Đưa con gái về nhà mẹ chồng ở quê, đến bữa không thấy con đâu, lúc đi gọi về tôi tức mình lật tung bàn ăn
Sau khi tốt nghiệp, tôi đưa anh về ra mắt bố mẹ, bố mẹ tôi tuy quý anh nhưng chỉ chấp nhận là bạn bè, nhất định phản đối đám cưới.
Tôi sinh ra ở tỉnh lẻ nhưng điều kiện gia đình khá giả. Vì là con một nên bố mẹ chiều chuộng hết mức, từ tiểu học đến đại học, bố mẹ chưa bao giờ làm tôi cảm thấy mình bị thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần.
Khi lên thành phố học đại học tôi tình cờ quen chồng. Ấn tượng đầu tiên về anh rất sâu sắc. Mặc dù anh ăn mặc giản dị nhưng rất gọn gàng và khí chất. Tình cờ chúng tôi được xếp vào cùng nhóm để hoạt động đoàn thể tại trường. Trong cuộc tình này, tôi là người chủ động trước. Khi yêu, chồng cũng chia sẻ toàn bộ hoàn cảnh gia đình ở quê, khó khăn và còn có cả em trai đã lấy vợ sớm. Nhưng tôi không quan tâm điều đó, chỉ cần cưới nhau là đã đạt được mục đích rồi.
Sau khi tốt nghiệp, tôi đưa anh về ra mắt bố mẹ, bố mẹ tôi tuy quý anh nhưng chỉ chấp nhận là bạn bè, nhất định phản đối đám cưới. Phải nhờ sự giúp đỡ của mẹ khuyên bảo bố nên cuối cùng tôi mới được kết hôn. Bố mẹ thỏa thuận cho tôi một khoản mua nhà, số tiền còn lại chúng tôi phải tự vay mượn để trả.
Về phía mẹ chồng, bà cũng không ưng tôi. Ngay từ lần đầu gặp, bà đã bảo tôi tiểu thư, không hợp với đàn ông nông thôn. Và còn bóng gió trước chuyện lấy chồng ở quê khổ sở lắm. Nhưng chồng cứ tâm sự trấn an tinh thần rằng sẽ khiến tôi được hạnh phúc, viên mãn.
Video đang HOT
Những ngày đầu bên nhau, chúng tôi thực sự hạnh phúc. Nhưng tôi rất ít khi về quê chồng vì vừa xa, đường xá lại khó đi. Nhà chồng cũng không mấy khi đến nhà tôi chơi. Chỉ trong 5 năm đi làm, chúng tôi đã trả hết nợ, còn mua sắm được cả ô tô. Lúc này bố mới hài lòng vì sự lựa chọn của tôi.
Đợt vừa qua, con gái tôi chuẩn bị vào lớp một, trước khi đi học, tôi cho chồng đưa con về quê chơi ít hôm với ông bà nội. Hôm tôi về đón, mẹ chồng cũng chuẩn bị một bữa cơm thịnh soạn. Đến bữa cơm tôi không thấy con gái đâu, tôi chạy sang nhà em chồng gọi con về. Tôi kéo tay con lại gần bàn ăn, nó bảo: “Mẹ đừng kéo con đau lắm”. Tôi hỏi vì sao thì nó kể: “Em Bi (con của em chồng tôi) dành đồ chơi của con, lại còn đẩy con ngã đau hết cả người”.
Tôi lật áo con lên, thấy nó thâm tím người, xót con quá tôi nổi nóng lại gần thằng cháu giằng tay nó, chồng giật tôi lại. Trong lúc giằng co, tôi lật tung bàn ăn rồi quát: “Không ăn uống gì nữa, về nhà ngay”. Nói xong, tôi cầm tay con gái, lái xe trở về thành phố mặc kệ chồng và mọi người ở lại.
Trở lại thành phố, tôi nguôi ngoai và hối hận nữa. Nghĩ lại do thương xót con nhưng tôi bồng bột quá, chuyện trẻ con với nhau lại mất lòng người lớn. Chồng giận tôi không thèm nhắn tin hay gọi điện một câu. Tôi có nên về xin lỗi mẹ chồng hay cứ kệ cho mọi chuyện trôi qua? Hãy cho tôi lời khuyên?
Xin giấu tên
Nhìn chồng 30 tuổi vẫn ngồi rửa chân cho mẹ mà tôi phục bà sát đất
Hôm đó anh tưởng mất mẹ. Sờ bàn chân bà lạnh buốt dù trời ngày hè đang nắng chang chang mà lòng anh sợ hãi.
