Đưa du lịch Phù Yên từng bước ‘cất cánh’
Nằm ở phía Đông Bắc, là một trong những cửa ngõ của tỉnh Sơn La, huyện Phù Yên có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, với địa hình đa dạng, tài nguyên du lịch phong phú, gồm cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
Huyện còn sở hữu các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị. Đây là điều kiện quan trọng để Phù Yên hướng tới phát triển du lịch.
Trình diễn dù lượn và lướt ván nghệ thuật tại Ngày hội văn hóa du lịch huyện Phù Yên năm 2023.
Huyện Phù Yên có điều kiện tự nhiên phong phú, như có nhiều núi cao, hồ, suối khoáng nóng, hang động… Các giá trị tài nguyên du lịch nổi bật, như: Rừng thông Noong Cốp rộng 1.300 ha tại xã Quang Huy nằm ở độ cao hơn 1.000 m; khu vực núi cao Suối Tọ; đồi thông ở Suối Bau… khu vực hồ Suối Chiếu, xã Mường Thải, cách trung tâm huyện gần 10km, có quy mô hơn 50ha. Và một trong những điểm đến mang đậm dấu ấn lịch sử khi đến với Phù Yên, là rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tại bản Nhọt, xã Gia Phù. Đây là nơi dừng chân, đóng quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đoàn quân giải phóng năm xưa tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. Di tích lịch sử kháng chiến chống Pháp được UBND tỉnh công nhận năm 2008. Ngoài ra, di tích Đình Chu, xã Quang Huy và di tích Đèo Lũng Lô đã được địa phương quy hoạch để có thể khai thác, xây dựng các tour, tuyến du lịch.
Trình diễn nghệ thuật đường phố tại phố đi bộ Đặng Thùy Trâm, thị trấn Phù Yên.
Đồng chí Nguyễn Viết Hưng, Bí thư Huyện ủy, cho biết: Đảng bộ huyện xác định du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong giai đoạn 2021-2025, Đảng bộ huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các xã xây dựng điểm, hình thành các sản phẩm du lịch tại các địa phương. Chúng tôi định hướng phát triển du lịch trên 3 hình thức, gồm: Du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm và du lịch sinh thái. Từ đó, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tài nguyên du lịch sẵn có; nghiên cứu xây dựng các tuyến du lịch phù hợp gắn với phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này, đáp ứng yêu cầu của ngành du lịch đặt ra trong những năm tiếp theo.Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch đã được xác định, du lịch Phù Yên hiện còn gặp nhiều khó khăn, do cơ sở hạ tầng yếu, hệ thống sản phẩm du lịch chưa phong phú, đa đạng; nguồn nhân lực hoạt động lĩnh vực du lịch còn hạn chế… Do đó, để đưa du lịch Phù Yên từng bước phát triển, trước hết, địa phương tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, nhằm rút ngắn thời gian tiếp cận các điểm du lịch của khách du lịch. Đồng thời, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch có tính bền vững, sáng tạo, có tính cạnh tranh cao. Trong quá trình đó, cần phối hợp giữa chính quyền và doanh nghiệp trong định hướng sản phẩm.Tại Hội thảo “Du lịch Phù Yên – Cơ hội và thách thức” tổ chức vào cuối tháng 11 vừa qua, ông Lê Hoàng Anh, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, cho hay: Huyện cần định vị được vị trí trong bản đồ du lịch của tỉnh Sơn La. Muốn vậy, địa phương nên đầu tư phát triển thị trường khách du lịch phù hợp với địa bàn, đảm bảo yếu tố trung chuyển ban đầu. Cần đầu tư hoàn thiện hệ thống cơ sở lưu trú, phục vụ ăn uống và lao động làm việc trong ngành này theo hướng chuyên nghiệp. Đồng thời, xây dựng các sản phẩm đặc trưng riêng, khác biệt, thu hút du khách từ Bắc Yên và Mộc Châu sang.
Video đang HOT
Lễ hội Tết Xíp xí cổ truyền dân tộc Thái huyện Phù Yên thu hút đông đảo nhân dân tham dự.
