Đứa con rể… côn đồ
Trần Thị Diệu (sinh năm 1990, ngụ xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú-An Giang) lấy chồng từ khi còn rất trẻ, và hiện tại đã có cậu con trai 6 tuổi. Nhưng những ngày sống bên chồng là thời gian cô khổ sở, đau đớn rất nhiều, bởi bản tính vũ phu, cộc cằn của y. Quyết định ly hôn, cô ngỡ mình đã thoát ra được địa ngục trần gian ấy. Nào ngờ, điều đó lại dẫn đến một án mạng thương tâm, mà cha ruột cô lại là người phải gánh chịu…
Chỉ học đến lớp 3, không có cha mẹ bên cạnh, Nguyễn Văn Chiến (sinh năm 1985, ngụ ấp Vĩnh Hưng, xã Vĩnh Thạnh Trung, Châu Phú) – chồng Diệu phải nai lưng ra làm thuê làm mướn. Cuộc sống khó khăn khiến hai vợ chồng vui ít buồn nhiều. Chiến lại có thêm cái tật “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với vợ, mỗi khi không hài lòng việc gì. Thậm chí, có lúc giữa khuya Diệu đang ngủ, Chiến ngồi dậy đòi xẻo lỗ tai cô vì chuyện cãi cọ trước đó.
Những vết tích trên cơ thể Diệu mỗi ngày một nhiều hơn và tình cảm của cô đối với chồng ngày càng ít lại. Cố gắng chịu đựng để con mình được có cha, nhưng điều đó dường như quá sức đối với cô vợ trẻ.
Diệu thường xuyên về nhà cha mẹ ruột khóc. Ông bà chỉ lắc đầu: “Hai đứa bây cảm thấy sống được với nhau nữa hay không thì tự quyết định, cha mẹ không có ý kiến. Lớn hết cả rồi, làm gì cũng phải suy nghĩ cho chín chắn”. Và Diệu quyết định ly hôn, cô mang đứa con về sống tạm bên gia đình mình mặc cho Chiến nhiều lần năn nỉ, van xin tái hợp.
Ông Trần Thanh Dũng (áo sọc đen) ngồi dự khán với tư cách người bị hại.
Một ngày cuối tháng 9-2011, Chiến qua nhà cha mẹ vợ để thăm con, đồng thời khuyên vợ suy nghĩ lại. Diệu vẫn một mực không đồng ý, nên Chiến ẵm con chở về nhà mình, bỏ qua sự can ngăn của cả gia đình. Vài ngày sau, Văn phòng ấp Vĩnh Hưng mời hai người lên hòa giải.
Video đang HOT
Chiến chở đứa bé lại, còn Diệu đi cùng cha mẹ ruột đến sau. Sau khi cán bộ địa phương tìm hiểu nguyên nhân, tìm cách tái hợp cho hai người, Diệu vẫn không thay đổi ý định. Đối với cô, bao nhiêu trận đòn trước đó, bao nhiêu chịu đựng trước đó đã là quá đủ, cô không muốn nhìn mặt người chồng vũ phu ấy lần nào nữa.
Và buổi hòa giải kết thúc bằng từ “không thành” trong biên bản. Diệu cảm thấy nhẹ nhõm phần nào, vì câu chuyện buồn đã gần chấm dứt, cô sẽ lại tự do.
Nào có ai ngờ, mọi thứ lại diễn biến theo một hướng đau thương khác. Đứa bé mấy ngày bị cha bắt về sống chung đã mừng rỡ biết bao nhiêu khi gặp lại mẹ và ông bà ngoại. Cậu bé chạy lon ton ra ôm lấy ông ngoại (Trần Thanh Dũng, sinh năm 1968), rồi leo lên xe Honda: “Ngoại ơi, chở con về nhà đi, con muốn về”. Khi ông ngoại còn đang chần chừ thì Chiến đã bước đến đứng bên cạnh: “Con về nhà với ba nè”.
Thấy đứa bé không chịu đi, ông Dũng quay sang bảo Chiến: “Nếu mày muốn nuôi con thì đợi giải quyết thủ tục ly dị xong hết đi. Còn bây giờ đừng làm phiền con cháu tao nữa”. Sau đó, cuộc khẩu chiến giữa cha vợ và con rể đã nổ ra. Trong một phút không dằn được tức giận, ông Dũng đã thốt lên: “Mày tin tao kêu xã hội đen lại chém cả dòng họ mày không?”. Những người có mặt tại đó đã kéo ông ra, khuyên giải: “Thôi mình là người lớn, đi cãi tay đôi với con trẻ làm chi, kỳ lắm!”.
Chiến lẳng lặng bỏ đi. Mọi người thở phào khi không có chuyện gì xảy ra. Ông Dũng cũng lục đục dắt xe chuẩn bị về. Chợt một phụ nữ trong Văn phòng ấp hét to: “Thằng Chiến quay lại, có đem dao yếm theo kìa, chạy trốn nhanh lên!”. Ông Dũng chạy vào trong văn phòng ấp, thằng con rể trời đánh chạy bén gót phía sau. Ông vội chụp lấy chiếc ghế gỗ gần đấy giơ lên cản những nhát chém của Chiến, chiếc ghế gãy tan tành.
“Lúc đó, tôi chỉ biết tìm đường thoát thân. Chiến cứ rượt theo sau lưng, vừa chém về phía tôi, tôi phải ngoái lại chống đỡ, chứ nếu không thì nó chém thẳng vào lưng tôi rồi. Có một nhát Chiến chém vào đầu, cũng may còn nón bảo hiểm đang đội nên tôi chỉ bị xay xước nhẹ. Chiến ngừng lại đứng sửa con dao bị mẻ, rồi lại lao đến tôi. Trong lúc hoảng loạn, tôi bị vấp té, lưng dựa vào tường.
