Đưa con về quê đón Tết trong yêu thương
Tết này, gia đình bạn có cùng quây quần bên nhau không?
Năm hết Tết đến, khoảnh khắc đón chào năm mới luôn khiến bất kì ai phải háo hức, mong chờ. Người lớn mong sum vầy, trẻ nhỏ được hoà mình vào các hoạt động đón Tết an vui của cả gia đình. Mới đây, vợ chồng anh Nguyễn Trung Đức và chị Vũ Thị Hồng Phương (sống tại TP.HCM) đã đưa con trai là bé Huy Lâm (tên ở nhà Tony, 4 tuổi về quê ông bà nội ở Krông Pắk, Đắk Lắk đón Tết.
Lần đầu tiên được tham gia gói bánh chưng cùng gia đình, bé Lâm vô cùng háo hức vì được biết cách làm ra một chiếc bánh chưng, bé phụ ông bà múc gạo, lấy đồ, xếp bánh và dọn dẹp. Vừa gói bánh, bé còn được nghe kể về sự tích bánh chưng, bánh giày nữa nên rất thích thú. Dù còn nhỏ nhưng con vẫn nhớ như in những gì được nghe về các loại bánh truyền thống dân tộc.
Con được cảm nhận không khí Tết cổ truyền, bố mẹ cũng cảm thấy hạnh phúc và an vui. Những tâm sự của anh Đức trong lần đưa con trai về quê nhà đã khiến nhiều phụ huynh cảm thấy xúc động.
“Con trai của ba! Con có nhìn thấy khoảng sân nào không? Tuổi thơ và những niềm vui của ba tất cả như còn vẹn nguyên nơi đây.
Màu xanh mát của những cây cà phê, tiêu, sầu riêng, đu đủ, cây thấp, cây cao thu trọn vào tầm mắt, hoà với ánh nắng chiều tựa như một bức tranh thiên nhiên bình dị mà lộng lẫy. Thứ không khí trong mát, không chút khói bụi không khác chi ly nước tinh khiết cho một tâm hồn vốn đang mỏi mệt, khô khốc, đốc thúc tinh thần uể oải và gợi lại khoảng ký ức bao la của tuổi thơ.
Em bé được nghe về sự tích bánh chưng, bánh giày.
Căn nhà này, khu vườn này, khoảng sân này là nơi ba cất tiếng khóc chào đời, là nơi ba chập chững bước đi đầu tiên, là nơi ba cùng lũ bạn cười sảng khoái và tranh nhau mót từng hạt cà phê còn rơi trên mặt đất, cứ thu nhặt được 1 ký cà phê lại đổi được 2 nghìn đồng để mua kẹo mút hay nổ túi gạo bắp. Ba cứ thế lớn lên, dẫu cuộc sống khó khăn có bữa no, bữa đói song tình yêu thương mà ba nhận được dưới mái nhà này chưa bao giờ thôi đong đầy.
Dịp Tết năm nay, mình cùng gia đình nhỏ về thăm ông bà ở quê, bao năm làm ăn xa nhà, một cái Tết ăn cùng cha mẹ quả thật đã trở thành một điều xa xỉ và đáng quý vô cùng. Bước chân rảo quanh căn nhà quen thuộc, mọi thứ dường như vẫn nguyên vẹn, căn bếp ám khói đen của mẹ, chiếc xe đẩy cọt kẹt kêu, khoảng sân thơm mùi nắng ấm và cả khu vườn xanh mượt mà. Đôi khi hạnh phúc thật đơn giản, khi biết rằng có một nơi vẫn luôn chờ đợi và dang tay chào đón mình, đó chính là căn nhà nơi tổ ấm, nơi vẫn được trông thấy bóng dáng của cha mẹ. Hàng ngày gọi video, thế nhưng khi gặp trực tiếp, mình chợt chạnh lòng khi nhận ra mái tóc của mẹ đã bạc thêm, ánh mắt của cha đã hằn nhiều vết chân chim. Thời gian trôi nhanh quá, đôi khi lấy đi của chúng ta thật nhiều điều mà bất chợt ngoảnh lại ta không khỏi bất ngờ, nuối tiếc!
Video đang HOT
Tết năm nay, có con cháu về nên cả nhà cùng nhau gói bánh chưng. Từng hạt gạo, miếng thịt mỡ đến chiếc lá dong đều được chuẩn bị rất kỹ. Mẹ mình bảo: “Gói nhiều một chút để khi nào các con đi, mang theo lên thành phố mà ăn!”. Nghe mẹ nói mà khoé mắt mình chợt cay cay. Dường như cha mẹ gói ghém trong từng chiếc bánh không chỉ là món ăn ngày Tết mà cả những lo lắng, quan tâm không gì có thể so sánh được. Vậy mới thấy, câu nói “Chỉ có cha mẹ thương con vô điều kiện” mới thật thấm thía biết bao.