Một trong những định hướng phát triển du lịch được huyện Phù Yên ưu tiên, đó là tạo mối liên kết giữa phát triển du lịch với tiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc trưng, trải nghiệm văn hóa truyền thống các dân tộc trên địa bàn. Cách làm này góp phần giải quyết bài toán liên kết các ngành và sản phẩm với nhau, tạo cơ hội và điều kiện phát triển du lịch nông thôn. Bà Đinh Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, cho biết: Việc xây dựng và duy trì nhãn hiệu sản phẩm đã và đang được huyện chủ động tự quảng bá, xúc tiến giới thiệu nông sản tại các hội chợ trong và ngoài tỉnh. Bên cạnh đó, phát triển du lịch canh nông, du lịch trải nghiệm trên cánh đồng Mường Tấc, đặt ra nhiệm vụ cần mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ, an toàn, góp phần đưa thương hiệu “Gạo Phù Yên” quảng bá đến du khách về quy trình canh tác, chất lượng sản phẩm; xây dựng và củng cố vững chắc thương hiệu “Gạo Phù Yên” trên thị trường.Đưa du lịch Phù Yên phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế là cả chặng đường dài phía trước. Nhưng với quyết tâm của hệ thống chính trị trong toàn huyện, sự vào cuộc nghiên cứu, triển khai từng bước bài bản, chắc chắn và khoa học, chắc chắn, du lịch Phù Yên sẽ “cất cánh”, khẳng định chỗ đứng trong bản đồ du lịch Sơn La – Tây Bắc.
Về Phú Yên chiêm ngưỡng tuyệt tác kỳ vĩ gành Đá Dĩa
Gành Đá Dĩa (Phú Yên) được tạo thành bởi những khối đá hình lăng trụ có màu đen bóng, xếp chồng lên nhau một cách ngoạn mục, kỳ vĩ tựa bức tranh siêu thực.
Gành Đá Dĩa (Ghềnh Đá Đĩa) thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, cách trung tâm TP Tuy Hòa chừng 35 km về phía bắc. Với cấu trúc độc đáo, đây được xem là một tuyệt tác kỳ vĩ của đá mà tạo hóa ban tặng Phú Yên.
Theo các nhà khoa học, đá ở gành Đá Đĩa là loại đá bazan hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa cách đây gần 200 triệu năm. Dòng dung nham nóng gặp biển lạnh đông cứng lại, cùng với hiện tượng di ứng lực nên toàn bộ khối nham thạch bị rạn nứt đa chiều tạo nên cảnh quan kỳ thú hôm nay.
Từ trên cao, có thể nhìn thấy khu gành lấn biển với những khối đá mặt hình lục giác, gắn chặt với nhau tựa miếng sáp ong khổng lồ đều đặn, tạo nên một tổng thể vững chắc với màu đen bóng.
Phần lớn đá nứt theo mạch dọc, tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, cũng có những đường xiết ngang cắt cột đá thành những hình dạng khác nhau.
Đi sâu xuống dưới gành, bắt gặp một hang ăn sâu vào chân núi, bọt tung trắng xóa.
Gành Đá Đĩa giống như một tác phẩm nghệ thuật do bàn tay của thiên nhiên tạo nên. Nhiều năm trở lại đây, địa điểm này được nhiều du khách trong và ngoài nước ghé thăm và check-in.
Gành Đá Đĩa còn hấp dẫn người xem bởi những gam màu biến đổi theo ánh sáng mặt trời. Khi bình minh lên, sẽ thấy màu đen tuyền của những khối đá đĩa. Còn khi chiều xuống, ráng đỏ hoàng hôn nhuộm hồng các phiến đá.
Nằm sát bên bờ biển, vẻ đẹp của gành Đá Đĩa như được tăng lên nhiều lần với khung cảnh biển cả nên thơ màu trời và sắc biển hài hòa.
Với những giá trị về địa chất, lịch sử, Gành Đá Đĩa được công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt theo Quyết định số 2280/QĐ-TTg ngày 31/12/2020 của Thủ tướng.
Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký quyết định số 1570/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi lập quy hoạch gồm 808,89 ha thuộc Phân khu 9, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Đối tượng nghiên cứu lập quy hoạch bao gồm toàn bộ danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Gành Đá Đĩa và không gian cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái xung quanh; các giá trị di sản văn hóa, cảnh quan môi trường và tài liệu, hiện vật liên quan.
Phú Yên và Khánh Hòa phối hợp đào tạo nguồn nhân lực du lịch Ngày 28/11, tại thành phố Tuy Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Yên phối hợp Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa hai địa phương trong giai đoạn 2023-2025, với 200 doanh nghiệp du lịch của hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa tham dự. Một góc Vịnh...