Tôi tự nhủ, phải liều thôi, một là mình chết, hai là giữ cái mạng già này để nuôi vợ con. Tôi đứng đối diện với Chiến, dùng hết sức bình sinh đạp vào bụng nó. Chiến ôm bụng thở hồi lâu, tôi tranh thủ chạy qua hướng khác. Tới khi nhìn lại, tay chân tôi chi chít vết chém, máu tuôn ướt cả người. Trên đỉnh đầu xuống tới gót chân đau không thể tả. Mọi người đưa vào bệnh viện, tỉnh lại tôi thấy mình vẫn còn sống là mừng lắm” – ông Dũng kể lại trong buổi xét xử, nét mặt còn in hằn những kinh hoàng đã qua.
Trên tay ông chằng chịt những vết sẹo, có vết cắt đứt gân ngón tay, khiến ông không thể cầm nắm gì được. 8 vết chém nằm lại trên cơ thể và 46% sức khỏe của ông đã ra đi!
Nguyễn Văn Chiến trước vành móng ngựa.
Tại phiên tòa, Chiến nói rất ít, thậm chí không trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử. Nếu có trả lời, câu nói cũng nửa ngây nửa ngô, không rõ ý thế nào. Đại khái, y bảo, do cha vợ chửi mắng, không cho sống chung với vợ nữa thì chém cho bõ ghét. Không biết chém tổng cộng bao nhiêu nhát, nhưng y chỉ bình tâm và hết giận khi bị đá thốc vào bụng.
“Bị cáo có bồi thường theo yêu cầu của bị hại không?”. Hội đồng xét xử hỏi. Y trả lời khô khốc “Không, tại bây giờ bị cáo không có tiền”. Hỏi đi hỏi lại mấy lần, y vẫn không đồng ý bồi thường. Chỉ đến khi Hội đồng xét xử buộc y chấp nhận theo quy định của pháp luật, Chiến mới đồng ý!
Theo điểm d, n Khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự (Giết ông bà cha mẹ, người nuôi dưỡng, thầy cô giáo của mình; có tính chất côn đồ), Chiến đã mang trọng tội với pháp luật. Mà đau lòng hơn, y lại ra tay với chính người mình gọi bằng cha. Tôi không hiểu, cơn giận nào có thể áp chế lý trí y đến mức, y sẵn sàng lao vào ông Dũng như con thú hoang khát máu? Cho tới lúc kết thúc phiên tòa, y cứ gọi cha vợ mình là “ông Dũng”, “ổng”, cố tình tránh né đi quan hệ gia đình, nhưng lại một mực “vợ bị cáo”, “con bị cáo”. Sự phân định rạch ròi ấy sao mà nhẫn tâm, sao mà vô tình quá đỗi?
Theo gợi ý của Hội đồng xét xử về một lời nói với người bị hại, y quay xuống “Con xin lỗi cha”, tiếng nói rơi rụng theo hướng mắt nhìn xuống đất. Thật bất ngờ, ông Dũng chấp nhận lời xin lỗi ấy. “Tôi hài lòng vì nó đã biết ăn năn. Tôi chỉ mong nó trả cho tôi 35 triệu đồng tiền thuốc men tôi vay mượn của người ta, chứ không yêu cầu gì nữa. Nếu nó tu tâm sửa tính thì sẽ sớm được ra khỏi tù thôi”. Và Chiến đã bị Tòa án nhân dân tỉnh xử phạt 13 năm, mức án thấp nhất trong khung hình phạt.
Theo NLD
Tiền Giang: Ngỡ ngàng búi tóc dài 4m, nặng 2kg của cụ ông 85 tuổi
Để có búi tóc dài gần 4m, nặng 2kg, ông Tám phải để tóc trên 70 năm nay. Điều ngạc nhiên hơn nữa khi ông bước sang tuổi 85 nhưng vẫn còn sức để chẽ củi, cuốc đất, ... như một lão nông tri điền thực thụ.
Để có búi tóc dài như thến này ông Tám đã để tóc 70 năm nay
Tên thật của ông Tám là Nguyễn Văn Chiến (85 tuổi) ngụ ấp Dầu, xã Đông Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Hiện tại ông Tám đang sở hữu búi tóc dài gần 4m, nặng hơn 2kg. Theo ông Tám cho biết ông đã để mái tóc này trên 70 năm.
Khi tiếp xúc với ông Tám, ngoài sự ngạc nhiên của chúng tôi về mái tóc dài lê thê của ông thì sức khỏe của ông lão 85 tuổi làm chúng tôi thêm khâm phục. Hiện tại, mắt của ông vẫn còn sáng, ông đọc chữ, xỏ kim mà không cần mang kính. Ngoài ra, hàng ngày ông vẫn còn làm được những công việc nặng nhọc của một lão nông tri điền thực thụ như: chẽ củi, cuốc đất, làm vườn,...
Theo tìm hiểu của PV Báo ông Tám là một Phật tử tu tại gia. Cách đây hơn 40 năm, ông đã dựng am tu tại đất nhà, ông tu theo pháp môn khổ hạnh. Và suốt 40 năm nay ông Tám ăn chay trường, mỗi ngày ông chỉ ăn đúng một bữa cơm. Thức ăn chủ yếu là trái cây, rau củ, đậu, ... tất cả sản phẩm này do chính tay ông trồng trong vườn.
Khi chúng tôi hỏi vì sao ông có sức khỏe tốt như vậy, ông Tám vui vẻ cho biết, mỗi ngày ông luôn gõ mõ tụng kinh, niệm Phật tìm niềm vui từ cuộc sống thanh bần, an nhiên tự tại, tránh hám lợi.
Theo XaLuan