Khi ngắm nhìn khoảnh khắc cả nhà quây quần gói bánh, cha trải chiếc chiếu đỏ đã rách vá vài chỗ, mẹ mang sấp lá dong vừa rửa sạch lau khô. Tiếng cười của mọi người râm ran cả góc sân. Ánh nắng chiều ấp ủ những bóng lưng cần mẫn khiến bất cứ ai trông thấy cũng thật ấm lòng. Mình thấy hình ảnh chính bản thân thuở nhỏ, bước chân sáo nhảy nhót xung quanh cha mẹ, ngó nghiêng từng thứ một cách đầy tò mò, hiếu kỳ. Mới đó mà 5, 10 rồi 15 năm trôi đi như một cơn gió để lại trong mình là những mùa nhớ không thể nào quên.
Cậu con trai mình được về quê với ông bà thích lắm. Thằng bé nhìn thấy những con vật, đồ dùng lạ lẫm mà có lẽ ở thành phố thường chỉ trông thấy trên tivi hoặc trong sách vở. Cu cậu rất thích chơi với chú mèo tên A Bảo ở nhà, chú mèo nhỏ năm nay cũng đã mười mấy tuổi rồi nhưng vẫn tinh nhanh. Rất quấn người và biết giờ được cho ăn. Đến giờ cơm là dù đang chơi bời ở đâu cũng biết đường chạy về nhà kêu meo meo bên mâm cơm. Cha mẹ mình có thói quen cho A Bảo một, hai miếng thịt trước để nó đỡ kêu, sau khi ăn xong thì gom nốt chỗ xương còn lại cho anh chàng. Có lẽ trong khoảng thời gian các con vắng nhà, A Bảo như người đứa con út bầu bạn cùng cha mẹ.
Mỗi một chuyến về thăm nhà, về lại nơi chôn nhau cắt rốn là mình có cảm giác như cầm được chiếc vé cho chuyến tàu tuổi thơ. Chầm chậm bước chân ngắm nhìn lại ngôi nhà yêu dấu, vết nứt trên mái nhà đã được trám lại để tránh dột khi mùa mưa về, bức tường bong tróc những mảng sơn vôi song vẫn vững chãi trước nắng gió, mùi thóc mới, mùi rơm khô, mùi cà phê phơi nắng gay gắt trước sân nhà, tiếng lũ chó sủa inh ỏi khi có khách đến nhà, tiếng đàn gà cục ta cục tác… tất cả những điều tuyệt vời ấy đã dệt nên miền ký ức tuổi thơ tươi đẹp của mình. Tất cả là NHÀ cùng hơi ấm của cha mẹ. Tất cả là nguồn năng lượng vô hạn cho mình sức mạnh để sống với cuộc đời!…”.
Hy vọng các gia đình nhỏ sẽ có những kỷ niệm và khoảnh khắc thật đẹp trong dịp Tết 2023.
Lời tuyên bố của bố chồng "đánh bay" mọi lo lắng của nàng dâu năm đầu đón Tết ở nhà chồng
"Cứ cả gia đình đoàn viên, cùng nhau đi mua cây mai, cây quất rồi nấu mâm cúng Giao thừa, đốt lửa theo phong tục là đã đủ ấm áp, vui vẻ", Uyên chia sẻ.
Có lẽ, nhiều cảm xúc đặc biệt nhất trong những dịp Tết là các cô dâu lần đầu tiên ăn Tết nhà chồng. Suốt nhiều năm ở nhà bố mẹ đẻ, quen với nếp sống, cách đón Tết của nhà mình. Bây giờ đến một gia đình khác, tiếp xúc với những cách sống khác chắc hẳn ai cũng có những điều lo toan.
Nàng dâu mới ăn Tết quê chồng
Uyên Bi - nàng hot girl nổi tiếng trên MXH vừa tổ chức hôn lễ vào tháng 7 vừa qua. Tết năm 2023 cũng là cái năm đầu tiên cô Tết ở nhà chồng.
Uyên và Đức Thành - chồng cô hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Tuy nhiên, năm nay họ sẽ đón Tết cùng gia đình chồng ở Đắk Lắk.
Vốn là một người bận rộn với công việc người mẫu, beauty blogger, năm nay Tết đến sớm, Uyên cũng cố gắng sắp xếp công việc từ tháng trước và đẩy nhanh tiến độ để có thể dành nhiều thời gian cho việc chuẩn bị Tết.
"Năm đầu tiên làm dâu, gia đình mình sẽ bay về quê và ăn Tết cùng bên nội. Vì di chuyển xa và có con nhỏ nên hai vợ chồng không chuẩn bị quá nhiều. Bọn mình đã thống nhất khi vào đến nơi sẽ bắt đầu đi mua sắm mọi thứ chuẩn bị cho năm mới. Đương nhiên năm đầu về làm dâu mình cũng có nhiều cảm xúc khác lạ, cũng có hồi hộp và mong chờ lắm", Uyên chia sẻ.
Vợ chồng Uyên vừa kết hôn vào tháng 7/2022.
Bên phía nhà chồng Uyên, các chị gần như đều định cư ở nước ngoài. Bởi vậy, việc sắm sửa, tổ chức đón Tết sẽ do gia đinh anh trai và vợ chồng cô đảm nhận.