Ảnh minh họa
Bố chồng tôi ngày trước đi làm xa nhà, 2-3 tháng mới về thăm nhà được. Một mình mẹ chồng ở nhà vừa cày cấy vừa chăm sóc nuôi dưỡng 2 đứa con, một trai một gái.
Con trai - tức chồng tôi - tốt nghiệp đại học Bách Khoa, giờ mở công ty riêng chuyên về máy móc phụ kiện công nghiệp. Con gái - em chồng tôi - tốt nghiệp đại học Ngoại Thương, giờ là chuyên viên cao cấp trong một công ty nước ngoài, lương tháng tính bằng ngàn đô, bay đi khắp nơi trên thế giới và cuối năm nay sẽ kết hôn.
Nói sơ qua như thế để mọi người hiểu rằng cả 2 con của mẹ chồng tôi đều thành đạt, nhưng bố mẹ chồng tôi vẫn thích sống trong căn nhà 3 gian cũ ở quê, ăn mặc giản dị. Chúng tôi sống trên thành phố, cuối tuần nào cũng sẽ về quê thăm bố mẹ chồng, ở lại ăn 2 bữa cơm rồi mới đi, trừ những khi chồng đi công tác hoặc tôi bận việc không thể buông. Thói quen này duy trì đến nay đã 6 năm. Riêng lễ Tết thì bố mẹ chồng lại đồng ý cho vợ chồng tôi về quê vợ ăn Tết tới mùng 4 mới cần trở lại nhà chồng.
Và có một điều khiến tôi cực kỳ nể phục cách dạy con của mẹ chồng. Từ ngày về làm dâu, tôi đã chứng kiến hàng trăm lần rồi nhưng mỗi lần nhìn thấy vẫn cảm thấy trong lòng trào dâng một sự xúc động khó nói.
Đó là việc mỗi lần về quê, chồng tôi đều đun nước gừng rửa chân cho mẹ trước khi đi ngủ. Tối thứ 7 nào chồng cũng sẽ bưng chậu nước gừng ấm vào phòng, ngồi dưới nền nhà vừa massage chân vừa thủ thỉ trò chuyện với mẹ, thậm chí than thở chút về công việc áp lực ra sao, đối tác khó khăn thế nào. Cảm giác như anh nói ra được với mẹ thì sẽ nhẹ gánh hơn, dù mẹ chồng tôi chẳng hiểu gì về máy móc. Bà sẽ khuyên chồng tôi vài lời cũng chỉ loanh quanh là làm việc cẩn thận, phải xem người nào thật tin tưởng... Nhưng chồng tôi vẫn vâng dạ tiếp thu.
Từng có lần tôi hỏi chồng về việc đó, anh bảo chuyện này bắt đầu từ khi anh vào cấp 3. Lúc đó một mình mẹ làm lụng nuôi con rất vất vả, và có một lần bà bị ngất xỉu giữa đường, may được người làng đưa vào trạm xá kịp thời. Hôm đó anh tưởng mất mẹ. Sờ bàn chân bà lạnh buốt dù trời ngày hè đang nắng chang chang mà lòng anh sợ hãi. Thế nên từ hôm đó, cứ tối đến là anh đun nước gừng massage chân cho mẹ, để bà khỏe mạnh và ngủ ngon giấc. Năm anh học đại học thì bố mới được chuyển về gần nhà. Sau này sống trên thành phố, anh vẫn cố gắng duy trì hàng tuần về hỏi thăm bố mẹ.
Chồng tôi là một người con có trách nhiệm và đạo đức, đó là do anh được mẹ chồng dạy dỗ mới trở thành người con có hiếu, có ích, chính vì thế mà tôi luôn tôn trọng và muốn học hỏi những kinh nghiệm này của bà. Tình cảm của tôi và mẹ chồng chỉ ở mức trung bình, lấy cơ sở tôn trọng và quan tâm nhau để đối đãi. Tôi muốn rút ngắn bớt khoảng cách nhưng khó quá. Mong mọi người tư vấn cho tôi!
8 năm sau ngày vợ mất, tôi vẫn vẫn chưa tái hôn, mẹ vợ đề nghị một điều khiến tôi vô cùng bối rối Tôi năm nay 35 tuổi và đã kết hôn được 10 năm. 12 năm trước khi tôi gặp vợ, tôi là một chàng trai nghèo mồ côi, cuộc sống đầy những thấp thỏm lo lắng. Vợ tôi là người thành phố, sống cùng bố mẹ trong gia đình khá giả, thế nhưng cô ấy không chê mà vẫn yêu và cưới tôi không...