Đưa đào tạo kỹ năng số là vấn đề trọng tâm trong giáo dục nghề nghiệp
Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, GIZ đã tổ chức hội thảo “ Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trong tình hình mới” vào ngày 16/8, tại Hà Nội theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Giáo dục nghề nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội.
Ông Trương Anh Dũng, Tổng cục trưởng Tổng cục GDNN cho biết: “GDNN ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định quan điểm chiến lược phát triển GDNN đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là: Phát triển GDNN là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực để tranh thủ thời cơ dân số vàng, hình thành nguồn nhân lực trực tiếp có chất lượng, hiệu quả và kỹ năng nghề cao, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”.
Tuy nhiên, trước bối cảnh trong nước, thế giới có nhiều biến động, thay đổi lớn, nhiều khó khăn, thách thức đang đặt ra đòi hỏi cần phải tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đổi mới, phát triển GDNN trong thời gian tới.
Sau thời gian dài chuẩn bị, từ việc xây dựng đề cương, lấy ý kiến góp ý, tổng hợp báo cáo từ các tỉnh, thành ủy, các bộ, ngành, đến nay Tổ Soạn thảo Đề án Chỉ thị của Ban Bí thư đã hoàn thành việc dự thảo hồ sơ Đề án chuẩn bị trình Ban Bí thư theo kế hoạch.
Để hoàn thiện hồ sơ dự thảo, trước khi gửi lấy ý kiến chính thức của các cơ quan trung ương, địa phương, Tổng cục GDNN, Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội tổ chức hội thảo nhằm lấy ý kiến góp ý của các chuyên gia là đại biểu của một số ban Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các Bộ, ngành cơ quan Trung ương.
Video đang HOT
Một số điểm mới mà ông Trương Anh Dũng cho rằng cần xem xét, đánh giá cụ thể như việc đào tạo kỹ năng số trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; cơ chế hỗ trợ đặc thù cho học sinh THCS sang học nghề, nhất là vùng dân tộc, miền núi còn nhiều khó khăn; có thể mở rộng sang hỗ trợ học sinh trung học phổ thông sang học nghề… Một số địa phương gần đây có chính sách hỗ trợ riêng đào tạo riêng cho những ngành nghề mà địa phương đang cần. “Đây là những mô hình triển khai thực tế từ địa phương và có thể nhân rộng, vấn đề này cần có sự chỉ đạo của tổ chức Đảng để có sự thống nhất”, ông Trương Anh Dũng chia sẻ.
Ông Vũ Xuân Hùng,- Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục GDNN) cho biết: Dự thảo Đề án xoay quanh những 3 nội dung chính là: Vấn đề mới, chưa có chủ trương để thực hiện; Vấn đề mới, có chủ trương nhưng chưa rõ để thực hiện; Vấn đề cũ nhưng khó khăn trong triển khai thực hiện; thực hiện chưa tốt.
Quan điểm chỉ đạo của đề án gồm 6 vấn đề: GDNN có vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển nguồn nhân lực, phục vụ phát triển KTXH; Đổi mới, phát triển GDNN là đổi mới, phát triển những vấn đề lớn, cấp thiết; Đổi mới, phát triển GDNN theo hướng mở, linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, hội nhập; Gắn kết chặt chẽ GDNN với nhu cầu của thị trường lao động, việc làm thỏa đáng, an sinh xã hội và phát triển bền vững, bao trùm; Có chính sách đầu tư phát triển GDNN đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiếu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách; Đổi mới, phát triển GDNN là nhiệm vụ của hệ thống chính trị.
Đề án được thực hiện với mục tiêu đẩy nhanh đổi mới, phát triển GDNN nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề, góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế.
Tại hội thảo, các ý kiến của đại diện Ban kinh tế Trung ương, Ban chính sách pháp luật – Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Vụ Giáo dục và Đào tạo, Dạy nghề – Ban Tuyên giáo Trung ương, đại diện các cơ sở GDNN… là những đóng góp giúp ban soạn thảo Đề án hoàn thiện nội dung dự thảo Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đổi mới, phát triển GDNN trong tình hình mới.
Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, trong bối cảnh thực hiện đổi mới giáo dục nghề nghiệp, một trong những nhiệm vụ quan trọng đó là tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nhà nước chỉ có thể có các chính sách, đầu tư kinh phí đối với một số ngành, nghề đào tạo đặc thù chứ không thể bao cấp toàn bộ các ngành, nghề đào tạo.
Đề xuất danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh. Ảnh: TTXVN
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Theo điểm c Khoản 2 Điều 62 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, người học được miễn học phí khi học các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu; các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.
Theo Khoản 19 Điều 15 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đối tượng được miễn học phí là "Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định."
Theo Điều 10 của Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 9/11/2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc và phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định danh mục ngành, nghề nặng nhọc, độc hại. Danh mục này cũng nằm trong nhóm các ngành, nghề đặc thù.
Các Nghị định này đều đề cập tới các yêu cầu, điều kiện hỗ trợ chính sách của nhà nước đối với đầu tư, người học và nhà giáo trong giáo dục nghề nghiệp có liên quan tới danh mục ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Tuy nhiên, hiện nay danh mục này chưa được ban hành. Vì vậy, để nhà nước có thể đầu tư trọng tâm, trọng điểm và có những cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút, khuyến khích việc học tập, giảng dạy thì cần phải xác định được danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù.
Việc ban hành Danh mục ngành, nghề đặc thù sẽ khuyến khích người học tăng cường vào học các ngành, nghề có tính đặc biệt, riêng biệt, có tính phức tạp cao, đòi hỏi chuyên môn sâu ở lĩnh vực ngành, nghề; có tính chất quan trọng, trọng điểm, phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội; ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tinh thần của người học; ngành nghề xã hội có nhu cầu hoặc cần bảo tồn nhưng khó tuyển sinh; ngành, nghề đòi hỏi đào tạo chuyên sâu trong thời gian dài, người học phải có năng khiếu hoặc năng lực chuyên biệt... Các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo những ngành, nghề này sẽ góp phần tăng thu nhập của người lao động, ổn định cuộc sống.
Tại dự thảo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất Danh mục các ngành, nghề đào tạo chuyên môn đặc thù, bao gồm:
1. Mã số (thống nhất với Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
2. Tên gọi ở trình độ trung cấp (thống nhất với Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), bao gồm 454 ngành, nghề.
3. Tên gọi ở trình độ cao đẳng (thống nhất với Danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 26/2020/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), bao gồm 257 ngành, nghề.
Truyền nguồn cảm hứng kinh doanh và trang bị kỹ năng khởi nghiệp Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp" - Startup Kite 2022 vào ngày 24/6. Các đại biểu phát động cuộc thi Startup Kite 2022. Startup Kite là hoạt động hằng năm, nhằm thúc đẩy tinh thần khởi...