Uyên tâm sự: "Gia đình chồng mình cũng xa quê lâu, Tết nhất về cũng để đoàn tụ họ hàng, thắp hương gia tiên. Bố mẹ chồng mình rất hiền lành và không có nhiều quy tắc trong nhà nên hai vợ chồng không quá nặng nề chuyện lên kế hoạch cho Tết. Cứ cả gia đình đoàn viên, cùng nhau đi mua cây mai, cây quất rồi nấu mâm cúng Giao thừa, đốt lửa theo phong tục là đã đủ ấm áp, vui vẻ".
Với nhiều nàng dâu mới, đôi khi chuyện nấu cỗ Tết là một ác mộng. Có thể họ cũng khéo léo trong việc nội trợ nhưng cỗ Tết lại là một phạm trù khác và mỗi gia đình lại có phong cách riêng. Bản thân Uyên cũng có chút lo ngại dù không phải người vụng về nhưng cô không có nhiều kinh nghiệm trong việc nấu cỗ. Tuy nhiên, nhờ một câu của bố chồng mà Uyên hết lo các vấn đề này.
Cô dâu mới rất háo hức với Tết.
"Có lần mình hỏi trêu bố chồng: 'Bố ơi con không biết làm gà thì phải làm sao?'. Tại người ta cứ bảo con dâu tháo vát gà vịt gì cũng biết làm đó. Bố chồng nghe thế trả lời luôn: 'Cúng thịt luộc cũng được con ơi, quan trọng gì đâu, mình thành tâm là được'. Từ lúc đó mình đã biết bản thân rất may mắn khi được làm con dâu của bố mẹ. Bố mẹ hoàn toàn không có nguyên tắc hay yêu cầu gì quá mức cầu toàn với con dâu trong việc nấu cỗ", Uyên chia sẻ.
Nàng dâu mới không "sợ Tết"
Với gia đình Uyên, Tết bắt đầu trở nên rộn ràng từ ngày 23 tháng Chạp. Đến ngày 27, vợ chồng cô cùng con trai cùng về quê. Vì năm đầu ăn Tết quê chồng nên cô không trang trí nhiều cho tổ ấm ở Hà Nội. Uyên chỉ mua một cành đào nhỏ xinh trang trí nhà và mang không khí của ngày đầu xuân năm mới mà thôi.
Về phần chuẩn bị quà Tết cho bố mẹ chồng và bố mẹ đẻ, Uyên lại không coi đó là một vấn đề quá lớn.
"Bản thân mình suy nghĩ không phải Tết nhất mới mua sắm hay quan tâm đến ông bà, mà những ngày bình thường khi thấy cái gì hợp lý, cái gì tốt cho ông bà, hay ông bà thích là mình sẽ mua.
Tết cũng chỉ là hình thức thôi, ta cũng không nên đặt nặng quá, mà hãy quan tâm đến gia đình bất kể ngày nào trong năm, bất kể lúc nào mà ta nghĩ đến", Uyên chia sẻ.
Nhiều người cho rằng, Tết của người độc thân thì nhẹ nhàng, vui vẻ, thoải mái tụ tập hay gặp mặt bạn bè. Sau khi kết hôn và làm dâu thì nhiều người sẽ "sợ Tết" hay thậm chí nghĩ đến Tết là cảm thấy hãi, chỉ mong tất cả như ngày thường. Với Uyên Bi, những nỗi lo lắng đó dường như không tồn tại.
Cô chia sẻ: "Theo mình thì việc lo lắng không được tụ tập vui vẻ hay áp lực vì phải lo toan, phần lớn phụ thuộc vào thái độ của chồng mình hay tình cảm của gia đình đối với nhau.
Như mình chồng vẫn luôn quan tâm và chiều theo ý vợ, bố mẹ thì yêu thương, chị dâu cũng giúp mình rất nhiều nên mình không có cảm giác bị lạc lõng hay sốc so với những năm còn độc thân. Tết đối với mình vẫn nguyên vẹn ý nghĩa, vẫn háo hức và còn có phần mong chờ hơn vì muốn cùng con trai trải nghiệm những cảm giác đặc biệt chỉ Tết mới có".
Gia đình Uyên tất bật chuẩn bị cho Tết.
Nàng dâu mới và chuyện ăn Tết luôn là một chủ đề mang theo nhiều câu chuyện khác nhau. Chúc mừng Uyên Bi với cái Tết đầu tiên trong không khí ấm áp, yêu thương ở nhà chồng.
Bị đòi nợ, anh trai tỉnh bơ nói một câu khiến tôi giận tím mặt Biết anh trai đã nhận tiền thưởng Tết, tôi hỏi anh ấy về số tiền nợ 2 năm nay. Nhưng câu trả lời của anh ấy khiến tôi bực mình. 2 năm trước, anh trai tôi bị thất nghiệp nên kinh tế khó khăn. Anh ấy hỏi vay tiền tôi nhiều lần. Mỗi lần tuy không nhiều nhưng cộng dồn lại cũng hơn...