Dưa hấu lợi tiểu, hạ huyết áp
Dưa hấu, một loại cây ăn quả được trồng rộng rãi ở nước ta được mọi người ưa thích. Trong Đông y, dưa hấu còn là vị thuốc tốt. Chúng tôi giới thiệu một số cách dùng dưa hấu làm thuốc bổ dưỡng và chữa bệnh.
Theo Đông y, dưa hấu có vị ngọt, tính hàn vào tâm, vị, bàng quang. Vỏ quả có vị ngọt, tính mát vào kinh tâm và vị. Hạt dưa vị ngọt, tính bình. Dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi thủy. Bộ phận dùng làm thuốc: Thịt quả (tây qua thuỷ) phần bầu trắng (tây qua) lớp vỏ xanh (tây qua bì) hạt.Dùng cho các trường hợp say nắng, say nóng gây sốt nóng mất nước, trạng thái tinh thần dạng cuồng sảng kích ứng, miệng khô, họng khát, tiểu ít, đái buốt, đái dắt. Tây qua có tác dụng thanh giải nóng nực, lợi niệu. Hạt vị ngọt, tính lạnh tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu, hạ huyết áp, tăng sinh lực.
Dưa hấu thanh nhiệt, lợi tiểu
Dưa hấu được dùng trong các trường hợp sau:
Nước ép:
Dưa hấu bổ ra ép lấy nước khoảng 250ml, cho uống. Dùng cho bệnh nhân: miệng khô nứt, khát nước, thần kinh kích thích.
Nước ép dưa hấu liều lượng tùy ý, uống rải rác trong ngày. Dùng cho các trường hợp loét miệng, viêm họng dạng khô.
Video đang HOT
Dùng phối hợp trị các bệnh:
Trị nóng nực, ra mồ hôi nhiều, đầu váng, mắt hoa đau nhức: vỏ quả dưa hấu 20g, lá sen tươi 12g, kim ngân hoa tươi 16g, hoa biển đậu tươi 12g, ty qua bì 12g, trúc diệp tâm tươi 12g. Sắc uống.
- Thanh nhiệt, lợi niệu: Dùng cho chứng thấp nhiệt hoàng đản, bụng đầy nước, tiểu tiện nóng rát không thông:
Trị báng nước: Bổ quả dưa ra lấy bầu, cho sa nhân, tỏi vào trong, trát đất kín, phơi cho khô, lại sấy khô. Loại bỏ bùn đất, tán nhỏ. Ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 4g, uống với nước ấm.
Trị phù thũng do viêm thận cấp tính: Tây qua bì 40g, bạch mao căn tươi 40g, xích tiểu đậu 20g.
Một số món ăn – bài thuốc từ dưa hấu:
Dưa hấu 1 quả, tỏi 30 – 60g. Khoét một miếng tạo ra lỗ hổng, cho tỏi đã bóc vỏ vào, đặt miếng dưa vừa khoét cho kín, cho vào nồi, đun cách thủy, lấy ra ép lấy nước cho uống. Dùng cho bệnh nhân xơ gan cổ trướng, viêm thận cấp, viêm thận mạn.
Dưa hấu (lấy phần vỏ đầy bỏ ruột đỏ) 60g, diếp cá 30g, rau mướp 30g cùng đem nấu dạng canh, thêm gia vị cho ăn. Dùng cho các trường hợp viêm tắc mũi dạng viêm khô. Liên tục 3 – 5 ngày.
Nước ép dưa hấu (chủ yếu phần cùi) 200ml để sẵn chi tử 12g, xích thược 2g, hoàng liên 2g, cam thảo 2g. Sắc lấy nước cho thêm ít đường phèn khuấy tan đều. Uống dần ít một, ngậm giữ ở trong miệng khoảng vài phút trước khi nuốt. Ngày 1 lần, liên tục trong ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng loét miệng.
Tây qua bì 300g, cà rốt 200g, gừng tươi 15g. Tây qua bì thái lát cà rốt thái lát, gừng tươi đập giập. Xào với dầu thực vật, thêm gia vị. Cho ăn thành bữa phụ hoặc ăn trong bữa chính. Ngày 1 lần, đợt dùng 7 – 10 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm xoang mũi má, tắc ngạt mũi tiết đờm vàng đục có thể lẫn máu.
Vỏ dưa 40g, mạch nha 20g, ý dĩ 20g. Nấu thành cháo đặc, ăn trong ngày, liền trong 5 – 7 ngày. Trị mùa hè ăn uống kém, tiêu hoá không tốt, đầy bụng, người mệt mỏi.
Vỏ quả phơi khô, đốt thành than, tán bột. Ngậm để chữa lở miệng hôi.
Kiêng kỵ: Người tỳ vị hư hàn, có bệnh hàn thấp kiêng dùng.
Theo SKDS
Lu lu đực - Giải độc, tiêu thũng
Lu lu đực còn gọi là nụ áo, thù lu đực, cà đen, long quỳ. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây phơi hay sấy khô hoặc ngọn non làm thức ăn. Theo Đông y, lu lu đực có vị đắng, hơi ngọt, tính hàn, có độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, tan ứ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng. Dùng chữa cảm sốt, viêm phế quản, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm họng, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp, viêm tuyến tiền liệt, tiểu tiện khó khăn vảy nến, lở loét ngoài da, bỏng, vết sưng tấy, chín mé. Liều dùng: 10 - 15g dạng thuốc sắc.
Một số cách dùng lu lu đực chữa bệnh:
Chữa tiểu tiện không thông, phù thũng, gan to: lu lu đực 40g, mộc thông 20g, rau mùi 20g. Sắc uống. Có thể dùng toàn cây rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống hoặc ngọn non 50g - 100g luộc ăn trong ngày.
Chữa sốt: bột rễ lu lu đực 100g, bột rễ ké hoa vàng 100g, hạt tiêu đen 2,5g. Làm thuốc bột. Mỗi lần uống 3 - 5g.
Chữa viêm phế quản cấp, viêm họng: lu lu đực 30g, cát cánh 10g, cam thảo 4g. Sắc uống.
Chữa bệnh ngoài da (mẩn ngứa, lở loét, bỏng, vảy nến): ngọn non hoặc lá, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước bôi. Hoặc dùng toàn cây, nấu lấy nước, cô thành cao mềm (cao long quỳ) để bôi chữa vảy nến hay trĩ.
Chữa vết thương đụng giập, sưng tấy, ứ máu, đau nhức: giã nát 80 - 100g cây tươi, thêm ít giấm, ép lấy nước để uống, bã đắp chỗ đau.
Lưu ý: Do toàn cây có chất độc, đặc biệt quả, nên khi dùng phải thận trọng.
Theo SK&ĐS
Cây chó đẻ - Vị thuốc quý của gan Cây chó đẻ còn gọi là chó đẻ răng cưa, diệp hạ châu, diệp hạ châu đắng, diệp hòe thái, lão nha châu. Tên Hán Việt khác như trân châu thảo, nhật khai dạ bế, diệp hậu châu. Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá nên gọi là diệp hạ châu (diệp: lá, hạ: dưới, châu: ngọc tròn). Có hai loại:...