa
Dưa hấu 6.000 g, trái thơm (dứa) 500 g, đường cát 50 g, nước sôi để nguội 300 ml. Dưa gọt vỏ bỏ hạt, quả dứa gọt vỏ, thái miếng ngâm trong nước muối nhạt trong 1 phút. Sau đó cho cả hai thứ vào máy ép lấy nước cốt, hòa đường vào và cho thêm nước khuấy đều làm nước giải khát.
Hạt dưa hấu cũng có vị ngọt, tính lạnh, tác dụng chữa đau lưng, phụ nữ hành kinh nhiều. Còn vỏ quả dưa hấu có vị ngọt, tính mát, sắc uống có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu; nếu đốt ra than tán bột để ngậm có thể chữa lở loét ở miệng, lưỡi, lợi.
Theo Bs Hoàng Xuân Đại
Người lao động
Quả vả chữa viêm loét dạ dày
Theo đông y, quả vả có vị ngọt, tính bình, có công năng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu
Ảnh minh họa: Internet
Vả là cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi. Vả thường mọc bên cạnh các khe suối, nơi ẩm ướt. Là loại cây thuộc họ dâu tằm, người Tày gọi với tên mác ngoa. Cây vả cũng hay được trồng ven bờ ao làm cây che mát. Mùa vả xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 hằng năm. Quả, rễ, lá vả đều được sử dụng làm thuốc hay thức ăn.
Đông y cho rằng quả vả có vị ngọt tính bình, tác dụng làm mạnh dạ dày, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu. Trong quả vả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, kiện vị, cầm tiêu chảy. Thích hợp sử dụng cho người phế nhiệt, khản tiếng, tỳ vị hư yếu, tiêu hóa kém, trẻ em tiêu chảy lâu ngày, táo bón. Các nghiên cứu cho biết quả vả có khả năng chống ung thư. Rễ vả lá vả có tác dụng tiêu thũng giảm độc, tiêu viêm và chỉ thống. Dưới đây xin giới thiệu cách trị bệnh từ quả vả:
- Làm thuốc tiêu độc, lợi tiểu: Đối với người có phù thũng lấy rễ và lá vả sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.
- Chữa cảm hay ngộ độc: Lấy quả vả 200 g, quả sung 200 g, lá móc mèo 50 g, rễ canh châu 50 g. Thái nhỏ phơi khô, tẩm rượu, sao vàng. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Làm thuốc khai vị: Lấy quả vả vừa chín tới phơi nắng hoặc sấy khô 500 g, thái nhỏ ngâm với 1 lít rượu trắng 40 độ sau 10-20 ngày. Mỗi ngày uống 2-3 lần, vào trước khi ăn 2 bữa chính và trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 1 ly nhỏ chừng 20-30 ml.
- Trị mụn đỏ ở mũi: Lấy nhựa cây vả bôi nhiều lần vào chỗ mụn, vài ngày liền sẽ khỏi.
- Chữa tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, tiêu hóa kém: Lấy quả vả phơi khô, thái hạt lựu, sao vàng, cho đường trắng và nước sôi vào hãm lấy nước uống thay trà trong ngày. Cần uống liền một thời gian.
- Chữa họng sưng đau: Quả vả non 100 g, lá chó đẻ 50 g, búp tre 30 g. Rửa sạch, giã nát, sao nóng rồi đắp vào cổ nơi đau rát và băng giữ lại. Ngày làm 2 lần trong vài ngày.
- Chữa phế nhiệt khản tiếng: Lấy 150 g quả vả sắc lấy nước, cho đường phèn đủ ngọt vào và uống. Mỗi lần uống 5 g, ngày uống 3 lần.
- Chữa trĩ, đại tiện khô cứng: Lấy 10 quả vả, ruột già lợn một khúc. Đổ nước vừa ăn, nấu nhừ, nêm gia vị vừa miệng. Ăn hết trong ngày. Hay chữa trĩ bằng cách lấy lá vả giã nát đắp vào nơi có trĩ, ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi.
- Làm tăng tiết sữa mẹ: Quả vả khô đem sấy giòn, tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 g, chiêu với nước đun sôi để nguội. Cần sử dụng liền 3-5 ngày.
- Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Lấy quả vả sấy khô tán bột, mỗi lần uống 5 g, ngày 3 lần.
Theo NLD
Quả vả chữa ngộ độc Theo đông y, quả vả có vị ngọt, tính bình, có công năng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu Vả là cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi. Vả thường mọc bên cạnh các khe suối, nơi ẩm ướt. Là loại cây thuộc họ dâu tằm, người Tày gọi với tên mác ngoa....